Cuối tuần chị em hãy làm món chuối bọc cơm dừa xiên rán để cho bé và cả nhà ăn vặt nhé. Cùng vào bếp thực hiện nhé.
– 50g cơm dừa (vụn dừa), 30g đường, 50gr bột mì, vài que xiên và dầu rán
Bước 1: Trộn bột mì, đường và 1/2 bát nhỏ nước lã vào khuấy cho hỗn hợp bột tan đều.
Bước 2: Chuối bóc vỏ, sau đó dùng que xiên vào một đầu của quả chuối. Sau đó lần lượt nhúng từng quả chuối vào hỗn hợp một mì.
Bước 3: Tiếp theo cho vào đĩa cơm dừa đã chuẩn bị và lăn qua sao cho phủ đều khắp quả chuối. Sau đó, cho vào chảo trên bếp đã có dầu rán sôi và rán cho vàng đều hai mặt là được.
Bước 4: Chuối đã chín vàng giòn đều hai mặt, vớt ra cho vào giấy thấm dầu.
Cho chuối bọc cơm dừa xiên rán ra đĩa khi ăn và rưới thêm nước cốt dừa lên trên. Món chuối ngự xiên rán có vỏ ngoài thơm ngon giòn tan cùng vị thơm béo của vụn dừa và nước cốt dừa, phần chuối bên trong mềm vàng thơm ngọt thật vô cùng hấp dẫn.
Cách làm dầu dừa truyền thống bằng phương pháp thủ công tại nhà
Cách làm dầu dừa truyền thống theo kỹ thuật, dụng cụ thủ công được đ.ánh giá là phương pháp giúp phát huy được hết độ nguyên chất, thơm ngon của tinh dầu dừa.
Dầu dừa vốn là sản phẩm thường được chị em sử dụng để chăm sóc da và tóc tại nhà. Ngoài công dụng làm đẹp, dầu dừa còn giúp điều trị một số bệnh lý như nhiệt miệng, nấm da, trào ngược dạ dày, đau răng,…Hôm nay, sẽ hướng dẫn bạn các công thức làm dầu dừa nguyên chất tại nhà.
1. Hướng dẫn cách làm dầu dừa lạnh thủ công
1.1. Nguyên liệu cần có
Sau đây là những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để thực hiện cách làm dầu dừa lạnh truyền thống thơm béo và nguyên chất tại nhà:
Cơm dừa: 1 kg
Nước đun sôi để nguội: 400 ml đến 500 ml
Khăn màng lọc hoặc rây lọc
Hũ thủy tinh có nắp đậy
Cơm dừa là nguyên liệu cần có để làm dầu dừa. Ảnh Internet.
1.2. Cách làm dầu dừa lạnh truyền thống không cần máy xay
1.2.1. Bước 1: Lấy nước cốt dừa
Bước đầu tiên trong cách làm dầu dừa truyền thống là lấy nước cốt dừa. Bạn cho nửa ký cơm dừa đã nạo sẵn vào chậu, đổ tiếp nửa lít nước nóng vào. Bạn lưu ý lượng nước và lượng cơm dừa phải bằng nhau nhé.Để yên khoảng 10 phút, sau đó, bạn dùng tay nhào trộn thật kỹ 15 phút để dầu dừa tiết ra nhiều nhất có thể.Khi này, bạn dùng khăn màng lọc vắt thật mạnh để lấy nước cốt dừa.
Cơm dừa xay xong bạn đem ngâm cùng nước ấm. Ảnh Internet.
1.2.2. Bước 2: Lọc lấy dầu dừa
Cho nước cốt dừa vừa thu được vào tủ lạnh khoảng vài tiếng cho phần váng phía trên đặc lại, tiếp đó bạn vớt ra để nấu. Nếu không có tủ lạnh, bạn có thể để yên nước cốt dừa 10 phút cho phần cặn lắng xuống, sau đó chắt lấy nước cốt dừa qua 1 tô khác.Cuối cùng, bạn chỉ việc nấu nước cốt dừa trong khoảng 1 tiếng là sẽ có được dầu dừa trong suốt và nguyên chất, dùng rây lọc dầu dừa một lần nữa rồi cho vào hũ thủy tinh để bảo quản nhé.
Nấu nước cốt dừa trong khoảng 1 tiếng. Ảnh Internet.
2. Hướng dẫn cách làm dầu dừa truyền thống phương pháp nóng
2.1. Nguyên liệu cần có
Hiện nay, ngoài cách làm dầu dừa truyền thống, rất nhiều người đang áp dụng cách làm dầu dừa bằng phương pháp nóng để bảo quản dầu dừa được lâu. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
Dừa khô: 1 trái
Hũ đựng
Rây lọc hoặc khăn xô
Chọn trái dừa khô có phần cơm dừa trắng sạch. Ảnh Internet.
2.2. Cách làm dầu dừa bằng phương pháp nóng truyền thống
2.2.1. Bước 1: Ngâm dừa và vắt nước cốt
Cho cơm dừa đã nạo vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn, xay xong bạn đổ cơm dừa ra tô lớn. Đun sẵn một nồi nước sôi, sau đó để ấm. Đổ nước ấm này vào cơm dừa và ngâm trong khoảng 20 phút.Dùng tay trộn đều cơm dừa và bóp thật mạnh để tinh dầu dừa được tiết ra. Lần lượt cho cơm dừa vào khăn xô đã chuẩn bị, rồi vắt lấy nước cốt dừa vào một tô khác.
Dùng khăn xô vắt lấy nước cốt dừa. Ảnh Internet.
