Sơ ri loại trái cây khá quen thuộc đối với chúng ta, ngoài chấm muối để ăn thì bạn còn có thể ép lấy nước để thưởng thức. Hôm nay, hãy mách bạn thêm 6 cách làm nước ép từ quả sơ ri chỉ với 2 bước đơn giản. Cùng vào bếp và thực hiện ngay nhé!
Bạn đang đọc: 6 Cách làm nước ép sơ ri tươi mát đẹp da dễ làm chỉ với 2 bước
1. Nước ép sơ ri
Nguyên liệu làm Nước ép sơ ri
Sơ ri 400 gr
Muối/ đường 1 ít
Nước đá đông lạnh 1 ít
Dụng cụ thực hiện
Máy ép trái cây, ly, muỗng, rổ, thau.
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Nước ép sơ ri
1
Sơ chế sơ ri
Sơ ri mua về, bạn rửa sạch ngâm trong nước muối pha loãng tầm 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch rồi vớt ra để ráo.
2
Làm nước ép sơ ri
Bạn cho lần lượt sơ ri vào máy ép trái cây, ép lấy phần nước cốt.
Sau đó rót ra ly thủy tinh, cho vào 5gr đường (khoảng 1 muỗng cà phê), khuấy đều khoảng 1 phút cho tan hoàn toàn thì cho 1 ít nước đá đông lạnh vào thưởng thức.
3
Thành phẩm
Như vậy là bạn đã có ngay 1 ly ép sơ ri thơm mát, bổ dưỡng, giải nhiệt cho mùa hè nóng bức chỉ trong 2 bước đơn giản. Bạn nên thử ngay nhé, sẽ tuyệt lắm đấy!
Mời bạn tham khảo thêm công thức làm nước ép sơ ri thanh mát với hương vị mới lạ. Công thức này hứa hẹn sẽ không làm bạn thất vọng.
2. Nước ép sơ ri cà chua
Nguyên liệu làm Nước ép sơ ri cà chua
Sơ ri 100 gr
Cà chua 2 trái
Muối/ đường 1 ít
Dụng cụ thực hiện
Máy ép trái cây, dao, ly, tô, thau.
Cách chọn mua cà chua tươi ngon
Khi mua cà chua, bạn nên chọn mua những trái có có lớp vỏ ngoài màu đỏ tươi, đều màu, căng mọng. Ưu tiên chọn những quả còn cuống dính chặt vào quả, vì đây là biểu hiện của cà chua tươi ngon mới được thu hoạch.Cà chua chín cây thường có hương thơm dịu nhẹ, có thể ngửi bằng mũi. Khi cầm lên thấy chắc tay và đều màu.Không chọn mua cà chua có hình dáng không cân đối với vỏ ngoài bị xước và dày bởi thường đây là những quả có ít nước và có vị không ngon.
Cách chế biến Nước ép sơ ri cà chua
1
Sơ chế nguyên liệu
Sơ ri sau khi mua về, bạn đem ngâm trong thau nước muối pha loãng trong khoảng 5 – 10 phút rồi rửa lại 2 – 3 lần với nước sạch và vớt ra để ráo.
Cà chua thì bạn rửa với nước để loại sạch bụi bẩn, sau đó cắt bỏ cuống rồi d.ùng d.ao c.ắt thành các miếng nhỏ hình múi cau vừa ăn.
2
Ép sơ ri với cà chua
Bạn cho lần lượt sơ ri và cà chua đã chuẩn bị vào máy ép và ép lấy nước. Sau đó cho ra ly rồi thêm vào khoảng 2 muỗng cà phê đường và khuấy đều cho đường tan hết là có thể dùng ngay rồi đó.
Bạn cũng có thể thêm đá viên hoặc để vào tủ lạnh trước khi thưởng thức nếu thích uống lạnh nha!
3
Thành phẩm
Nước ép sơ ri cà chua hoàn tất có sắc hồng bắt mắt. Khi uống, hương nước ép dịu nhẹ kết hợp cùng vị chua chua ngọt ngọt siêu đã miệng.
Vào lúc trời nắng nóng mà có ly nước ép như thế này thì còn gì tuyệt vời hơn nữa.
3. Nước ép sơ ri lê
Nguyên liệu làm Nước ép sơ ri lê
Sơ ri 100 gr
Lê 1 trái
Muối/ đường 1 ít
Dụng cụ thực hiện
Máy ép trái cây, dao, ly, tô, muỗng.
