Cháo cá lóc là món ăn rất ngon, ta có thể chế biến món cháo cá lóc bằng nhiều cách khác nhau. Cùng vào bếp lấy công thức 3 cách chế biến cháo cá lóc:
Cháo cá lóc nấu bằng nồi cơm điện, cháo cá lóc nấu ám đặc sản miền Bắc và cháo cá lóc rau đắng chuẩn vị miền Tây.
1Cách nấu cháo cá lóc nấu bằng nồi cơm điện
Thời gian dự tính để nấu cháo cá lóc bằng nồi cơm điện:
– Thời gian chuẩn bị: 15 phút.
– Thời gian nấu cháo: 1 giờ.
Bạn chuẩn bị nguyên liệu dưới cho khoảng 3 người ăn. Cháo cá lóc nấu bằng nồi cơm điện nhanh và tiện lợi, thích hợp dùng làm bữa ăn cho cả gia đình.
Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo cá lóc bằng nồi cơm điện cần chuẩn bị gồm:
Cá lóc: 800 gr.
Gạo tẻ: 1/2 chén.
Nấm rơm: 200 gr.
Rau đắng: 200 gr.
Giá đỗ: 200 gr.
Nước mắm: 2 muỗng canh.
Muối: 1/2 muỗng cà phê.
Tiêu: 1/2 muỗng cà phê.
Hành tím băm: 2 muỗng cà phê.
Dầu ăn: 2 muỗng canh. Hạt nêm: 1 muỗng cà phê
. Dụng cụ: Nồi cơm điện, chảo, tô, chén, muỗng,…
Các bước thực hiện nấu cháo cá lóc bằng nồi cơm điện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
– Cá lóc làm sạch, rửa sạch, khi làm cá bạn cẩn thận không làm vỡ mật, cá sẽ bị đắng nhé.
– Nấm gọt sạch chân, rửa sạch với nước muối pha loãng rồi cắt nhỏ.
– Rau đắng và giá đỗ rửa sạch.
Bước 2: Luộc cá:
– Cá đem luộc chín rồi gỡ bỏ xương, ướp thịt cá với 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê hành tím băm và 1/2 muỗng cà phê tiêu trong khoảng 10 phút.
– Nước luộc cá giữ lại để nấu cháo.
Bước 3: Nấu cháo:
– Cho nửa chén gạo vào nồi cơm điện, đổ nước cao hơn một đốt tay.
– Bật nút nấu sôi thì mở nắp cho nước luộc cá vào, tiếp tục nấu và thêm nước cho đến khi cháo nhừ thì ngắt điện.
– Phi thơm 1 muỗng cà phê hành tím băm với 2 muỗng canh dầu ăn rồi cho nấm rơm vào xào qua khoảng 2 phút.
– Cho cá và nấm vào nồi cháo, nấu sôi lại là có thể thưởng thức. Khi ăn kèm với rau đắng và giá đỗ, thêm chút tiêu cho thơm nhé.
2Cháo cá lóc rau đắng chuẩn vị miền Tây
Thời gian dự tính để nấu cháo cá lóc rau đắng:
– Thời gian chuẩn bị: 15 phút.
– Thời gian nấu cháo: 1 giờ.
Công thức nấu cháo cá lóc rau đắng miền Tây khá giống với cách nấu cháo cá lóc bằng nồi cơm điện nhưng cách thực hiện phức tạp hơn một chút. Bạn chuẩn bị nguyên liệu dưới cho khoảng 3 người ăn.
Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo cá lóc rau đắng miền Tây cần chuẩn bị gồm:
Cá lóc: 1 con khoảng 1 kg.
Nấm rơm: 200 gr.
Cà rốt: 1 củ khoảng 100 gr.
Hành tím: 60 gr.
Gạo tẻ: 1/2 chén.
Giá đỗ: 100 gr.
Rau đắng: 100 gr.
Nếu bạn thích ăn nhiều thì thêm rau đắng nhé.Một ít hành lá, ngò rí.
Gia vị cơ bản: Muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu xay, bột ngọt,…
Dụng cụ: Bếp, nồi, chảo,…
Các bước thực hiện nấu cháo cá lóc rau đắng miền Tây:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
– Gạo tẻ vo sạch cho vào chảo rang vàng cho có mùi thơm. Cho gạo và 2 lít nước vào nồi nấu cháo. Trong thời gian nấu cháo bạn sơ chế các nguyên liệu khác nhé.
