Đây là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc.
Bạn đang đọc: 6 món ăn mang lại may mắn trong dịp Tết Nguyên đán theo quan niệm của người Trung Quốc
Tết Nguyên đán của Trung Quốc không thể thiếu gỏi cá sống Yu Sheng. Món gỏi này gồm loại rau tươi và ngâm chua cùng những lát bào ngư hoặc cá hồi thái mỏng. Đây là một món ăn dễ dàng và nhẹ nhàng để ăn dịp Tết Nguyên đán.
Với đầy đủ các nguyên liệu phong phú và thịnh soạn, Pen Cai là một món ăn sang trọng trong mỗi bữa tối đoàn tụ của Trung Quốc. Món ăn này bao gồm bào ngư, heo quay, bong bóng cá, tôm sú, sò điệp, vịt quay,…
3. Bánh dứa
Một món ăn khác không thể thiếu củamọi gia đình Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên Đán là bánh dứa. Những miếng bánh thơm ngon, béo ngậy với mứt dứa này là món khoái khẩu của cả người già và trẻ nhỏ.
4. Bánh quy bơ
Bánh quy bơ cũng là món ăn mang lại may mắn trong dịp Tết Nguyên đán của Trung Quốc. Những chiếc bánh quy thơm phức, tan chảy trong miệng.
5. Bánh tổ
Theo phong tục của người Trung Quốc, ăn bánh tổ trong dịp Tết Nguyên đán sẽ mang lại may mắn. Bánh được chế biến từ bột gạo nếp và được dùng làm món tráng miệng hay bánh để cúng lễ.
Một món ăn cổ điển khác của Trung Quốc được yêu thích trong dịp Tết nguyên đán là nhục can. Đây là một món thịt sấy khô ở dạng lát mỏng có vị ngọt và mặn, gần giống như món khô bò.
Tết này tự làm bánh quy tại nhà với 4 cách đơn giản sau
Bánh quy giòn tan trong miệng, có vị bùi ngọt và béo thơm vô cùng hấp dẫn.
Cách làm bánh quy yến mạch
Nguyên liệu
Yến mạch: 120 gram
Chuối: 2 quả
Bơ đậu phộng: 50 gram
Bột ca cao: 20 gram
Bột quế: 5 gram
Mật ong: 10ml
Hạnh nhân: 25 gram
Chocolate chip: 25 gram
Trứng gà: 1 quả
Nho khô: 30 – 40 gram (tùy thích)
Các bước làm
Bước 1: Lột vỏ, cắt chuối thành từng lát nhỏ sau đó nghiền nát chuối. Sau đó, trong một chiếc âu hoặc tô lớn, bạn cho yến mạch, chuối đã nghiền nát, chocolate chip, bột quế và bột ca cao vào chung rồi trộn cho thật hòa quyện.
Bước 2: Cho mật ong và bơ đậu phộng đã chuẩn bị vào đun cách thủy cho tới khi hỗn hợp tan chảy và hòa quyện vào nhau.
Bước 3: Đổ hỗn hợp ở bước 2 vào bước 1, tiếp theo, bạn cho trứng gà đã chuẩn bị vào âu rồi trộn cho thật đều.
Bước 4: Chuẩn bị khay, lót giấy nến lên mặt khay để chống dính. Sau đó, bạn nặn bột thành từng khối tròn nhỏ, vừa ăn. Xếp đều lên khay, để bánh cách nhau khoảng 1 – 2cm. Rắc thêm hạnh nhân cắt lát lên mặt bánh để trang trí và tăng thêm hương vị thơm ngon cho bánh nhé!
Bước 5: Bạn làm nóng lò ở nhiệt độ 180 độ C trước 10 phút, sau đó cho bánh vào nướng với nhiệt độ này trong vòng 12 phút là bánh chín.
Cách làm bánh quy yến mạch này khá đơng giản, không yêu cầu quá khắt khe về kỹ năng cũng như tỷ lệ nguyên liệu. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng ở nhà đấy nhé!
