4 cách bảo quản bánh mì cả tháng vẫn giòn ngon như mới ra lò

Bạn muốn dự trữ bánh mì ăn dần, nhưng không biết bảo quản sao cho đúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 4 cách bảo quản bánh mì cả tháng vẫn giòn ngon như mới ra lò.

1. Bảo quản bánh mì bằng khoai tây hoặc táo

Khoai tây hoặc táo tươi là những nguyên liệu tự nhiên có công dụng hút ẩm cực tốt, nên thường được các chị em nội trợ sử dụng để làm cách bảo quản bánh mì cho gia đình mình.

Cách làm khá đơn giản, bạn thái khoai tây hoặc táo và xếp vào chung với bánh mì và buộc chặt miệng túi lại để ở nơi thoáng mát. Cách bảo quản này sẽ giữ được bánh giòn thơm như lúc mới mua.

2. Bảo quản bánh mì bằng cần tây

4 cách bảo quản bánh mì cả tháng vẫn giòn ngon như mới ra lò

Cần tây cũng có tác dụng giữ bánh mì giòn lâu giống như táo và khoai tây. Tuy nhiên bạn phải đem rau cần đi bỏ gốc, rửa sạch và để thật ráo. Nếu không chúng sẽ làm chiếc bánh của bạn bị hỏng mốc nhanh hơn.

Sau đó bạn bỏ bánh mì vào một chiếc túi kín, cho thêm vài cọng rau cần vào đó và buộc hay thắt chặt miệng túi lại và để ở những nơi thoáng mát.

3. Bảo quản bánh mì bằng đường

Đường là cách bảo quản bánh mì có tác dụng kéo dài lâu hơn hẳn. Chỉ vài thao tác đơn giản, bạn chỉ cần cho ổ bánh mì vào chiếc túi zip, rồi bỏ thêm một viên đường nâu vào đó. Độ ẩm trong túi nếu có sẽ bị đường hút hết, từ đó có thể giúp cho ổ bánh của bạn giữ nguyên độ thơm ngon lâu hơn.

4. Bảo quản bánh mì trong tủ đông

Giữ bánh mì trong tủ đông là cách tốt nhất để bảo quản bánh, giúp vỏ bánh giòn và bên trong mềm. Đầu tiên bạn cho bánh mì vào chiếc túi zip kín. Từ từ đẩy hết không khí ra ngoài và buộc chặt lại rồi mới cho vào ngăn đá để không khí không làm ẩm bánh. Bánh mì đông lạnh có thể để được từ hai đến ba tháng.

Nếu như ổ bánh mì quá to, bạn có thể cắt thành từng lát trước khi cho vào tủ đông để khỏi mất công rã đông. Khi muốn lấy ra ăn trở lại, bạn chỉ cần lấy ra ngoài và cho vào trong lò nướng hoặc máy nướng bánh mì mini để bánh mì trở nên mềm và giòn trở lại.

Một số lưu ý khi bảo quản bánh mì giòn lâu

– Nên đựng bánh ở trong túi zip và hút hết không khí ra ngoài. Không nên đựng bánh có vỏ bằng ni lông sẽ làm vỏ bánh bị mềm.

– Nên bảo quản bánh mì ngay sau khi nướng xong để bánh giữ được độ giòn lâu nhất.

– Để làm giòn trở lại, đặt các cuộn đông lạnh trực tiếp trên giá lò nướng trong lò nướng đã được làm nóng trước trong 10-12 phút. Chúng sẽ giòn hơn so với lần nướng đầu tiên.

Nhỏ mê bánh mì Nha Trang, 10 năm ăn bánh mì Sài Gòn: Còn bạn, thích ăn loại nào?

Từng thử qua nhiều biến tấu của bánh mì Sài Gòn từ vỉa hè đến khách sạn 5 sao, nhưng tôi thấy thân thuộc nhất với bánh mì thịt, bánh mì ốp la hoặc bánh mì pate. Không hẳn vì giá rẻ, mà vì phù hợp.

Ngày nhỏ ở Nha Trang, tôi quen với ổ bánh mì đặc ruột, có thể ăn kèm bơ đường, kẹp thịt hoặc bánh mì chay với giá từ 8.000 – 15.000 đồng/ổ. Khi nào không còn đủ t.iền thì tôi mua ổ mì không, hoặc kì kèo cô bán bánh mì quen thuộc rạch ruột, chan thêm chút nước thịt, nước sốt với giá 2.000 đồng.

Bánh mì Sài Gòn trong tiềm thức tôi khi ấy là câu rao “Bánh mì Sài Gòn, đặc ruột thơm bơ, hai ngàn một ổ”. Cầm lên ổ mì không, bơ bóng loáng, hơi ngọt ăn cũng vui miệng – nhưng đó là bánh mì Sài Gòn bán ở Nha Trang.

Bánh mì ốp la

Hơn 10 năm trước vào Sài Gòn đến nay tôi chưa gặp ổ bánh mì Sài Gòn nào giống như vậy, ở chính vùng đất này. Bánh mì Sài Gòn nhìn chung ngắn hơn ở quê tôi, nhưng lớp vỏ giòn mỏng, ruột không đặc.