– Cá làm sạch rồi rửa với muối và chanh cho sạch nhớt. Tiếp theo bạn tiến hành phi lê cá thành từng miếng mỏng, ướp cá với 1 thìa cà phê hạt nêm, một chút bột ngọt, tiêu xay. Ướp cá trong vòng 15 phút.
– Nấm rơm rửa sạch thái mỏng.
– Hành tím cắt mỏng, cà rốt bào sợi cắt nhuyễn.
– Hành lá lấy phần lá cắt nhuyễn, đầu hành để riêng.
– Ngò rí cắt nhuyễn.
Bước 2: Nấu cháo:
– Hành tím cho vào chảo với 1 muỗng canh dầu ăn phi vàng thơm.
– Cùng chảo đó bạn vớt hành phi ra chén rồi cho nấm rơm vào xào 3 phút.
– Sau đó trút nấm rơm vào nồi cháo đang nấu, thêm cà rốt vào khuấy đều.
– Tiếp tục cho phần đầu và xương cá lóc vào đun sôi lại thì nêm vào 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường đun sôi thêm vài phút cho gia vị tan ra, sau đó bạn nêm nếm lại theo khẩu vị cho vừa ăn.
– Tiếp tục hầm cháo cho sánh dẻo. Trong thời gian nấu cháo bạn nhớ khuấy đều để cháo không bị khê đáy.
Khi cháo được bạn múc cháo ra chén thêm vào hành phi, hành lá, ngò rí, tiêu xay. Ăn cháo kèm với rau đắng và giá đỗ. Bạn ăn cháo như ăn lẩu nhé, tức là cháo để trên bếp nhúng giá và rau đắng vào cho tái. Cháo cá lóc bắt buộc phải ăn nóng mới ngon.
3Cháo cá lóc nấu ám đặc sản miền Bắc
Thời gian dự tính để nấu cháo cá lóc nấu miền Bắc:
– Thời gian chuẩn bị: 15 phút.
– Thời gian nấu cháo: 1 giờ.
Bạn chuẩn bị nguyên liệu dưới cho khoảng 4 người ăn. Cháo cá lóc nấu ám là đặc sản của người miền bắc. Với cách nấu đặc biệt tạo nên món cháo với hương vị khó quên. Các bạn cùng thực hiện để bổ sung vào thực đơn cho cả gia đình nhé.
Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo cá lóc miền Bắc cần chuẩn bị gồm:
Cá lóc: 2 con mỗi con khoảng 1 kg.
Thịt nạc vai: 200 gr.
Tôm khô: 30 gr.
Bún khô: 30 gr.
Nấm mèo: 100 gr.
Trứng vịt: 2 quả.
Gạo: 350 gr.
Hành tím băm: 2 muỗng cà phê.
Hành lá: 200 gr.
Muối: 1 muỗng canh.
Tiêu: 1 muỗng cà phê.
Ngò rí: 100 gr.
Bột ngọt: 1 muỗng cà phê.
Đường trắng: 1 muỗng cà phê.
Nước mắm: 1 muỗng canh
Nước: 2 lít.
Dụng cụ:
Bếp, nồi, chảo, tô, chén, muỗng,…
Các bước thực hiện nấu cháo cá lóc miền Bắc:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
– Cá làm sạch, d.ùng d.ao c.ắt dọc theo lưng từ đầu tới đuôi lọc lấy xương. Thịt nạc vai băm nhỏ, tôm khô rửa sạch.
– Bún khô, nấm mèo ngâm nước, cắt nhỏ. Gạo vo sạch. Gừng cắt sợi, hành lá, rau mùi cắt nhỏ.
Bước 2: Nấu cháo:
– Gạo rang vàng thơm rồi cho vào nồi nấu với 2 lít nước và gừng cắt sợi.
– Trong thời gian nấu cháo tiến hành ướp nguyên liệu bó cá.
Bước 3: Bó cá:
– Cho thịt băm, bún, nấm mèo, trứng vịt vào tô. Thêm bột ngọt, đường, nước mắm, tiêu, hành tím băm trộn đều để qua một bên. Ướp trong vòng 15 phút sau đó tiến hành bó cá.
– Bó cá: Trước tiên chuẩn bị chỉ, sau đó để cá lên cái mâm rộng rồi lấy phần nhân mà chúng ta vừa ướp ở trên cho vào phần bụng cá. Phần còn lại dùng chỉ quấn vòng quanh để cố định cá và giữ phần nhân bên trong không bị rớt ra ngoài.
