Hà Giang mùa này đẹp bát ngát với những triền hoa tam giác mạch nở hồng rực trong nắng, nhưng đừng vì mải ngắm hoa mà bỏ lỡ 5 đặc sản chỉ riêng có tại xứ sở cao nguyên đá bạn nhé!
Bạn đang đọc: 5 đặc sản không thể bỏ qua khi ghé Hà Giang mùa hoa tam giác mạch
1. Bia Thơm Tam Giác Mạch
Bạn đã biết đến bia thủ công – craft beer, và băn khoăn một thứ bia Việt với nguyên liệu Việt? Bạn đã thử bia Thủ Công Tam Giác Mạch của nhà Thơm chưa? Sử dụng chính những hạt tam giác mạch từ vùng đất nhiều đá tai mèo, được trồng lên bởi chính những đồng bào người Mông nơi địa đầu tổ quốc, nhà Thơm đã mang vào trong từng chai bia cái khói khói của những đêm lạnh, chút vị đá tai mèo, cái bùi bùi ngậy ngậy của hạt mạch vùng cao. Không chỉ có ở Hà Giang, mà bia Thơm Tam Giác Mạch có thể tìm thấy ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, cũng như nhiều nơi khác, nhưng không nơi nào đặc biệt hơn Hà Giang, khi đó chính là nơi khai sinh ra thứ nguyên liệu kì diệu – Tam Giác Mạch. Ở Hà Giang, các bạn có thể tìm thấy bia Thơm Tam Giác Mạch ở thành phố Hà Giang, đến thị trấn Đồng Văn, thị trấn Mèo Vạc, cùng nhiều homestay đẹp lung linh ẩn giữa núi rừng cao nguyên đá.
Bia Thơm Tam Giác Mạch mang linh hồn của vùng cao nguyên đá
Sản phẩm hiện được phân phối bởi: Công ty Cổ phần Đầu tư Thơm.
Địa chỉ: Số 83 Minh Khai – Phường Minh Khai – Thành phố Hà Giang.
2. Phở Tráng Kìm
Trên con đường đi từ thành phố Hà Giang lên Quản Bạ, kiểu gì cũng phải đi qua những ngọn núi cao hùng vĩ Bát Đại Sơn, với dòng sông Nho Quế uốn lượn ngay bên cạnh, đi qua những vùng lẻ tẻ vài ba nóc nhà với những đặc sản còn ẩn dấu. Phở Tráng Kìm, thực ra không hề im hơi lặng tiếng mà được coi như một điểm dừng chân với mọi đoàn du khách đã xuất phát từ sớm, đến đây vừa đúng giờ ăn sáng. Bát phở gà Tráng Kìm, nước đục vì ninh xương kĩ, thơm lừng mùi gà, nổi chút mỡ gà vàng béo ngậy, đám hành thái rối, bánh phở làm thủ công thái bằng tay… Ôi mới nghĩ đến đây mà tôi đã không kìm lòng được rồi! Chỉ một điều băn khoăn thôi, có đến mấy hàng phở gà Tráng Kìm cơ, các bạn nên tìm bạn đồng hành am hiểu để biết chính xác đâu là hàng xịn nhé!
Bát phở gà Tráng Kìm vàng ươm
3. Thịt gác bếp
Thịt gác bếp thực ra không phải là đặc sản riêng có của mỗi Hà Giang, nhưng nếu đến vùng đất cao nguyên đá mà không thử thịt gác bếp ăn kèm với Bia Thơm Tam Giác Mạch thì lại là một thiếu sót lớn. Như thể sinh ra là để dành cho nhau vậy, trong thịt gác bếp có cái mùi khói gỗ mà bia Thơm có, lại có cái bùi bùi ngậy ngậy của thịt lợn tẩm ướp kĩ với những gia vị núi rừng. Nhìn những thanh thịt gác bếp đen nhánh, hoặc nâu nâu, nướng qua trên lửa cho ấm nóng, tước thớ thịt đỏ hồng bên trong ra, với cốc bia Thơm Tam Giác Mạch đợi sẵn, hoặc một chén rượu ngô cũng là một lựa chọn không tồi. Cặp đôi này không chỉ phù hợp ở Hà Giang những ngày mưa rét, hay những đêm núi đá lạnh, mà còn cực kì thích hợp để theo về xuôi làm quà. Bạn có thể tìm thấy thịt gác bếp ở các chợ thị trấn Đồng Văn, Mèo Vạc, hoặc các chợ phiên của đồng bào người Mông.