Cách làm bánh quy nho khô
Nguyên liệu
Bơ lạt: 115g
Đường nâu: 110g
Đường trắng: 100g
Trứng: 1 quả
Tinh chất Vani: 1 muỗng
Bột nở: 1 muỗng
Bột: 200g
Muối: 1 nhúmNho khô
Các bước làm
Bước 1: Bật lò nướng ở nhiệt độ 190 độ C để lò nóng trước trong khoảng 10 phút. Khay nướng phủ một lớp giấy nến chống dính.
Bước 2: Lấy âu cho phần bơ lạt đã chuẩn bị, đường trắng và phần đường nâu vào, dùng máy đ.ánh trứng đ.ánh đều hỗn hợp cho chúng đều nhau. Không cần đ.ánh bông phần bơ này.
Bước 3: Cho thêm trứng, vani vào hỗn hợp bơ ở bước 2 rồi tiếp tục đ.ánh cho hỗn hợp có dạng kem mềm.
Bước 4: Khi thấy phần hỗn hợp đã mịn đều thì cho phần nho khô vào thực hiện trộn đều hỗn hợp. Bước làm này bạn có thể cho thêm một chút socola vào để tăng thêm độ thơm ngon hấp dẫn cho mẻ bánh.
Bước 5: Phần hỗn hợp bột đã hoàn thành bạn múc bột để làm những hình tròn nhỏ cách đều nhau để khi bánh nở không bị dính lại với nhau. Để thực hiện bước làm này đơn giản hơn bạn có thể dùng túi bắt kem, cho hỗn hợp bột vào rồi sử dụng đui bắt kem tạo hình cho bánh thêm đẹp mắt.
Bước 6: Cho khay bánh vào lò nướng trong khoảng 8 – 10 phút để bánh chín, phần viền bánh sẽ dễ dàng chuyển sang màu nâu trong khi bánh chưa chín hẳn. Do vậy khi thực hiện công đoạn nướng bạn cần canh bánh để chúng có thể chín đều vàng đẹp mắt.
Bước 7: Bạn có thể để bánh ở nhiệt đồ lò sau khi tắt lò để nhiệt độ còn sót lại sẽ làm bánh chín hẳn phần nhân giữa bán
Cách làm bánh quy socola
Tìm hiểu thêm: Sài Gòn trở nắng, quán dừa tắc lại đông khách
Nguyên liệu
Bơ: 220g (để chảy ở nhiệt độ phòng)
Đường: 210g
Bột ca cao: 1tbsp
Muối: tsp
Baking soda: 1 tsp
Vanilla: 2 tsp
Trứng: 2 quả
Bột mì đa dụng: 320g
Socola chip: 200g
Các bước làm
Bước 1: Đ.ánh và trộn đều bơ nhạt với đường và bột cacao bằng máy đ.ánh trứng.
Bước 2: Cho 2 quả trứng lần lượt, cùng với bột mì, baking soda, muối, tinh chất vani trộn đều tay. Cho thêm hỗn hợp bơ ở trên vào thành một hỗn hợp trộn đều cho đến khi thấy hỗn hợp dẻo lại thì cho phần socola chip. Dùng phới trộn đều hỗn hợp một lần nữa.
Bước 3: Lấy hỗn hợp cho vào tô, dùng màng bọc đậy kín rồi cho vào tủ lạnh để trong 30 phút cho hỗn hợp cứng lại.
Bước 4: Lấy hỗn hợp trong tủ lạnh, thực hiện nặn thành từng viên nhỏ rồi cho lên khay nướng đã được lót giấy nến để bánh không bị dính. Lưu ý xếp bánh có khoảng cách xa nhau một chút để khi bánh nướng nở ra không bị dính vào nhau.
Bước 5: Bật lò nướng trong 10 – 15 phút ở nhiệt độ 175 độ C cho lò nóng đều, sau đó cho khay bánh vào nướng trong khoảng 10 phút ở nhiệt độ 175 độ C, sau đó thực hiện giảm nhiệt độ xuống khoảng 100 – 120 độ C để cho bánh khô hẳn thì nhấc bánh ra. Đợi bánh nguội bớt rồi xếp vào lọ thủy tinh để bảo quản.