Bước 4:
– Đợi cháo sôi, cho tôm khô, cá lóc vừa bó vào nấu nhỏ lửa.
– Khi cháo chín, vớt cá ra, tiếp theo cho hành lá, rau mùi vào. Nêm muối, bột ngọt đến khi vừa miệng, múc ra tô, ăn kèm với hành phi, tiêu xay, nếu muốn đậm đà hơn bạn có thể thêm chút nước mắm.
Lưu ý khi nấu cháo cá:
– Cá lóc chọn con càng lớn thì nấu cháo càng ngon. Cá nhỏ nhiều xương dăm và thịt không được thơm dai như cá lớn.
– Bạn nên rửa cá nhiều lần với chanh hoặc giấm để cá sạch nhớt loại bỏ mùi tanh.
Đặc sản Sóc Trăng – Top 12 món ngon lạ miệng nhất miền Tây
Đặc sản Sóc Trăng được rất nhiều khách du lịch yêu thích bởi vì hương vị thơm ngon, mới lạ. Mỗi món ăn đều được chế biến cầu kỳ với các loại gia vị đặc trưng của miền Tây như: nước cốt dừa, nước mắm, ớt, tiêu, đường…
Du lịch Sóc Trăng nếu không thưởng thức các món đặc sản sau đây thì quả là một thiếu sót lớn. Hãy cùng khám phá xem top 12 món đặc sản Sóc Trăng bao gồm những gì nhé!
1. Vài nét về ẩm thực Sóc Trăng
Đặc sản Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú. Người miền Tây rất thích ăn ngọt, vậy nên món ăn nào cũng nêm nếm một lượng đường vừa phải. Bên cạnh đó, có những món vừa ngọt vừa cay rất ngon và hấp dẫn như: cá lóc kho tộ, cá bống sao… đều nằm trong Top 12 đặc sản Sóc Trăng được yêu thích nhất.
Đặc sản Sóc Trăng với nhiều món ăn hấp dẫn
Với những du khách chưa quen ăn ngọt hoặc ăn cay, thì ẩm thực ở đây có lẽ không hợp khẩu vị. Tuy nhiên, chỉ cần thưởng thức thêm 2-3 món, dần dần gia vị cũng thấm, cũng quen và thấy ghiền. Lúc ấy cảm thấy yêu mến ẩm thực Sóc Trăng lúc nào không hay!
2. Thưởng thức hương vị đặc sản Sóc Trăng
2.1. Đặc sản Sóc Trăng – Cá bống sao kho tộ
Nhắc đến Sóc Trăng, ai ai cũng nghĩ đến món cá bống sao kho tộ đầu tiên. Đây chính là đặc sản Sóc Trăng thơm ngon khó cưỡng. Cá bống sao nhỏ vừa bằng đốt ngón tay, nhìn bề ngoài khá giống với cá kèo nhưng lại ngon và nhiều thịt hơn.
Hình dáng cá bóng sao khá nhỏ bé
Loại cá này thường thấy nhiều ở miền Tây, nhất là ở Sóc Trăng. Cá bống sao có thể chế biến thành các món khác nhau, nhưng ngon nhất thì vẫn là kho tộ (hoặc kho tiêu).
Cá bống sao kho tộ – Đặc sản Sóc Trăng được yêu thích nhất hiện nay
Cá khi sơ chế xong sẽ được người dân tẩm ướp gia vị. Sau đó cho vào tộ và bắt đầu kho lên, để lửa liu riu, cho thêm gia vị, tiêu, hành…
Hương vị mằn mặn ngòn ngọt của món cá bống kho tộ chắc chắn sẽ để lại cho du khách những ấn tượng khó quên. Nếu có dịp du lịch miền tây đến Sóc Trăng nhất định phải thử món này nhé!
2.2 Cháo cá lóc rau đắng
Miền Tây là xứ sông nước hữu tình, vì thế đây có rất nhiều loại cá. Các món ăn từ cá cũng được người dân rất yêu thích và chế biến thành nhiều món khác nhau.
Cháo cá lóc rau đắng – Món ăn gây thương nhớ
Đặc sản Sóc Trăng không thể không nhắc đến món cháo cá lóc rau đắng. Cá lóc sau khi sơ chế sẽ được nấu cùng với nồi cháo thơm phức. Tất cả tạo nên nồi nước dùng ngon ngọt. Chỉ cần nếm thêm chút gia vị nữa là món ăn sẽ trở nên thơm ngon, đậm đà.