Cách chọn mua lê tươi ngon
Khi mua lê, bạn nên chọn mua những quả có hình dáng căng tròn, đều đặn. Khi cầm lên thấy chắc tay, phần rốn ở dưới đáy sâu, kích thước rốn nhỏ và nhẵn. Đây thường là những quả lê mọng nước, ngọt thanh và độ giòn cao.Ngoài ra, khi mua bạn nên chọn mua lê có lớp vỏ mịn, ít đốm và nhạt màu. Cuống lê vẫn còn tươi và dính chắc vào quả.Hạn chế mua lê móp méo và xuất hiện nhiều vết thâm, bị dập. Những quả như vậy thường sẽ ít nước, hương vị nhạt và sắp bị hỏng.
Cách chế biến Nước ép sơ ri lê
1
Sơ chế nguyên liệu
Để làm sạch sơ ri, bạn chỉ cần bỏ cuống rồi đem ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 – 10 phút sau đó rửa lại khoảng 2 – 3 lần nữa với nước rồi vớt ra để ráo.
Lê mua về bạn chỉ cần rửa sạch với nước, gọt bỏ vỏ, cắt bỏ cuống và cắt thành các miếng nhỏ có hình múi cau. Sau đó, bạn loại bỏ hết lõi hạt bên trong ra để dễ ép.
2
Ép sơ ri với lê
Bạn cho lần lượt sơ ri và lê đã chuẩn bị vào máy ép và ép lấy nước. Sau đó, bạn đổ nướp ép sơ ri lê ra ly.
Cuối cùng, bạn cho thêm 2 muỗng cà phê đường vào ly chứa nước ép lê và sơ ri rồi khuấy đều cho đường tan hết là có thể dùng ngay rồi đó. Nếu thích uống lạnh, bạn có thể cho thêm 1 ít đá viên hoặc để vào tủ lạnh đều ngon.
3
Thành phẩm
Chỉ với 2 bước cực đơn giản, bạn đã có ngay ly nước ép sơ ri lê thơm ngon, với màu xanh tươi mát dậy thơm mùi hương đặc trưng của lê và sơ ri.
Khi thưởng thức, bạn có thể cảm nhận chút vị chua nhẹ của sơ ri hòa cùng vị ngọt thanh, tươi mát của lê tạo nên hương vị cực thích miệng.
4. Nước ép sơ ri táo
Nguyên liệu làm Nước ép sơ ri táo
Sơ ri 100 gr
Táo 1 trái
Đường/ muối 1 ít
Dụng cụ thực hiện
Máy ép trái cây, dao, ly, thau, muỗng.
Cách chọn mua táo tươi ngon
Ưu tiên chọn mua những quả táo có màu đỏ sậm đều màu và xuất hiện nhiều các đốm nhỏ li ti màu trắng, có mùi thơm. Vì đây là dấu hiệu cho biết táo ngon ngọt.
Ngoài ra, khi mua táo bạn nên chọn mua táo có hình dáng cân đối, với vỏ ngoài hơi sần sùi với cuống tươi và bám chặt vào thân quả khó rơi rụng sẽ ngọt hơn.Tránh chọn mua những quả táo bị dập, có mùi hương nhạt thậm chí là không có mùi. Bởi những quả này thường sẽ bị ép chín hoặc chưa chín hẳn nên sẽ không ngọt.
Cách chế biến Nước ép sơ ri táo
1
Sơ chế nguyên liệu
Sơ ri sau khi loại bỏ đi phần cuống, bạn đem cho vào thau nước muối loãng và ngâm khoảng 5 – 10 phút, sau đó bạn đem rửa lại tầm 2 – 3 lần với nước rồi vớt ra để ráo.
Táo mua về chỉ cần rửa qua dưới vòi nước cho sạch bụi bẩn, rồi dùng dao gọt sạch vỏ và cắt thành các miếng nhỏ hình múi cau rồi cắt bỏ phần hạt bên trong cho dễ xay.
2
Ép sơ ri với táo
Đầu tiên, bạn cho lần lượt sơ ri và táo đã chuẩn bị vào máy ép và ép lấy nước. Sau đó, bạn cho nước ép sơ ri táo ra ly.
Tiếp theo, bạn cho thêm 2 muỗng cà phê đường vào ly chứa nước ép rồi khuấy đều để đường tan vào nước ép là có thể dùng ngay rồi.