Thịt trâu gác bếp vô cùng hấp dẫn của đồng bào tại Hà Giang
4. Mì Nhật Soba từ hạt tam giác mạch
Có thể với nhiều người, thì cái tên Tam giác mạch còn xa lạ, nhưng thực tế thì tam giác mạch còn được gọi là kiều mạch, hay Soba trong tiếng Nhật, và cũng là tên của một loại mì cổ truyền rất nổi tiếng của xứ hoa anh đào. Khác với mì Udon và Ramen được làm bằng bột mì, mì Soba được làm từ bột hạt tam giác mạch, mang hương vị rất khác so với những loại mì bình thường. Hạt tam giác mạch nhiều chất xơ, lại cần đun lâu mới chín, khi đem vắt thành những sợi mì nâu nâu hoặc vàng đậm, khi ăn sợi mì hơi cứng, lại ngậy ngậy thơm thơm một mùi rất khác so với mì bình thường. Nước dùng của mì soba cũng không cần quá đặc biệt, bởi tất cả hương vị, nét độc đáo đã nằm trong chính những sợi mì từ hạt cây tam giác mạch bản địa Hà Giang rồi. Hiện nay trào lưu sử dụng thực phẩm hữu cơ đang lên ngôi, thì mì soba, hay kiều mạch lại được biết đến nhiều hơn. Không chỉ là một loại mì đặc sắc của Nhật Bản với nguyên liệu Việt, mà còn là một loại thực phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe.
Mì soba tam giác mạch cầu kỳ trong cả cách chế biến và thưởng thức
5. Trà Shan tuyết
Nước trà đỏ, ngọt hậu, cánh to, thân trà cổ thụ là những đặc trưng của cây trà Shan tuyết vùng Hoàng Su Phì Hà Giang. Vùng Hoàng Su Phì rất nổi tiếng với những gốc trà shan hàng chục, hàng trăm năm t.uổi, được gìn giữ như báu vật của những cộng đồng người Mông sinh sống trên những đỉnh núi quanh năm ẩm ướt, đón mây bay. Thân chè to, mấy người ôm, cành trà khỏe, đứng được lên trên để hái những lá xanh ngắt. Cây trà sinh trưởng mạnh mẽ giữa khí hậu thật khắc nghiệt, đã đem lại những búp lá thơm cái thơm của núi rừng. Trà Hoàng Su Phì có thể được tìm thấy một cách đầy tình cờ ngay bên đường, ở một lán dựng vội để thu hái, hay ở trung tâm thị trấn Hoàng Su Phì. Mỗi nơi trà Shan Hoàng Su Phì đều có những nét thú vị riêng. Uống một chén trà ấm nóng, hay đem về xuôi làm quà, đều có thể mang theo trà Shan cả.
Tìm hiểu thêm: Má heo Quy Nhơn – Hương vị ngon khó cưỡng không phải ai cũng biết
Những cô gái người Dao hái trà shan tuyết
Thưởng thức tinh hoa ẩm thực giữa lòng thành phố
Hà Giang níu chân du khách không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên đại ngàn hùng vĩ, mà còn gây thương nhớ bởi không gian ẩm thực độc đáo.
Mỗi món ăn là mỗi hương vị mang chất “đẹp”, chất lạ rất riêng giống như mảnh đất và con người nơi đây. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa được dạo qua những cung đường xinh đẹp của thành phố, vừa được thưởng thức những món đặc sản ngon – bổ – rẻ và cực kì nổi tiếng tại vùng đất này.
Bánh cuốn
Bánh được tráng trực tiếp khi khách gọi món.
Bánh cuốn, nước xương – đặc sản nổi tiếng của Hà Giang.
Bánh cuốn là món ăn không xa lạ với người dân ở nhiều địa phương. Thế nhưng, chỉ khi đến với Hà Giang, bạn mới có thể cảm nhận được hương vị gây xao xuyến mang tên bánh cuốn nước xương. Phần bánh được làm từ những hạt gạo tẻ với nhân là thịt lợn và mộc nhĩ. Những chiếc bánh nóng hổi sau khi được tráng sẽ mềm, dai, hòa quyện với mùi thơm phức của hành phi. Nước dùng được chế biến từ những miếng xương ống hầm trong nhiều giờ. Bánh cuốn nóng hổi được nhấn chìm trong hương vị ngọt ngào của bát nước dùng nâu nâu, sóng sánh còn đang bốc khói nghi ngút. Khứu giác của thực khách như được đ.ánh thức bởi hương thơm ngọt thanh khó cưỡng, vị giác được đắm chìm trong cái ngầy ngậy, giòn giòn của nhân bánh. Không khó để tìm thấy một quán bánh cuốn trong lòng thành phố Hà Giang. Đa phần các quán được mở cả ngày để phục vụ khách hàng. Mỗi suất bánh chỉ từ 15.000 – 25.000 đồng.