Ăn một lần là nhớ mãi
Và tất nhiên, không thể nào thiếu dĩa rau đắng cùng với giá đỗ tươi rói. Rau đắng ở miền Tây có vị đắng nhẫn nhẫn, ăn nhiều sẽ gây “nghiện”. Dùng để ăn kèm với nồi cháo cá lóc rất dậy mùi.
2.3. Bún nước lèo – Đặc sản Sóc Trăng
Bún nước lèo là món ăn khá quen thuộc ở Việt Nam. Tuy nhiên khi đến với miền Tây, thì đây chính là món đặc sản Sóc Trăng có hương vị rất khác biệt.
Bún nước lèo – Đặc sản Sóc Trăng thơm ngon khó cưỡng
Bún nước lèo có nguyên liệu chính là mắm và xương hầm trong nồi nước sôi. Sau đó lọc bỏ xương và ninh trong khoảng 2-3 tiếng để lấy nước lèo. Sau khi có được nước dùng ngon ngọt, người đầu bếp sẽ cho vào nồi thêm các nguyên liệu như: tôm, thịt heo, cá lóc…
Một tô bún nước lèo đầy đủ sẽ có hương vị thơm ngon, khó cưỡng. Nước lèo ăn kèm với bún và rau, chén nước mắm chấm thơm lừng là gia vị không thể nào thiếu.
2.4. Hủ tiếu cà ri
Miền Tây nổi tiếng với món bún nước hủ tiếu cà ri đậm đà hương vị. Đây cũng chính là món đặc sản Sóc Trăng được nhiều thực khách khen ngợi. Cà ri khi kết hợp với hủ tiếu sẽ mang đến cho du khách một cảm giác mới lạ, ngòn ngọt nơi đầu lưỡi.
Hủ tiếu có cọng nhỏ, mềm và thanh mảnh. Một tô đầy đủ bao gồm các nguyên liệu: hủ tiếu, nước lèo cà ri, thịt vịt (hoặc thịt heo quay), các loại gia vị gồm hành, tiêu, sa tế…
Hủ tiếu cà ri – Món ăn được chế biến theo phong cách người Khmer rất độc đáo
Nước dùng cà ri có màu vàng đậm đặc sắc. Khi đến quán, du khách sẽ được hít hà mùi thơm thoang thoảng, béo ngậy của cà ri.
Nước dùng màu vàng đậm gây kích thích vị giác cho thực khách
Giá một tô bún cà ri dao động từ 30.000đ – 40.000đ2.5. Bún gỏi dà – Đặc sản Sóc Trăng không thể bỏ qua
Với những ai lần đầu tiên du lịch Sóc Trăng thì chắc chắn sẽ cảm thấy rất lạ lẫm bởi cái tên này. Đặc sản Sóc Trăng bún gỏi dà là sự kết hợp độc đáo giữa món gỏi cuốn truyền thống và bún nước lèo.
Bún gỏi gà – Sự kết hợp giữa bún nước lèo và gỏi cuốn miền Tây
Thành phần của bún gỏi dà giống hệt với món gỏi cuốn thông thường. Tuy nhiên, thay vì cuốn gỏi bằng bánh tráng, người đầu bếp sẽ chỉ lấy nhân gỏi và rưới thêm vào đó một bát nước lèo béo ngậy.
Một tô bún gỏi dà đầy ắp có giá chỉ từ 25.000đ
Đây được ví dụ phiên bản bún gỏi cuốn nước lèo vậy. Ăn vào chắc chắn không bao giờ quên hương vị quen thuộc này. Nếu có dịp du lịch Sóc Trăng, du khách hãy thử một lần thưởng thức món bún gỏi dà này nhé!
Giá một tô bún dao động từ 25.000đ – 35.000đ2.6. Bánh cóng
Bắt nguồn từ văn hoá cũng như ẩm thực Khmer, bánh cóng Sóc Trăng có mùi vị rất đặc biệt và hương thơm vô cùng đặc sắc.
Lần đầu tiên thấy dĩa bánh cóng, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy hình thù loại bánh này khá giống với bánh bông lan. Tuy nhiên, hương vị và cách chế biến khác nhau hoàn toàn.
