Sẽ thật là một thiếu sót lớn nếu bạn bỏ lỡ những món ngon này khi tới thành phố cảng Hải Phòng, đặc biệt trong mùa hè tới đây.
Bạn đang đọc: 5 món ngon phải thử khi tới Hải Phòng
Đến hẹn lại lên, mỗi mùa hè đến cũng là thời điểm giới trẻ “oanh tạc” Hải Phòng. Đây không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại miền Bắc mà còn thu hút du khách bởi nền ẩm thực phong phú, đa dạng. Dưới đây là top 5 món ngon nên thử ở thành phố Cảng.
Bánh đúc tàu
Bánh đúc tàu là một món ăn đường phố có nguồn gốc từ Trung Hoa, xuất hiện ở Hải Phòng khoảng 50 năm trước. Đến nay, món bánh này đã trở thành một trong những đặc sản không thể bỏ qua khi đến đây.
Món bánh đúc tàu lạ miệng ở Hải Phòng. Ảnh: clear.loves.
Bánh đúc trắng được cắt thành từng miếng cho vào bát, kết hợp với thịt, tôm, đu đủ và mộc nhĩ thái nhỏ, sau đó chan ngập nước mắm giấm ớt chua cay. Với mùi thơm bùi và vị chua, ngọt, mặn hoà quyện vào nhau, món bánh đúc tàu chắc chắn sẽ khiến thực khách lưu luyến mãi dù chỉ nếm thử một lần.
Giá bể xào
Giá bể xào là một món ăn bình dân nhưng có hương vị đặc biệt và cách chế biến cũng rất kỳ công.
Giá bể được xào đậm vị, nổi bật với thịt ngọt giòn, tươi. Khác với giá bể xào Hà Nội, giá bể Hải Phòng được nêm nếm theo đúng phong vị người dân đất cảng với nước sốt sánh đặc, chua ngọt đúng điệu.
Món giá bể xào. Ảnh: eatwithbeann_.
Tuy nhiên, giá bể xào là một món ăn lạ miệng. Thực khách cần lưu ý để tránh trường hợp dị ứng với giá bể.
Cháo khoái
Bên cạnh tên gọi “lạ lùng” của món ăn, cháo khoái còn gây ấn tượng bởi màu xanh lạ mắt và hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Món cháo khoái với tên gọi lạ lùng. Ảnh: khanhnguyen_64.
Màu xanh mướt đặc trưng của loại cháo này nhờ xay rau ngót lấy nước (cũng có hàng thay bằng lá dứa) rồi nấu cháo. 2 gia vị không thể thiếu trong một bát cháo khoái Hải Phòng là đậu xanh và hành khô phi thơm.
Món ăn này có vị ngọt của nước xương hầm, vị rau thanh mát, nhẹ nhàng, kết hợp với mùi thơm của hành, vị béo bùi của đỗ xanh.
Bánh đa cua
Nhắc đến ẩm thực Hải Phòng, không thể không nhắc đến món bánh đa cua đặc sản nổi tiếng.
Tìm hiểu thêm: Luộc ngô cho 2 nguyên liệu này, đảm bảo ngô vừa ngọt lại vừa mềm
Bánh đa cua nổi tiếng ở Hải Phòng. Ảnh: mattysblog.
Bánh đa cua Hải Phòng là sự kết hợp hoàn hảo giữa bánh đa đỏ, gạch cua đồng, giò, chả lá lốt, tôm và một số loại rau theo mùa. Bạn hoàn toàn dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ đâu trên đường phố Hải Phòng. Với bất cứ ai đã từng nếm thử, đây chắc chắn là một hương vị thơm ngon và khó quên.
Chả chìa Hạ Lũng
Chả chìa Hạ Lũng có nguồn gốc từ một làng nghề làm giò chả lâu đời và được đặt tên theo vùng đất này. Món ăn với hình thức khá giống nem lụi của miền Trung nhưng cách chế biến và nguyên liệu tại Hải Phòng lại hoàn toàn khác.
Chả chìa Hạ Lũng có hình thức giống nem lụi. Ảnh: anbieneatery.
Chả được làm từ thịt lợn, mỡ phần và mực một nắng của Cát Bà, cuốn quanh thanh mía tạo hương vị đậm đà. Món này có thể ăn cùng bún chấm mắm chua ngọt.
