Đến với đất Trà Vinh bạn không chỉ được thưởng thức món bún nước lèo, bún suông ngon nức tiếng, những trái dừa sáp dẻo quạnh béo béo mà bạn còn dễ dàng tìm được vô số món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn tại “xứ sở dừa sáp này”.
Bạn đang đọc: 2 món ăn dân dã ngon nức tiếng ở đất Trà Vinh
Pọoc cà nhạy là món ngon phổ biến của người Khmer và cá rô đồng kho đọt me chua ngọt lại được người Kinh rất ưa chuộng. Đặc điểm chung của hai món ăn trên là mang hương vị rất thanh tao, dân dã và đậm bản sắc vùng đất Tây Nam Bộ mà khó tìm thấy được tại các đô thị sầm uất.
Pọoc cà nhạy
Món pọoc cà nhạy thường có nhiều ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Cầu Kè nằm phía tây tỉnh Trà Vinh. Do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nên Cầu Kè vẫn là huyện thuần nông nhất của tỉnh. Nơi đây còn tập trung khá nhiều đồng bào Khmer sinh sống. Đến Cầu Kè vào những ngày me nặng trĩu trái và gừng luôn sẵn củ non, bạn sẽ được người dân nơi đây thết đãi một món ăn dân dã nhưng vô cùng đặc sắc.
Đĩa poọc cà nhạy được trang trí bắt mắt kích thích vị giác người dùng.
Đây là một trong những món quen thuộc của người Khmer, nguyên liệu rất dễ tìm kiếm và cách chế biến cũng vô cùng đơn giản nhưng món ngon này không mấy phổ biến ở các vùng khác có đồng bào Khmer sinh sống ngoài huyện Cầu Kè. Điểm cộng của poọc cà nhạy là giúp hỗ trợ tiêu hóa và kích thích dịch vị. Giúp “đổi gió” khi thực khách đã quá chán với các món cá, thịt béo ngậy.
Để làm món này, me được chọn phải là những trái non, nhỏ cỡ ngón tay út, mập mạp và đầy thịt. Gừng cũng phải là củ non, hơi cay và không quá nồng. Riêng tép phải chọn kĩ những con còn tươi.
Sau đó, tép được làm sạch bằng cách cắt râu và bắc lên chảo nêm nếm thêm chút đường, muối cho đến khi con tép bóng mỡ, chuyển màu nâu sẫm là được. Me, gừng non và ớt sừng rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Những con tép đồng tươi ngon là nguyên liệu chính làm nên cái hồn của món ăn.
Kế đến, cho tất cả nguyên liệu vào cối giã đều cho chúng hòa trộn lại với nhau. Trong quá trình giã nên nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn. Để thêm bắt mắt trước khi bày ra đĩa người ta sẽ nén chặt hỗn hợp vào chén hoặc hộp nhựa sau đó mới trút ra.
Thoạt nhìn món poọc cà nhạy sẽ dễ khiến thực khách liên tưởng đến món sushi của xứ sở hoa anh đào bởi sự kết hợp hài hòa của các gam màu đa sắc, tất cả được gói gọn trong một khối trụ vuông vức đẹp mắt.
Qủa me chua là nguyên liệu không thể thiếu trong món ăn.
Poọc cà nhạy là sự kết hợp tinh tế giữa vị ngọt đường hòa cùng vị béo của tép và cái chan chát của me non, cũng như hơi cay nồng của gừng non và ớt. Món này có thể ăn kèm rau sống và nước mắm chua ngọt. Đây cũng là món nhắm khá là bén mùi khi nhậu.
Cá rô đồng kho đọt me
Khi mùa nước lũ tràn về, trên khắp các đồng ruộng miền Tây lại xuất hiện vô số giống cá đặc sản như cá linh, cá sặt, cá lóc và có cả cá rô. Cá rô thời điểm này được đ.ánh giá là ngon và béo do có nguồn thức ăn là các hạt lúa còn sót lại trên ruộng. Mỗi ngày, chỉ cần siêng năng kéo lưới là người dân có thể kéo cả kí cá rô về nhắm rượu.
Cá rô thường được chế biến thành nhiều món ăn dân dã như kho tộ, nấu canh chua bần hay chiên xù… nhưng lạ miệng nhất vẫn là món cá rô kho đọt me non. Dùng ăn với cơm trắng hay dùng nước chấm rau sống cũng đều rất hấp dẫn.