Cháo ấu tẩu
Có câu nói “chưa ăn ấu tẩu thì chưa đến Hà Giang”. Cháo ẩu tẩu là một món ăn của người Mông và trở thành thứ đặc sản chỉ có ở Hà Giang. Ấu tẩu – loại củ thường mọc trên vùng núi cao, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, tuy nhiên lại chứa độc dược; vì vậy, khi nấu cháo phải chế biến đúng cách. Củ ấu tẩu được ninh từ 4 – 5 tiếng đồng hồ, sau đó đem nấu cùng với chân giò và những hạt gạo nếp cái hoa vàng, gạo tẻ thơm.
>>>>>Xem thêm: [Chế biến]- Xôi gấc cho ngày đầu năm
Bát cháo ấu tẩu nóng hổi ấm lòng thực khách.
Vào lúc trời khuya sau khi lái xe băng qua những con đường lạ của thành phố, rồi cùng nhau tạt vào một quán cháo ấu tẩu, nếm thử bát cháo nóng hổi để cảm nhận được cái vị đặc trưng của củ ấu tẩu từ vị đắng lại hóa thành vị ngọt lạ, hòa quyện cùng hương thơm từ các loại gia vị đặc trưng,… bạn sẽ cảm thấy thứ hương vị mang tên “hoàn hảo” được gói gọn trong một món ăn.
Cháo ấu tẩu chỉ bán vào buổi tối. Tuy vậy, từ khi trời chập choạng tối cũng là lúc các cửa hàng bán cháo ấu tẩu tấp nập những khách ra vào. Cháo thường có giá 30.000 đồng/bát.
Thắng dền
Thắng dền được làm từ gạo nếp nương, xay và nặn thành những viên bánh nhỏ. Sau khi luộc chín sẽ chan với nước đường, gừng và nước dừa được đun nóng hổi, ăn kèm với một chút lạc và vừng. Thoạt nhìn, bát thắng dền khá giống bánh trôi tàu. Nhưng khi thưởng thức mới thấm được nét khác biệt của loại bánh này. Từng viên bánh mềm mại hòa quyện cùng vị ngọt ngào của đường phên tan dần trong miệng tạo nên cảm giác thích thú. Nhâm nhi thêm một chút nước dùng nóng hổi để cảm nhận vị cay cay, ngòn ngọt. Vị bùi của gạo mới xen cùng lạc, vừng vừa thơm ngon vừa béo ngậy ăn mãi không chán.
Chỉ với 10.000 đồng tại bất cứ con đường nào trên thành phố Hà Giang, bạn sẽ được thưởng thức thứ bánh trắng tròn, vừa quen mà vừa lạ, giản dị mà tinh khiết, khổ cay nhưng lại ngọt ngào như chính con người nơi đây.
Phở chua
Phở chua – món ăn từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng mà mỗi du khách khi đặt chân tới mảnh đất Cao nguyên đá đều không thể bỏ lỡ. Phở chua khác hơn nhiều so với các loại phở khác. Bánh phở được đảo mềm bằng dầu chứ không được dùng nước sôi. Nguyên liệu bao gồm lạc, dưa chuột, thịt lợn đen quay, trứng… Nước dùng là linh hồn của món ăn này do đó được chuẩn bị rất kì công. Nước hầm xương được đun cùng bột sắn dây và các loại gia vị đặc trưng. Khi thưởng thức, nước phải đạt độ sánh, chua ngọt hài hòa và không còn nóng. Khi thưởng thức phở chua, bạn sẽ cảm nhận được vị thanh mát tan dần trong khoang miệng cùng với mùi thơm của thịt quay, bùi bùi của trứng. Chắc hẳn, sẽ đem đến cho bạn cảm giác xuyến xao khi nếm tới sợi phở cuối cùng. Chỉ cần bỏ ra từ 25.000 – 30.000 đồng là bạn đã có thể thưởng thức món ăn được xem là “tinh hoa” ẩm thực của vùng đất Cao nguyên đá.
Như vậy chỉ với 100.000 đồng bạn đã có thể thưởng thức được rất nhiều món ăn đặc sản của Hà Giang. Hãy một lần đặt chân tới thành phố xinh đẹp, đẹp tận hưởng cảm giác thức dậy ở một thành phố lạ, hít hà bầu không khí mới và thưởng thức những món ăn ngon. Chắc chắn Hà Giang sẽ để lại cho bạn nhiều ấn tượng sâu sắc và những trải nghiệm khó quên.