Món dưa giá có hương vị chua chua ngọt ngọt rất phù hợp để ăn cùng những món như thịt mỡ, thịt kho tàu, bánh chưng hay bánh tét.
Dưa giá muối đu đủ
Nguyên liệu:
Đu đủ xanh: 1 quả khoảng 500 – 600g
Tỏi: 1 củ nên chọn tỏi ta tuy củ nhỏ, nhiều tép nên khá khó bóc nhưng bù lại nó có hương thơm đậm.
Ớt tươi: 10g bạn nào thích vị cay nồng thì nên chọn mua ớt chỉ thiên
Cà rốt: 100g
Gia vị gồm có đường, muối, giấm
Dưa giá muối đu đủ
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Có nhiều người bị dị ứng với những chất giúp nhuận tràng có chứa trong đu đủ xanh. Vậy nên để tránh việc người nhà bị dị ứng, bạn cần phải sơ chế đu đủ một cách thật cẩn thận và kỹ lưỡng nhé. Cách muối đủ đủ đúng là phải đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các tác nhân có thể gây ra ngộ độc hoặc dị ứng cho người ăn.
Các bạn dùng dao khứa nhiều vết trên vỏ đu đủ xanh, sao cho đu đủ ra hết nhựa trắng. Sau đó rửa sạch và đem ngâm đu đủ với nước khoảng 15 phút. Vớt ra, để ráo rồi mới gọt bỏ vỏ.
Đu đủ xanh dùng dụng cụ nạo sạch vỏ, chẻ dọc theo thân trái đu đủ thành những miếng nhỏ đều nhau. Móc bỏ ruột và hạt, đem rửa thật sạch sau đó thái lát.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Dùng dao chia củ cà rốt thành 5 phần bằng nhau. Mỗi phần, bạn dùng đầu nhọn của dao rạch một chữ V hẹp và sâu theo chiều dọc củ cà rốt. Tiếp đó, chúng ta thái cà rốt thành những lát mỏng vừa ăn. Vậy là bạn đã có những bông hoa cà rốt nhỏ xinh rồi.
Bước 2:
Lấy một chậu nước lạnh nhỏ, cho vào 2 thìa giấm. Đem đu đủ đã thái cho vào chậu nước lạnh ngâm tiếp 10 phút cho ra hết nhựa (điều này giúp cho miếng đu đủ muối không bị đắng). Dùng tay bóp nhẹ những lát đu đủ khoảng 5 phút nữa là được. Vớt đu đủ ra rổ rửa lại với nước sạch rồi để cho ráo nước.
Bước 3:
Cho đu đủ và cà rốt vào một cái tô lớn. Thêm một chút đường, muối và giấm. Dùng gang tay nilon bóp nhẹ cho đu đủ và cà rốt ngấm gia vị và giòn đều.
Bước 4:
Tỏi bóc vỏ, đ.ập dập.
Ớt rửa sạch, bỏ hết hạt và thái lát ra.
Tiến hành hòa hỗn hợp gồm 100 ml giấm, 400 ml nước, 50g đường, 100g muối. Nếm thử thấy chua chua ngọt ngọt thì cho thêm tỏi và ớt vào khuấy đều.
Bước 5:
Xếp đu đủ và cà rốt vào hũ thủ tinh. Sau đó đổ hỗn hợp nước đã pha ở bước 4 vào sao cho ngập hết đu đủ và cà rốt. Đậy kín lắp hũ thủy tinh lại cho vào tủ lạnh, để khoảng 12 tiếng đồng hồ là bạn có thể lấy ra thưởng thức dần.
Dưa giá chua ngọt
Nguyên liệu:
Giá đỗ sạch: 500 gr
Cà rốt: 1 củ vừa
Hành tím: 2-3 củ
Hẹ: 1 bó
Ớt: 4 – 5 quả (có thể bỏ qua)
Đường, muối, giấm, nước lọc
Lọ thủy tinh sạch (tráng qua nước sôi, để khô)
Dưa giá chua ngọt
Cách làm:
Cho ba thìa canh đường, hai thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ giấm hòa tan với bốn thìa canh nước lọc (nếm thấy chua chua ngọt ngọt vừa miệng là ok). Đem hỗn hợp nước muối này vào nồi rồi đun sôi, để sôi khoảng 1-2 phút thì tắt bếp, đợi nguội.
Giá đỗ nhặt bỏ rễ và vỏ đỗ còn sót lại, rửa sạch, để ráo.
Cà rốt sau khi rửa thì gọt bỏ vỏ, thái hoặc nạo sợi.
Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc khoảng 3 cm, để ráo.
Hành củ bóc vỏ, thái lát mỏng.
Cho hết giá đỗ, cà rốt, lá hẹ, hành tím vào âu hoặc rổ sạch, trộn đều nhẹ nhàng.
Ớt rửa sạch, thát lát. Đợi nước muối nguội thì cho ớt vào cùng.
Trút hỗn hợp giá đỗ vừa trộn vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn, rót nước muối đường giấm vào ngập giá. Lấy đồ gài lên trên cho giá không nổi khỏi mặt nước.
Khoảng 1 ngày bạn có thể đem dưa giá ra, vắt bớt nước rồi cho ra đĩa ăn cùng với cơm và các món ăn khác. Bạn cũng có thể pha một bát nước mắm để chấm dưa giá, ăn rất ngon.
Dưa giá củ kiệu
Nguyên liệu:
Giá đỗ: 500gr
Kiệu tươi: 300gr
Cà rốt: 1 củ
Củ cải: củ
Hành lá, hẹ: bó
Gừng: củ
Gia vị đi kèm: Muối, đường
Dưa giá củ kiệu
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Giá đỗ nhặt rễ, rửa sạch, để ráo
– Hành, hẹ rửa sạch, cắt khúc vừa ăn
– Cà rốt, củ cải, gừng rửa sạch, thái sợi
– Củ kiệu lột bỏ lớp màng úa, cắt rễ, chỉ giữ lại phần trắng. Sau khi rửa sạch với nước, chúng ta bào mỏng kiệu để khi muối kiệu thấm hơn
Bước 2: Tiến hành muối
– Làm nước muối kiệu: Đổ 2 lít nước đun sôi để nguội vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị, pha vào đó 1 muỗng cơm muối hột, 1 muỗng cafe lớn đường, nêm vừa ăn và khuấy đều.
– Trộn đều các nguyên liệu trong một tô lớn và để vào hũ thủy tinh chứa nước muối đã pha sao. Có thể lấy một cái chén nhỏ chèn phần nguyên liệu xuống sao cho nước lấp kín phần rau củ.
– Đậy kín nắp và để nơi khô thoáng, sau 2 đêm có thể dùng được.
Chúc bạn thành công!
Dưa giá miền Nam chua chua, giòn giòn chống ngán ngày Tết
Dưa giá là một món rất phổ biến với người dân miền Nam, đặc biệt trong những dịp Tết. Bên cạnh nồi thịt kho trứng luôn có thêm đĩa dưa giá đi kèm.
Dưa giá không chỉ hấp dẫn bởi vị chua chua, ngọt thanh, mặn mặn mà màu sắc của món ăn này còn rất bắt mắt, cách làm thì lại rất đơn giản nhé!
Nguyên liệu:
– Giá đỗ: 400-500g
– Lá hẹ: 100g
– Cà rốt: 1 củ
– Hành tím: 1-2 củ hành khô.
– 2 trái ớt
– Muối, đường, nước đun sôi để nguội.
Cách làm dưa giá:
Bước 1: Sơ chế
– Giá đỗ nhặt bỏ các cọng giá giập nát và vỏ đỗ còn sót lại. Sau đó rửa sạch, để ráo nước.
– Lá hẹ nhặt bỏ những lá giập, úa, rửa sạch, cắt khúc cỡ 3-4cm.
– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó thái sợi. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, xắt lát. Ớt bỏ cuống, rửa sạch, xắt lát.
Bước 2: Làm nước muối ngâm
– Chuẩn bị 1 bình thuỷ tinh hay bình/tô gốm sứ để muối dưa giá, không nên sử dụng bình nhựa. Sau đó rửa thật sạch bình, úp ngược xuống cho bình khô hoặc dùng khăn lau thật khô bình.
– Cho 1,8-2 lít nước vào bình, thêm 1,5 thìa muối hạt, 1 thìa đường rồi khuấy tan sau đó nêm sao cho có vị mặn hơn khi nấu canh là được, không nên nêm mặn quá. Tiếp đến thả phần hành tím, ớt xắt ở trên vào bình nước muối.
Bước 3: Muối dưa giá
– Trộn đều các nguyên liệu giá đỗ, lá hẹ và cà rốt.
Sau đó thả vào bình đã có sẵn nước muối dưa, ấn nhẹ tay cho nước ngập mặt các nguyên liệu. Nếu chưa ngập bạn phải pha thêm chút nước muối như trên để thêm vào bình muối sao cho nước muối phải ngập mặt dưa giá.
Đậy kín bình, để nơi thoáng mát 1 ngày là sử dụng được. Thành phẩm là món dưa giá đỗ với màu sắc bắt mắt, vị chua ngọt, giòn giòn, thanh thanh ăn kèm với thịt kho.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm dưa giá!