Tìm hiểu thêm: Cơm tấm Bà Ròm, 32 năm khiến bao thực khách Sài Gòn mê mẩn
Cá rô được chọn để kho thường là những con còn tươi rói và có trọng lượng từ 150 – 200 gram/con.
Cá sẽ được đ.ánh vảy, c.ắt đ.ầu, đuôi, vây, mổ bỏ ruột, rửa sạch, để ráo rồi ướp nước màu, bột ngọt, bột nêm, tiêu, hành, ớt, nước mắm… độ 30 phút cho thấm đều trước khi kho. Đọt me non được chọn là những lá xanh nõn, giòn và đem rửa sạch.
Nhiều người khi kho cá rô thường thay thế đọt me bằng trái me non cũng đều tạo được vị chua lôi cuốn.
Khâu cuối cùng là kho cá, hành tỏi cho vào chảo phi thơm rồi cho nước lạnh vào đến khi sôi thì tiếp tục cho thêm nước mắm cùng đường, bột ngọt, nước màu, nước sôi lần hai thì mới gắp từng con cá rô thả từ từ đến khi cá ngập đều trong nước. Để lửa riu riu đến khi nước cá dần dần sánh lại, cá ngấm nước mắm, thịt từ từ ngả vàng bốc mùi thơm phảng phất thì cho lá me non vào.
Để thịt cá mềm và nước cá thêm sánh thơm thì nguyên tắc chính yếu khi kho là luôn để lửa liu riu, đến khi thấy lá me ngả vàng, chín mềm, nồi cá sực mùi thơm chua thì lúc đó món cá cũng đã vừa ăn. Hành lá, ớt sừng và tiêu cay sẽ là những gia vị cho vào sau cùng nhằm làm cho món ăn thêm đậm đà và bắt mắt hơn.
Người miền Tây thường ăn cá rô kho đọt me này với cơm nóng và không quên kèm theo đĩa rau sống gồm các loại như bồn bồn tươi, bông s.úng, dưa leo, chuối chát, cải trời, húng quế … để chấm với nước cá.
Tách từng miếng cá dai, chắc thịt ngấm đều vị mặn của nước mắm, hơi cay của ớt sừng và cả vị chua thanh nhẹ nhẹ của lá me non kèm với chút xà lách và rau thơm chấm đều trong chén nước cá. Khi đưa lên miệng nhấn nhá nhai, tất cả những vị ngọt, chua, mặn hòa với nhau sẽ làm thực khách mê mệt món ngon này.
Nước cá mà chan vào cơm nóng hổi, dẻo thơm lại càng thơm ngon, thực khách sẽ ăn mãi mà chẳng có cảm giác no.
Thấm đượm hồn quê bún nước lèo Trà Vinh mộc mạc
Cô bạn tôi kể đi khám bệnh ở thành phố Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh), bác sĩ bảo bị đau dạ dày, cử các gia vị chua cay, nhất là mắm. Vậy nhưng, vừa ra khỏi nơi khám, nghe thoảng mùi bún nước lèo bán trên xe đẩy phất phơ trong gió, cô quên ngay lời dặn, kêu liền một tô ăn cho đã miệng.
Bún nước lèo, một trong những món ăn nổi tiếng ở Trà Vinh. Ảnh: Phù Sa Lộc
Về huyện Cầu Kè (Trà Vinh), tôi hay ăn bún nước lèo của cô Duyên, người Khmer, nhưng ngon nhất là của bà Hai Sải, người Tiều. Bún nước lèo bà Hai Sải chỉ có mấy miếng huyết heo và mấy miếng thịt cá lóc, rau ghém, bún và nước lèo. Chỉ có vậy mà một số bạn tôi ăn bún của bà đều khen ngon.
Tuy nhiên cô bạn người Cà Mau chê bún bà không sánh bằng bún nước lèo Cà Mau, quê cô. Bún gì “trơn lụi” với mấy miếng huyết heo, không có bánh cống và thịt heo quay kêu rôm rả trong răng khi thưởng thức.