2.2.2. Bước 2: Cách nấu dầu dừa làm theo phương pháp đun nóng truyền thống
Cho nước cốt dừa vào nồi rồi đặt lên bếp đun với lửa vừa. Khi nước sôi bạn hạ nhỏ lửa rồi khuấy đều liên tục cho nước cốt không bị cháy ở dưới đáy nồi.
Lưu ý: Khi thực hiện cách làm dầu dừa theo phương pháp truyền thống, bạn không thêm bất cứ gia vị nào vào dầu dừa nhé. Theo đó, bạn nên để dầu dừa sôi trong vòng 5 – 6 tiếng cho tới khi nước bốc hơi hết. Khi bạn thấy có một lớp váng màu vàng chìm xuống đáy nồi và dầu dừa trong suốt nổi lên trên thì tắt bếp. Để đỡ tốn thời gian, giảm bớt thao tác, bạn có thể học cách làm dầu dừa bằng nồi cơm điện cho nhanh nhé!
Đợi cho dầu dừa nguội bớt, rồi bạn dùng rây để lọc lấy dầu dừa thơm béo và nguyên chất cho vào hũ thủy tinh. Bạn có thể bảo quản và sử dụng dầu dừa này lên đến 2 năm.
Nấu dầu dừa cho tới khi xuất hiện lớp váng dưới đáy nồi. Ảnh Internet.
3. Hướng dẫn cách làm dầu dừa bằng phương pháp lạnh
3.1. Nguyên liệu cần có
Nếu như cách làm dầu dừa truyền thống và phương pháp đun nhiệt tốn khá nhiều thời gian của bạn thì hãy thử áp dụng cách làm dầu dừa lạnh sau đây nhé. Trước hết, bạn cần có các nguyên liệu sau:
Máy xay sinh tố
Cơm dừa: 1 kg
Nước sôi đang còn nóng
Dụng cụ để lọc1 hũ thủy tinh
3.2. Cách làm dầu dừa bằng phương pháp lạnh
3.2.1. Bước 1: Xay cơm dừa và vắt nước cốt
Cơm dừa mua về bạn đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Cho tiếp cơm dừa vào máy xay sinh tố cùng 300 – 400 ml nước sôi đang còn nóng rồi xay thật đều.
Cho cơm dừa cùng ít nước sôi vào máy xay rồi xay nhuyễn. Ảnh Internet.
Sau khi xay xong, bạn dùng một miếng vải sạch để lọc lấy nước cốt dừa vào tô riêng, loại bỏ phần bã dừa. Bạn lưu ý phải vắt thật mạnh để ép hết tinh dầu dừa nhé
.3.2.2. Bước 2: Cách lọc lấy dầu dừa nguyên chất làm theo phương pháp truyền thống
Đổ nước cốt dừa vừa thu được vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị, đậy nắp lại rồi đặt ở nơi khô thoáng trong vòng 1 ngày. Hết 1 ngày, bạn sẽ nhìn thấy trên bề mặt nước cốt dừa có 1 lớp trắng đục.
Đổ nước cốt dừa vào hũ thủy tinh rồi để yên 1 ngày. Ảnh Internet.
Đặt hũ dầu dừa vào tủ lạnh khoảng 2 – 3 tiếng cho lớp trắng đục này đông lại. Sau đó, bạn dùng thìa vớt hết lớp trắng đục này ra ngoài. Lúc này, bạn đã thu được 1 hũ dầu dừa trong suốt và thơm béo.
4. Hướng dẫn cách bảo quản dầu dừa được lâu ngày
Sau khi hoàn thành cách làm dầu dừa truyền thống, ép lạnh và đun nhiệt, bạn cần bảo quản dầu dừa đúng cách để sử dụng được lâu ngày:
Đợi dầu dừa nguội, bạn rót dầu dừa qua 1 cái phễu có màng lọc vào hũ thủy tinh, rồi nắp đậy kín.Sau đó, bạn có thể bảo quản dầu dừa ở nơi khô thoáng, thời gian sử dụng tầm nửa năm.
Cho dầu dừa vào hũ thủy tinh có nắp đậy để bảo quản. Ảnh Internet.
Lưu ý: Cách bảo quản dầu dừa tự làm theo cách truyền thống là không được để hũ dầu dừa tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Nếu cho vào tủ lạnh thì bạn có thể bảo quản dầu dừa được lâu hơn. Ở nhiệt độ dưới 24 độ C, dầu dừa sẽ đông lại thành khối màu trắng. Khi sử dụng, bạn cho ra ngoài không khí là dầu dừa sẽ tan chảy ra như bình thường.
Trên đây là cách làm dầu dừa truyền thống theo phương pháp ép lạnh và đun nhiệt mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Bạn có thể dùng dầu dừa nhà làm để chăm sóc sức khỏe, làn da và mái tóc cho cả gia đình.
Vậy là từ nay, bạn không cần phải tốn t.iền mua sản phẩm bên ngoài mà không biết chất lượng có đảm bảo an toàn cho sức khỏe không. Chúc bạn thực hiện các hướng dẫn trên đây thành công để tự làm ra dầu dừa nguyên chất, thơm béo và trong suốt, bảo quản được lâu nhé.
Bí kíp” làm nước cốt dừa ngon Nếu không có nước cốt dừa thì có lẽ sẽ không tồn tại những món ngon giải nhiệt mùa hè như kem chuối. Rồi các món chè sẽ ra sao nếu như thiếu nước cốt dừa… Có lẽ người yêu ẩm thực sẽ đau lòng lắm nếu như trên đời này không có nước cốt dừa. Nói rằng làm nước cốt dừa dễ…