Nếu thích uống lạnh, bạn có thể thêm đá viên hoặc cho ly nước ép vào ngăn mát tủ lạnh.
Tìm hiểu thêm: Cuối tuần đổi món cho cả nhà bằng hoành thánh chiên giòn rụm, béo ngậy
3
Thành phẩm
Nước ép sơ ri táo với màu sắc xanh vàng nhạt bắt mắt. Khi uống bạn sẽ cảm nhận được hương thơm nồng đặc trưng của táo và sơ ri kết hợp cùng vị chua ngọt của trái cây tươi ngon.
5. Nước ép sơ ri dứa
Nguyên liệu làm Nước ép sơ ri dứa
Sơ ri 100 gr
Dứa 1/4 trái (thơm) Đường/ muối 1 ít
Dụng cụ thực hiện
Máy ép trái cây, dao, ly, rổ, muỗng.
Cách chọn mua dứa (thơm) tươi ngon
Ưu tiên chọn mua những trái dứa có dáng hơi bầu, quả ngắn với các mắt dứa càng to càng tốt. Bởi đây là những quả già và chín tự nhiên, chứ không bị chín ép nên khi ép lấy nước sẽ ngọt và dậy mùi hấp dẫn.Bạn nên chọn những trái dứa vừa chín tới, khi cầm lên thấy có độ mềm vừa phải và lớp vỏ hơi bị nhăn nhẹ.Không chọn dứa có mùi quá nồng và cầm lên thấy mềm và bị lõm vào bên trong vì đây những quả đã chín mùi nên vừa dễ hư vừa có vị hơi hăng mùi men.
Cách chế biến Nước ép sơ ri dứa
1
Sơ chế nguyên liệu
Sơ ri thì bạn chỉ cần đem ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 – 10 phút rồi rửa lại 2 – 3 lần với nước cho sạch và vớt ra rổ để ráo.
Để tiết kiệm thời gian sơ chế, bạn nên mua dứa đã gọt sẵn. Khi mua về, bạn đem rửa qua với nước, rồi dùng dao gọt sạch các mắt và cùi còn sót lại, rồi cắt thành các miếng nhỏ hình rẻ quạt.
2
Ép sơ ri với dứa
Bạn cho lần lượt sơ ri và dứa đã chuẩn bị vào máy ép trái cây để ép lấy nước. Sau đó, bạn cho nước ép ra ly.
Kế đến, bạn cho 2 muỗng cà phê đường vào ly nước ép và khuấy đều cho đường tan là có thể dùng ngay rồi.
Nếu bạn thích uống lạnh thì có thể thêm vài viên đá hoặc đem ly nước ép để trong tủ lạnh nhé.
3
Thành phẩm
Nước ép sơ ri dứa sau khi hoàn tất sẽ có màu sắc xanh nhạt tươi mát. Khi uống ta sẽ cảm nhận được mùi thơm thoang thoảng và vị chua ngọt đặc trưng của sơ ri và dứa hòa lẫn vào nhau tạo nên cảm giác thích miệng khiến ai cũng thích mê!
6 . Nước ép sơ ri ổi
Nguyên liệu làm Nước ép sơ ri ổi
Sơ ri 100 gr
Ổi 2 trái
Đường/ muối 1 ít
Dụng cụ thực hiện
Máy ép trái cây, dao, ly, muỗng, dĩa.
Cách chọn mua ổi tươi ngon
Khi mua ổi, bạn nên chọn những quả có dáng tròn đều, cân đối, không bị méo mó, với phần vỏ có chút sần sùi, nhưng vẫn trơn bóng. Bởi đây là những quả ổi ngon và ngọt nước.Ngoài ra, bạn nên chọn những quả còn nguyên vẹn, không hề bị trầy xước, dập hay có vết sâu, côn trùng cắn nào.Ưu tiên chọn mua ổi có rốn càng rộng càng tốt vì những quả ổi như vậy sẽ càng chín và giòn ngọt hơn.Tránh mua ổi có cuống đã bị héo hoặc rụng mất. Vì những quả này thường đã được bảo quản trong thời gian dài rồi nên sẽ không còn tươi và ngon như mới thu hoạch.
Cách chế biến Nước ép sơ ri ổi
1
Sơ chế nguyên liệu
Sơ ri mua về, bạn đem ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 – 10 phút rồi rửa lại 2 – 3 lần với nước và vớt ra để ráo.