Sở dĩ tôi ăn ngon vì nó là “món ngon tiềm thức t.uổi thơ”. Cũng có lý, nhưng cái tiềm thức hàng mấy chục năm đó đã phôi pha trong tôi từ rất lâu rồi, tại sao tôi ăn bún nước lèo ở nhiều nơi, đặc biệt tại “thánh địa bún nước lèo Sóc Trăng”, vẫn chẳng thấy ngon miệng như vậy? Bún gì mà ngọt ngay so với bún nước lèo quê tôi, đậm đà khẩu vị, dù nó đơn giản và thiếu bánh cống, thịt heo quay.
Vậy mà một lần, khi về Cầu Kè, tôi khoe về đây mục đích chính là dùng bún nước lèo ở quán cô Duyên hoặc bà Hai Sải, cô bạn người Khmer rặt cười bảo mấy quán đó mà ngon cái nỗi gì, muốn ăn thì điện cho biết trước một ngày, để cô chuẩn bị.
A, bún nước lèo thì có gì khó mà phải mất công sửa soạn cả một ngày trời, tôi không tin. Muốn ăn bún, chỉ việc xách giỏ ra chợ mua bún, mắm, rau ghém, ngải bún, sả, cá lóc… về nhà bắt tay nấu. Sả bằm nấu chung với ngải bún và mắm, nước sôi, lược bỏ xác. Cá lóc luộc, rỉa lấy thịt, sắp lên mặt tô bún đã để sẵn rau ghém, bún, chan nước lèo là xong.
Nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn tò mò muốn khám phá bí ẩn đó, nên xuống Cầu Kè vào một buổi sáng, ghé nhà cô Duyên bảo sẽ ở lại một đêm để sáng hôm sau ăn món bún cô khoe. Cô Duyên tất tả đi chợ, mua mắm sặt và mắm prohok về.
Chiều hôm đó cô cho hai thứ mắm này vào cái trã đất cùng lượng nước cần thiết, bắc lên bếp củi nấu. Nước sôi, cô bớt lửa cho nước từ đáy trã thổi những đợt bọt lăn tăn lên mặt. Với cái rây, cô kiên trì hớt bọt, cho tới sẩm tối, khi nước trong nồi không còn chút bọt nào thì cào lửa than, đậy kín nắp trã, hãm.
>>>>>Xem thêm: Sườn hấp khoai tây món ngon dễ làm
Bún nước lèo có những nét đặc trưng riêng mà thực khách thưởng thức qua rồi khó thể nào quên. Ảnh: Phù Sa Lộc
Sáng hôm sau, cô mua cá lóc đồng, làm sạch, luộc rồi cho vào cối đã để sẵn ngải bún và sả rửa sạch, đ.âm nhuyễn, vắt lấy nước cho vào nồi nước lèo. Nồi nước sôi, lược bỏ xác cá, để lửa liu riu, luôn tay hớt bọt, cho đến khi mặt nước trong veo thì thả mấy miếng huyết heo vào.
Cô cho tiếp rau ghém (bắp chuối xắt, hẹ cắt ngắn cỡ hai đốt ngón tay, giá sống, rau răm) vào tô, bắt con bún làm theo kiểu Khmer đẹp mắt, xé ra, trải đều lên, chan nước lèo với mấy miếng huyết, dọn ra bàn.
Cô mời tôi cầm đũa. Tôi chan dấm ớt, nhón miếng muối ớt cho vào tô bún, trộn đều, gắp ăn. Quả thiệt, ngon, thiệt là ngon! Dùng thêm một nửa trái ớt hiểm xanh, cay xè, lùa miếng bún, nhai, trên đời không còn gì thú vị hơn. Cô bạn thích thú cười, giải thích, “điệu nghệ” của món bún nước lèo này là công phu nấu.
Nhờ kiên trì hớt bọt nhiều giờ và hãm nhiều giờ đồng hồ nên bao nhiêu mùi hăng và mỡ màng của mắm và thịt cá bị triệt tiêu, chỉ còn lại tinh túy của các nguyên liệu chính trong cái mùi thơm, ngọt thanh thoát lạ thường. Càng thưởng thức, tôi như càng lạc vào mê hồn trận của một “tinh hoa” ẩm thực của đồng bào dân tộc Khmer anh em quê tôi, quên hết những tô bún của những hàng quán Trà Vinh mà tôi thường hết lời ca ngợi. Cái hương vị quê hương xưa kia như được tăng thêm gấp nhiều lần, khiến mỗi khi nghe ai nhắc tới bún nước lèo là miệng lưỡi tôi như “líu” lại!