Cách làm bánh quy bơ
>>>>>Xem thêm: Cách làm lòng gà xào cay giòn ngon “nhức nách” ăn không ngừng
Nguyên liệu
Bơ lạt: 113 gram
Bột mì đa dụng: 155 gram
Đường bột: 65 gram
Lòng trắng trứng: 1 cái (khoảng 30 – 33 gram), để ở nhiệt độ phòng
Các bước làm
Bước 1: Chuẩn bị một chiếc âu lớn, cho phần bơ đã để mềm vào âu, dùng một chiếc thìa và đ.ánh thật nhẹ nhàng cho tới khi bơ mềm nhuyễn hẳn. Tiếp theo, bạn cho thêm lòng trắng trứng cùng đường bột đã đươc rây mịn vào âu, trộn cho hỗn hợp hòa quyện hoàn toàn.
Bước 2: Rây mịn bột mì qua dụng cụ rây, sau đó bạn cho lượng bột vào âu hỗn hợp ở bước 1, dùng phới lồng cầm tay trộn bột cho thật đều. Cho tiếp phần bột còn lại vào hỗn hợp và lặp lại thao tác. Sau bước này, bạn dùng tay nhồi nhanh bột bánh cho hòa quyện hoàn toàn thành một khối thống nhất. Lưu ý, bước này bạn chỉ nhồi bột sơ chứ không làm quá kỹ nhé!
Bước 3: Bật lò ở nhiệt độ 200 độ C và làm nóng trước khi nướng bánh khoảng 30 phút. Lót một lớp giấy nến lên bề mặt khay nướng để chống dính cho bánh. Nên dùng khay nướng sáng màu, không nên dùng khay đen đi kèm lò vì loại khay này có khả năng truyền nhiệt rất cao có thể làm cháy đế bánh khi nước đấy nhé!
Bước 4: Cho phần bột đã được nhào sơ ở bước 2 và một chiếc túi bắt kem. Phần đui bạn có thể lựa chọn tùy theo ý thích để làm ra những chiếc bánh với hình dáng khác nhau. Vì phần bột bánh của chúng ta khá đặc nên bạn đừng quên lồng 2 túi bắt kem vào với nhau để không phải lo lắng vấn đề túi sẽ bị rách khi bóp bột quá mạnh.
Bước 5: Bóp nhẹ túi bắt kem vào tạo hình những chiếc bánh trên khay. Thường với đui sò 6 cánh mở phổ biến mà nhiều bạn sử dụng, nên bắt theo hình tròn để có được những chiếc bánh xinh xắn và bắt mắt nhất.
Bước 6: Khi đã làm nóng lò xong, bạn cho khay bánh vào nướng ở rãnh giữa lò với nhiệt độ 200 độ C trong vòng 5 phút. Sau đó bạn hạ nhiệt độ lò xuống 175 độ C và nướng tiếp thêm 5 – 7 phút nữa cho tới khi rìa bánh có dấu hiệu chuyển sang màu nâu vàng. Thực chất, nhiệt độ và thời gian nướng bánh sẽ thay đổi tùy theo kích cỡ những chiếc bánh của bạn hoặc loại lò mà bạn sử dụng. Chính vì thế, để nướng bánh vừa chín tới và đạt chuẩn thì bạn đừng quên đứng canh lò đấy nhé!
Bước 7: Khi bánh chín bạn có thể lấy khay bánh ra khỏi lò và để yên bánh trên khay cho đến khi nguội. Chú ý, hạn chế hết mức có thể di chuyển bánh khi vẫn còn nóng, điều này có thể khiến bánh dễ bị vỡ. Bày lên đĩa để cả nhà thưởng thức, nếu không sử dụng hết bạn có thể cho bánh vào hộp kín với một gói hút ẩm. Bánh được bảo quản với cách này có thể sử dụng trong vòng 3 tuần.