Bánh cóng – Đặc sản Sóc Trăng nhất định phải thử
Bánh cóng có nguyên liệu bao gồm tôm, đậu xanh nấu chín, thịt heo xay mịn. Tất cả được chiên lên với chảo nóng đầy dầu. Sau khi chín, bánh cóng có màu vàng óng. Đây cũng được biết đến là một trong những món ngon Cần Thơ .
Bên trong nhân bánh cóng Sóc Trăng
Một dĩa bánh cóng đầy đủ bao gồm: 3 chiếc bánh cóng thơm lừng, một chén nước mắm chấm truyền thống, một dĩa rau xanh với các loại rau như: diếp cá, cải xanh, tía tô… Bánh cóng khi ăn vào có vị ngọt của đậu xanh, vị mằn mặn của tôm và thịt heo, vị chua chua từ nước mắm chấm. Một dĩa dao động từ 15.000đ – 30.000đ.
3. Đặc sản Sóc Trăng mua về làm quà
3.1. Bánh in
Bánh in còn được gọi bằng cái tên thân thuộc là bánh trăng. Cái tên bánh in có lẽ đã hằn sâu vào t.uổi thơ của mỗi người. Những ngày nắng nóng trưa hè, mẹ mua cho một chiếc bánh in, ăn vào cảm thấy sao quá đỗi nhớ thương, hoài niệm.
Bánh in mặc dù đã tồn tại lâu đời nhưng vẫn được người dân Sóc Trăng yêu thích
Bánh in là món bánh văn hoá truyền thống lâu đời của người miền Tây. Đây cũng chính là món đặc sản Sóc Trăng được du khách yêu thích nhất.
Thưởng thức bánh in làm thực khách gợi nhớ đến t.uổi thơ, đến những kỉ niệm xưa cũ
Bánh có nguyên liệu chính là gạo nếp. Người đầu bếp sau khi đã nắn bột, sẽ cho thêm nước cốt dừa và đường cốt, rồi khuấy cho đều. Bánh in có rất nhiều vị nhân như: nhân đậu xanh, nhân lá dứa, hoặc nhân sầu riêng rất thơm ngon, đậm đà hương vị.
Một hộp bánh 12 cái có giá từ 60.000đ.
3.2. Bánh pía – Đặc sản Sóc Trăng nhất định phải thưởng thức
Đến miền Tây nhất định phải thưởng thức bánh pía. Bánh pía tại miền sông nước hữu tình này có vị rất lạ. Cách chế biến cũng không giống như những nơi khác.
Bánh pía đặc sản Sóc Trăng không giống với những nơi khác
Bánh pía miền Tây có rất nhiều nhân khác nhau. Du khách thích vị ngọt có thể chọn nhân sầu riêng, nhân đậu xanh hấp chín. Với những du khách yêu thích vị thanh thanh nhè nhè, có thể chọn nhân đậu xanh hoặc nhân trứng muối.
Hương vị thanh thanh, bùi bùi, ăn vào nhớ mãi không quên!
Theo kinh nghiệm du lịch miền Tây thì bánh pía nhân trứng muối là ngon và dễ ăn nhất. Một hộp bánh pía 4 trái có giá chỉ từ 50.000đ. Du lịch miền Tây, du khách nhớ ghé qua gian hàng bánh pía và ủng hộ đặc sản Sóc Trăng thơm ngon khó cưỡng này nhé!
3.3. Khô trâu Thạnh Trị
Thịt trâu tuy dai và khó ăn nhưng khô trâu thì lại khác hoàn toàn. Khô trâu Thạnh Trị được người dân chế biến rất kĩ lưỡng và hợp vệ sinh.
Thịt trâu sau khi sơ chế ướp cùng với gia vị và mang ra phơi nắng. Đây là món đặc sản Sóc Trăng được nhiều du khách mua về làm quà tặng người thân nhiều nhất hiện nay.
Đặc sản Sóc Trăng không thể không nhắc đến món khô trâu Thạnh Trị
Khô trâu khi ăn vào có vị cay cay của sate, vị ngọt và mềm của thịt. Cắn vào sẽ mang đến cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi, thơm ngon khó cưỡng. Đặc biệt, khô trâu còn có công dụng là bồi bổ sức khoẻ, chữa được nhiều loại bệnh như: nhức mỏi, tê thấp…
Khô trâu có thịt ngọt và mềm. Giá chỉ 300.000đ/500gr
500 gram khô trâu Thạnh Trị có giá từ 300.000đ. Nguyên chất 100% và không có chát bảo quản. Để làm được 1kg trâu khô, người dân phải cần đến 3kg thịt trâu tươi. Vì thế khô trâu Thạnh Trị có giá hơi đắt đỏ.