Ổi thì bạn rửa dưới vòi nước để loại bỏ đi bụi bẩn, sau đó d.ùng d.ao c.ắt bỏ cuống, rồi cắt ổi thành các múi cau vừa ăn và loại bỏ phần hạt.
2
Ép sơ ri với ổi
Bạn cho lần lượt sơ ri và ổi đã chuẩn bị vào máy ép trái cây và khởi động máy để ép lấy nước.
Sau đó bạn cho nước đã ép ra ly, thêm 2 muỗng cà phê đường vào, khuấy đều tay cho đường tan hết là có thể dùng ngay rồi.
Nếu thích uống lạnh thì bạn có thể cho ít đá viên vào nhé!
3
Thành phẩm
Vậy là chỉ mất khoảng 5 phút bạn đã có ngay ly nước ép sơ ri ổi với sắc xanh lá bắt mắt và dậy mùi hương dịu nhẹ, quyến rũ của sơ ri và ổi. Nước ép có vị ngọt thanh, xen lẫn chút chua chua ở đầu lưỡi cực bắt vị.
Cách nấu món lẩu riêu cua sườn sụn bắp bò ngọt mát chuẩn vị thơm ngon
Lẩu riêu cua bắp bò là món lẩu khoái khẩu của nhiều người bởi vị ngọt thanh, thơm mềm và hương thơm lôi cuốn. Còn chần chờ gì mà không nhanh tay vào bếp cùng chế biến nồi lẩu riêu cua bắp bò siêu hấp dẫn, bổ dưỡng này?
Nguyên liệu làm Lẩu riêu cua bắp bò
Cua đồng 1 kg
Sườn sụn 500 gr
Bắp bò 500 gr
Đậu hũ 200 g
Bún sợi nhỏ 2 kg
Cà chua 300 g
Tỏi 10 g Ớt 10 g
Hoa chuối 200 g
Tía tô 200 g
Kinh giới 200 g
Giá 200 g
Xà lách 200 gr
Ngò tàu 200 g
Cơm mẻ 10 g
Dấm bỗng 10 g (nếu có)
Mắm tôm 50 g
Hạt nêm 10 g
Đường 10 g
Rau muống bào 200 gr
Muối 10 g
Dầu ăn 10 ml
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn cua đồng ngon
Bạn nên chọn những con cua khỏe, di chuyển nhanh, các bộ phận (thân, mình, chân) còn đầy đủ và cua còn sủi bọt khí liên tục
Khi lật ngửa con cua, sờ vào yếm thấy cứng và chắc tay thì đó là những con cua còn khỏe, tươi, nhiều thịt và dùng để nấu riêu rất ngon.
Cách chọn bắp bò để nấu lẩu riêu cua bắp bò
Để làm lẩu riêu cua bắp bò ngon thì bạn nên dùng bắp rùa. Bắp rùa là phần bắp ngon nhất của con bò, phần bắp rùa rất nhỏ, nằm giữa lõi bắp đùi to ở chân sau.
Bắp hoa to hơn bắp rùa một chút và nằm ở phía chân trước của con bò nhé.Chọn bắp rùa có màu đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò, mỡ bò màu vàng nhạt.Bắp rùa ăn sẽ mềm thịt hơn bắp hoa và giá thì cũng mắc hơn bắp hoa nên tùy nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn loại phù hợp.
Dụng cụ thực hiện
Bếp gas, nồi lẩu, nồi áp suất, vá (muôi), ray lọc, chén đĩa, đũa muỗng,…
Cách chế biến Lẩu riêu cua bắp bò
1
Sơ chế nguyên liệu
Tỏi, cà chua, ớt : tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đem đ.ập dập, băm nhỏ, để riêng. Cà chua cắt bỏ cuống, rửa sạch rồi đem xắt múi cau. Ớt bỏ cuống, rửa sạch rồi xắt lát nhỏ, để riêng.
Rau sống: gồm rau muống bào, hoa chuối, xà lách, tía tô, kinh giới, giá và ngò tàu đem lặt sạch, rửa kỹ rồi ngâm nước muối pha loãng 15 phút rồi xả lại với nước sạch, vẩy khô và để ráo
Đậu hũ:rửa sạch và cắt miếng vừa ăn rồi để riêng.
Sườn sụn: rửa sạch, để ráo, sau đó thái miếng vừa ăn. Sau đó ướp sườn sụn với 1 muỗng cafe hạt nêm, 1/2 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng cafe đường và 1/2 muỗng cafe tỏi băm nhỏ. Bạn trộn đều và để 30 phút cho sườn thấm gia vị.
Mách nhỏ : Sườn sau khi rửa bạn có thể đem ngâm 10-15 phút với nước muối. Nó không chỉ làm cho sườn sạch m.áu thừa bên trong mà còn giữ được dinh dưỡng trong sườn, làm cho món sườn thơm ngon, nước cũng trong hơn.
Bắp bò rửa sạch với nước muối pha loãng rồi xả lại với nước sạch và để ráo. Sau đó, xắt bắp bò thành những miếng mỏng vừa ăn. Sau khi xắt xong, bạn ướp bắp bò với 1 muỗng cafe hạt nêm và để khoảng 30 phút cho bắp bò thấm gia vị rồi xếp bắp bò ra đĩa, để riêng.
Cua đồng làm sạch, tách mình cua để khều lấy gạch cua và để riêng ra chén nhỏ. Tiếp theo, bạn đem cua rửa sạch rồi cho vào cối, cho thêm chút muối và giã nát (hoặc bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay cua). Sau khi giã xong, bạn hãy lọc lấy nước và bỏ phần xác cua.
2
Ninh (hầm) sườn cho nồi nước lẩu
Đối với nồi bình thường: Đem sườn luộc sơ trước cho hết phần cặn bẩn và mùi hôi. Bắc nồi nước lên bếp và đun cho sôi, có thể cho vào một nhúm muối hoặc ít giấm tùy thích.
Khi nào nước sôi thì mới cho sườn vào, nước bắt đầu sôi lại và có bọt thì tắt bếp ngay và vớt sườn ra.Bắc tiếp một nồi nước khác và cho phần sườn đã chần lúc nãy vào từ đầu, bắt đầu hầm từ 30 – 45 phút cho sườn chín mềm và ra nước ngọt.
Lưu ý : Tuyệt đối không cho muối vào ở bước này vì sẽ làm mất đi độ ngọt thanh tự nhiên của sườn.
Đối với nồi áp suất: Bật bếp, cho sườn sụn đã thấm gia vị vào nồi áp suất đem ninh khoảng 15 – 20 phút cho sườn chín mềm.
3
Làm gạch cua, chiên đậu hủ
Làm gạch cua: Phi thơm tỏi băm nhỏ và cho phần gạch cua đã tách riêng lúc nãy vào xào chín, nêm thêm chút nước mắm cho vừa miệng rồi trút ra, để riêng.
Chiên đậu hủ: Bạn cho thêm dầu ăn vào sao cho ngập mặt chảo, chờ cho dầu sôi thì cho đậu hũ đã xắt miếng vào chiên chín vàng các mặt. Khi đậu hũ chín vàng, vớt ra để trên đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu cho ráo.
4
Nấu riêu cua
Bạn cho nồi nấu lẩu lên bếp, cho 1 chút dầu chiên đậu hũ vào nồi, cho thêm 1 muỗng tỏi băm (tùy ít hay nhiều) vào phi thơm.Khi tỏi dậy mùi thơm, bạn cho hết tô nước lọc cua vào, cho thêm 1 muỗng cafe mắm tôm, 1 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng cafe đường và 1 muỗng cafe muối vào, khuấy nhẹ tay rồi đun sôi.
Khi gạch cua nổi lên thì bạn cho nhỏ lửa, dùng vá (muôi) vớt hết gạch cua cho vào cái chén riêng để khi ăn lẩu thì dùng.
Tiếp theo, cho cà chua vào nồi nước lẩu, cho hết phần nước và sườn sụn đã ninh chín mềm vào, cho thêm 3 muỗng canh cơm mẻ, 2 muỗng canh dấm bỗng vào và đun cho sôi lại thì nêm nếm cho vừa miệng.
Mẹo thực hiện thành công: Sau khi đã lọc cua xong, bắc nồi nước lọc cua lên bếp, để lửa to, khuấy đều để gạch cua không bám ở đáy nồi. Khi nồi riêu cua bắt đầu nóng, bạn không khuấy nữa và hạ lửa vừa.
5
Thành phẩm
Khi ăn, bạn bày thịt bắp bò, đậu rán, rau sống, hoa chuối và các loại rau ăn kèm xung quanh nồi lẩu rồi cùng gia đình quây quần thưởng thức nhé. Nếu thích ăn cay, bạn có thể cho thêm ớt theo ý thích của bạn.
>>>>>Xem thêm: [Chế biến]- Xúp bào ngư vi cá