Trưa nay ăn gì: Đầu tuần thưởng thức bún trộn tôm thanh ngọt
Nếu như bún tôm là món ăn đặc sắc của người dân Hải Phòng thì phiên bản bún trộn tôm lại là nét đẹp trong sự giao thoa văn hóa ẩm thực vùng miền Việt Nam.
>>>>>Xem thêm: Cách làm pizza mini tại nhà bằng chảo chống dính
Nhắc đến Hải Phòng, nơi được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ, có rất nhiều món ăn nổi tiếng như bánh đa cua, cháo khoái, nem cua bể, giá bể xào, bún cá cay… Trong đó, bún tôm được nhiều thực khách ưu ái nhất bởi hương vị thơm ngon, đặc trưng từ sự hòa quyện các nguyên liệu nấu cùng.
Tuy nhiên, hôm nay buổi trưa của mọi người sẽ thật sự thú vị khi cũng là bún tôm (món nước) được chế biến theo phong cách món khô, là bún trộn tôm. So với bún trộn Nam bộ thì nguyên liệu, cách làm phần nào đó tương tự nhau nhưng nguyên liệu chính lại là tôm, thay vì thịt heo nướng.
Hiện các hàng quán có rất nhiều sự lựa chọn loại tôm để bán tùy theo phân khúc khách hàng mà mình muốn nhắm đến. Phổ biến nhất vẫn là tôm thẻ, tôm sú hay đặc sắc hơn là tôm càng hoặc tôm hùm bông. Phần lớn, tôm đều được lột vỏ, cắt bỏ đuôi, đầu, rút đường chỉ đen ở lưng và chỉ sử dụng phần thân tôm để chế biến. Ngoài tôm tươi sống, thị trường vẫn có tôm đông lạnh đã được sơ chế qua, mọi người vẫn có thể chọn loại tôm này để tiết kiệm thời gian nấu nướng. Sau khi có tôm, chỉ việc áp chảo cùng ít dầu ăn, tiêu, muối, đến khi thấy các mặt trên thân tôm cháy xém màu nâu cam thì có thể tắt bếp và để ra đĩa riêng.
Ngoài bún trộn tôm, món bún trộn còn rất nhiều phiên bản như bún trộn thịt nướng, bún trộn gà, bún trộn cá, bún trộn thịt viên hay bún trộn chay…
Về sợi bún, thị trường hiện nay có rất nhiều loại bún, từ trôi nổi cho đến có thương hiệu, đặc biệt có cả sợi bún được làm từ gạo lứt. Một mẹo chia sẻ từ các đầu bếp chuyên nghiệp để chọn được sợi bún ngon là màu bún trắng đục (màu của gạo), mùi bún thơm vị chua nhẹ trong khi sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy bởi không dùng hóa chất.
Để làm nước mắm chua ngọt dùng kèm, các hàng quán tùy theo người đầu bếp mà chọn cách pha chế gia vị lại với nhau. Một công thức phổ biến nhất để làm nước mắm chua ngọt là chuẩn bị một chén nước lọc, cho 2 muỗng mật ong, 2 muỗng nước mắm, 2 muỗng giấm vào rồi khuấy đều tay. Sau đó, cho thêm gừng và ớt nếu bạn thích ăn cay. Cuối cùng, vắt thêm ít chanh, tạo độ chua để cân bằng hương vị của nước mắm.
Rau, củ dùng cho món bún trộn tôm không quá phức tạp, thường gồm có dưa leo, cà rốt đem thái sợi, giá thì để sống, cùng ít rau húng, rau mùi và hành phi. Khi thực khách gọi món, người nấu sẽ cho bún vào tô, thêm tôm, rau, giá vào rồi kèm thêm chén nước mắm chua ngọt. Có nơi chan sẵn nước mắm chua ngọt để thực khách chỉ việc trộn còn có nơi để riêng, tùy vào thực khách ăn mặn, ngọt như thế nào mà chan cho hợp lý.
Bữa trưa đầu tuần cùng món bún trộn tôm hứa hẹn sẽ mang lại sự thú vị bởi nó mang “âm hưởng” sự pha trộn của bún tôm Hải Phòng và bún trộn Nam bộ.