3.4. Lạp xưởng Vũng Thơm
Chưa đi chưa biết miền Tây,
Đi rồi mới thấy nhớ hoài Vũng Thơm
Lạp xưởng Vũng Thơm là món đặc sản Sóc Trăng từ lâu đã được người dân địa phương cũng như du khách rất ưa thích.
Nhắc đến Vũng Thơm, ai ai cũng nghĩ đến món lạp xưởng truyền thống lâu đời. Không những thế, Vũng Thơm còn là cái nôi của nhiều món đặc sản Sóc Trăng khác như: bánh pía, bánh cốm…
Lạp xưởng Vũng Thơm được chế biến với quy trình khép kín, sạch sẽ hợp vệ sinh
Lạp xưởng Vũng Thơm được chế biến với quy trình khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối.
Điểm đặc biệt thu hút thực khách thưởng thức lạp xưởng Vũng Thơm, đó chính là lạp xưởng ở đây hoàn toàn được tuyển chọn từ nguồn thịt thượng hạng. Lạp xưởng Vũng Thơm có nhiều vị khác nhau như: lạp xưởng tôm, gà, thịt heo… Với giá cả vô cùng phải chăng. Một hộp có giá dao động từ 120.000đ – 200.000đ (tuỳ loại)
Lạp xưởng Vũng Thơm sau khi chế biến
3.5. Bánh gừng – Đặc sản Sóc Trăng ngon, bổ, rẻ
Chạy xe khắp các con đường ở Sóc Trăng, du khách sẽ thấy rất nhiều xe hàng rong bán bánh gừng. Bánh gừng như là một món ăn vặt quen thuộc, vừa rẻ lại vừa ngon, được nhiều du khách yêu thích.
Bánh gừng – Món ăn vặt được yêu thích nhất Sóc Trăng
Hương vị món bánh gừng giống như cái tên, nồng nặc mùi gừng nhưng lại có thêm vị ngọt và béo. Đặc trưng của món bánh gừng đó chính là được chiên trên chảo đường, kèm với bột và trứng.
Bánh gừng có hình thù như củ gừng. Sau khi chiên lên có màu vàng óng ánh. Ăn vào vị hơi nồng, hậu ngọt nơi cổ họng. Một chiếc bánh gừng đặc sản Sóc Trăng có giá rất rẻ, chỉ từ 3.000đ/cái.
3.6. Bánh phồng tôm
Đặc sản Sóc Trăng bánh phồng tôm là sự lựa chọn thích hợp nhất cho du khách mua về làm quà tặng người thân, bạn bè.
Sóc Trăng có nền ẩm thực vô cùng đa dạng và phong phú nhờ vào sự ảnh hưởng của nền văn hoá Khmer. Vì thế, bánh phồng tôm Sóc Trăng có hình thù khác đặc biệt. Không giống với những chiếc bánh phồng tôm hình tròn thường thấy, bánh phồng tôm Sóc Trăng có hình chữ nhật.
Bánh phồng tôm đặc sản Sóc Trăng có hình chữ nhật rất lạ mắt
Nguyên liệu bên trong hơn 70% là tôm và 30% còn lại là các thành phần khác như: bột sắn, bột nở, tiêu xay nhuyễn…
Bánh phồng tôm Sóc Trăng khi chiên lên có vị thơm lừng, rất giòn và tơi xốp. Cắn vào một miếng, thực khách sẽ cảm nhận được vị tôm, tiêu hoà quyện, đậm đà hương vị.
Theo các trang cẩm nang du lịch , du khách nên chọn loại bánh phồng tôm có hình vuông (hoặc chữ nhật), màu trắng chấm đen, mùi thơm thoang thoảng. Một hộp bánh phồng tôm Sóc Trăng có giá dao động từ 100.000đ – 150.000đ tuỳ loại.
Du khách nên chọn bánh phồng tôm có hình vuông sẽ chất lượng hơn
Đặc sản Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú với nhiều món ăn, nhiều hương vị khác nhau. Trên đây là danh sách 12 món đặc sản được du khách yêu thích, chỉ có duy nhất tại Sóc Trăng. Nếu có dịp du lịch đến vùng đất thân thương này, du khách hãy thử thưởng thức hết cả thảy 12 món đặc Sóc Trăng thơm ngon và đậm đà hương vị nhé!