4 cách bảo quản bánh mì cả tháng vẫn giòn ngon như mới ra lò

Bánh mì Sài Gòn trở thành món ăn thông dụng với nhiều người vì sự tiện lợi, giá cả phù hợp VŨ PHƯỢNG

Ngày sinh viên, tôi hay mua bánh mì ốp la 10.000 đồng/ổ ở trước cổng ký túc xá. Bên trong chỉ có quả trứng gà, miếng dưa leo, rau thơm, rồi chan thêm nước tương (xì dầu) và tương ướt. Cầm ổ bánh mì nóng hổi trên tay, vừa đi bộ tới trường, vừa ăn – đó cũng là lý do tôi hay chọn ăn sáng bằng bánh mì.

Nhiều ngày khác muốn đổi vị thì ăn bánh mì vào trưa, tối. Thỉnh thoảng đám bạn cùng phòng ký túc xá với tôi cũng rủ nhau mua cá hộp 3 cô gái về ăn cùng bánh mì, vẫn ngon, bổ, rẻ. Ăn xong uống nước là nằm thở luôn vì quá no.

Những người bán bánh mì không phải ai cũng có một chiếc tủ kiếng truyền thống, mà có khi chỉ là kê chiếc ghế, để bếp ga mini kèm cái chảo, đủ để bán bánh mì ốp la. Cho đến bây giờ, tôi vẫn thấy những người bán bánh mì ốp la “gọn, nhẹ” như vậy trước các công trình xây dựng, mấy anh chị thợ hồ đứng xếp hàng chờ mua.

4 cách bảo quản bánh mì cả tháng vẫn giòn ngon như mới ra lò

Ổ bánh mì Bảy Quang, theo tôi là không quá to cũng không quá nhỏ, pate lại thơm ngon VŨ PHƯỢNG

Món bánh mì ốp la này cũng đi vào các siêu thị tiện lợi với giá 15.000 đồng, cũng nóng hổi vì luôn có lò nướng để quay lại bánh mì trước khi bỏ thêm phần nhân.

Muôn loại bánh mì

Sau 4 năm đại học, chuyển vào khu nội thành làm việc, tôi mới có nhiều cơ hội tiếp cận với đủ loại biến tấu của bánh mì Sài Gòn.

Đầu tiên phải kể đến là bánh mì heo quay ở đường Nơ Trang Long, đoạn gần giao nhau với Phan Văn Trị (Q.Bình Thạnh). Từng mảng heo quay giòn rụm treo trong tủ kiếng bắt mắt, người bán làm không ngơi tay, khu này đồng giá 20.000 đồng/ổ, vài khách muốn ăn thịt nhiều hơn thì mua ổ 25.000 đồng.

4 cách bảo quản bánh mì cả tháng vẫn giòn ngon như mới ra lò

Ổ bánh mì ngon hay không ngon chắc phụ thuộc phần lớn vào phần sốt bơ, pate của người bán VŨ PHƯƠNNJG

Tôi vốn không ăn được da heo, nhưng riêng với heo quay, miếng da giòn nhân trong ổ bánh mì lại là điều gì đó rất đặc biệt, ngon miệng mà không bị ngấy vì dầu mỡ.

Nghe nhiều người nói đến bánh mì Huỳnh Hoa, bánh mì Sáu Minh với giá từ 40.000 – 60.000 đồng/ổ, người mua nhiều thời điểm xếp hàng nên có lần tôi cũng tò mò đến mua thử.

Ổ mì to, nhân đầy ú ụ với bơ, pate, thịt, chả, nem, rau, đồ chua, ớt, chà bông,… nhìn ổ mì thật bắt mắt, hấp dẫn với nhiều người nhưng với tôi mùi pate béo ngậy, nhân quá nhiều nên ở cả hai nơi tôi đều không ăn hết được một ổ.

Sau này, xem mạng xã hội tôi biết đến bánh mì Bảy Hổ, Bảy Quang trên đường Huỳnh Khương Ninh (Q.1). Ổ mì vừa phải, giá cũng dao động từ 18.000 – 25.000 đồng, pate thơm ngon, nhân không quá nhiều.

Sáng, chiều đều có nhiều người tấp xe vào mua, người bán làm không ngơi tay. Nhưng hơi xa so với chỗ làm, thành ra tôi cũng ít có cơ hội thưởng thức.

4 cách bảo quản bánh mì cả tháng vẫn giòn ngon như mới ra lò

Người bỏ mối bánh mì đi mua bánh mì VŨ PHƯỢNG

Nhiều bạn bè quanh tôi cũng đang chuộng bánh mì que ở trong các quán cà phê với giá từ 10.000 – 19.000 đồng. Ổ bánh mì nhỏ, vừa đủ lót dạ, trước khi đưa ra cho khách luôn được quay lại trong lò nướng nên nóng hổi và giòn – có lẽ đây cũng là điểm cộng của các quán, đáp ứng đúng yêu cầu “ăn ngon” chứ không phải “ăn no” của lượng lớn dân công sở hiện nay.

Vì là món ăn thông dụng nên trong các menu của khách sạn 5 sao cũng không khó bắt gặp món bánh mì, nhưng thường sẽ là ốp la hoặc bò kho. Khác nhất khi thưởng thức bánh mì trong khách sạn 5 sao có lẽ là không gian ăn sang trọng, bày biện bắt mắt, giá cao hơn.

Bánh mì ngày nay ngày càng tiện lợi hơn khi có loại bánh mì tươi đông lạnh. Chỉ cần cho vào nồi chiên không dầu/ lò nướng 5 – 8 phút là có ngay ổ mì nóng giòn tại gia. Từ sau TP phong tỏa vì dịch Covid-19 đến nay, tôi cũng thường chọn cách này làm bánh mì ốp la, pate hay bánh mì chà bông ngay tại nhà vì tiện lợi, thơm ngon.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *