Nếu như trước kia, con trâu chỉ cung cấp cho nhà nông sức kéo thì vài năm gần đây, thịt trâu còn là nguồn nguyên liệu để chế biến nên những món ăn đặc sắc tạo nên sự phong phú trong kho tàng ẩm thực của người Việt.
Món ngon đổi vị
Ông Nguyễn Xuân Quỳnh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội những nhà quản lý đồ uống và ẩm thực Việt Nam nhận định: “Trước kia, món thịt trâu ít được biết đến do con trâu là đầu cơ nghiệp, ít được sử dụng làm thực phẩm. Đến nay, thịt trâu đã được dùng để chế biến nên nhiều món ăn. Trước kia, quê tôi tại khu vực thị trấn Lim (Bắc Ninh) có những chợ tập trung buôn bán trâu bò và được làm thịt. Thớ thịt trâu sau khi g.iết mổ vẫn giật giật nên được gọi là thịt trâu giật, đó còn gọi là thịt tươi được chế biến nhiều món, đơn giản là thịt luộc chấm mắm, tiếp đến được chế biến thành các món xào với các loại rau theo từng vùng miền. Tại vùng đồng bằng, dễ ăn nhất là các món xào với rau muống, hành tỏi, cần tây, khế; còn khu vực Tây Bắc xào, nấu với lá lồm (lá giang). Bên cạnh đó, thịt trâu còn nấu cà ri, nhúng mẻ…”
Thịt trâu được chế biến nhiều món bổ dưỡng cho sức khỏe.
“Thịt trâu có đặc tính hàn nên khi chế biến, các đầu bếp thường cho gia vị nóng như ớt, tỏi để cân bằng vị. Bên cạnh đó, thịt trâu có giá trị dinh dưỡng tương đương như thịt bò. Thịt trâu có hàm lượng chất sắt cao hơn, nhưng lại ít mỡ hơn thịt bò. Trong thịt trâu chỉ có 1,6 – 5,6% mỡ so với thịt bò là 10 – 22%. Có lẽ đó là lý do gần đây, thịt trâu là nguyên liệu chính để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng”, ông Quỳnh nói thêm.
Ở nhà hàng Trâu vườn quán (phố Nguyễn Văn Tuyết, Hà Nội), ông Trần Mạnh Linh, quản lý nhà hàng cho biết: Nhà hàng có khoảng 30 món về thịt trâu, nhưng hấp dẫn khách nhất là món nộm trâu mầm và món trâu cháy tỏi, trâu nướng tảng. Nguồn hàng nhập chính từ Bắc Giang.
Bếp trưởng Cao Văn Dương của nhà hàng chia sẻ kinh nghiệm: Để nấu món thịt trâu ngon, quan trọng nhất là chọn thịt trâu ngon. Khi nhập nguyên liệu phải kiểm tra rất kỹ, phải là thịt trâu tươi, không bơm nước. Khâu chọn nguyên liệu thịt trâu chuẩn chiếm 50% thành công của món ăn. Nấu ngon sẽ phụ thuộc vào gia vị khi chế biến từng món.
Thịt trâu – món ngon đổi vị.
Khách nhâm nhi có thể chọn món trâu xé vốn là thịt trâu già hơn được tẩm gia vị mắc khén và hạt dổi. “Khác với thịt trâu sấy khô của đồng bào miền núi, thịt trâu xé sau khi tẩm ướp gia vị được sấy ở mức độ nhất định nhưng vẫn đảm bảo độ tươi để người dùng cảm nhận hương vị thịt trâu”, anh Dương cho biết.
Theo đ.ánh giá của Sở Du lịch Hà Nội, trên địa bàn có khá nhiều quán thịt trâu gắn với tên từng vùng miền, tạo nên một sự đa dạng về ẩm thực hấp dẫn du khách.
Đặc sản Tây Bắc
Nhắc đến thịt trâu, nhiều người nhớ ngay đến món thịt trâu sấy khô, hay còn gọi là thịt trâu gác bếp của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.
Thịt trâu sấy khô, đặc sản vùng Tây Bắc.
Anh Hoàng Việt, dân tộc Thái, sống tại Lai Châu, chủ một doanh nghiệp du lịch cho biết: Do thời tiết lạnh và cần thực phẩm để qua mùa đông nên đồng bào nơi đây thường dùng thịt trâu, thịt bò, thịt lợn sấy khô treo gác bếp. Tuy nhiên, đồng bào Thái hay dùng thịt trâu bởi thịt trâu sấy khô nhanh, không ngậy. Đây cũng là món truyền thống không thể thiếu tại mỗi mâm cỗ đãi khách ngày Tết của người Thái. Nếu ai đã từng đến các vùng Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu… trong dịp Tết, trên mâm cỗ đãi khách ngày Tết của người Thái bao giờ cũng có đĩa thịt trâu khô xé nhỏ ở giữa mâm cơm, kèm theo gói xôi nếp mời khách.
Ngày nay, do điều kiện sống nâng lên, thịt trâu khô gác bếp không chỉ là món ăn đặc trưng của người Thái, mà còn trở nên phổ biến đối với người dân Tây Bắc. Món ăn như thực phẩm khô dự trữ trong ngày mưa gió giá rét dần dần được thực khách miền xuôi khi tới miền núi lại đ.âm nghiền.
Anh Việt chia sẻ, để làm món thịt trâu sấy khô phải là thịt đùi sau của trâu đực, từ 5 t.uổi trở lên, trung bình mỗi tạ thịt trâu được khoảng 30 kg thịt để sấy, người làm thường lựa ở bắp, ít gân, thớ thịt đều, đẹp. Thịt trâu lọc bỏ gân, thái miếng dài khoảng 15cm, rộng 7 – 8 cm, dầy 2 – 3 cm, rồi đem ướp gia vị. Gia vị để ướp thịt trâu khá đa dạng: Muối, đường, mỳ chính, ớt hiểm, hạt dổi, tỏi, gừng, mắc khén (loại gia vị chỉ có ở vùng núi).
Nhìn bên ngoài, thịt trâu gác bếp Tây Bắc màu nâu sẫm, bên trong có màu đỏ tự nhiên. Khi xé nhỏ, miếng thịt trâu sấy tỏa ra một mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Lúc ăn, miệng thấy vị ngọt của thịt đọng lại và chút cay nồng của tiêu ớt, chút thơm lạ của mắc khén.
Bên cạnh thịt trâu sấy, thịt trâu còn được dùng để chế biến thành nhiều món ăn đặc trưng được du khách ưa thích như thịt trâu tẩm gia vị dổi, mắc khén nướng lá chuối, thịt trâu nướng ống tre…
Thịt trâu là nguyên liệu chính để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, trở thành đặc sản được nhiều người ưa thích.
Ẩm thực Sơn La: 5 món ngon nhất định phải thử dù chỉ một lần
Sơn La là một trong những tỉnh miền núi phía bắc có nền ẩm thực phong phú. Ngoài thưởng thức vẻ đẹp của núi non hùng vĩ, ẩm thực Sơn La mang đến cho thực khách những nhớ thương khó lòng mà quên được.
VeXeRe.com sẽ giới thiệu 5 món ngon nhất định bạn phải thử khi đến với Sơn La dù chỉ một lần để biết được ẩm thực Sơn La không chỉ ngon mà còn độc nhất vô nhị.
Ẩm thực Sơn La: Canh mọ
Canh mọ, nghe tên có thể đoán đây là món ngon đặc trưng của người dân tộc vùng cao. Món ăn này thường xuất hiện trong những ngày lễ Tết của người Khơ Mú. Nguyên liệu chính từ các loại thịt chuột, chim, sóc sấy khô băm nhỏ. Để không đơn điệu, thịt được trộn với hoa chuối, các loại rau thơm, ớt chỉ thiên, mắc khén, tấm gạo nếp cho vào ống tre rồi nấu như cơm lam.
Ẩm thực Sơn La: Canh mọ
Ẩm thực Sơn La: Canh mọ
Trong lúc nấu thì liên tục lấy que tre vót nhọn sọc đến khi nhuyễn. Thành quả sẽ là món ăn sền sệt, sánh. Ăn kèm với xôi nếp nắm chấm quệt rất ngon. Món ăn đặc biệt này lúc ăn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của các nguyên liệu với nhau.
Ẩm thực Sơn La: Nậm pịa
Món ngon nậm pịa là đặc sản của người dân tộc Thái ở Sơn La. Gần giống với món thắng cố, nậm pịa cũng được chế biến từ ruột non của trâu, bò hoặc dê. Ruột non làm sạch, nhồi thêm thịt, tiết tươi, đuôi dạ dày, cuống tim… Để món ăn không có mùi, gừng, sả, mắc khén, ớt, lá chanh băm được cho thêm vào. Sau đó, cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút để tạo món ăn sền sệt.
Ẩm thực Sơn La: Nậm pịa
Ẩm thực Sơn La: Nậm pịa
Nậm pịa chỉ ngon nhất khi dùng nóng. Du khách nào mới ăn sẽ thấy có vị đăng đắng nơi cổ họng. Nhưng lúc sau lại thấy ngòn ngọt và thơm thơm của mắc khén, của các loại gia vị như sả, lá chanh, gừng, ớt. Nậm pịa ăn kèm với thịt bò hoặc dê luộc sẽ cảm nhận được hương vị của các loại gia vị lan tỏa ngào ngạt, tạo nên một món ăn hấp dẫn.
Cháo mắc nhung
Mắc nhung là môt loại quả quen thuộc và đặc trưng ở nương rẫy Sơn La. Mắc nhung được chọn để nấu cháo phải là quả chín mọng. Gạo chế biến phải chọn loại tẻ thơm, nếu được tấm đầu vụ gặt non (như cốm) thì càng tốt. Thịt nấu cháo mắc nhung là loại xương sườn lợn nướng khô hay hun khói, băm nhỏ nấu nhuyễn với cháo tấm.
Ẩm thực Sơn La: Cháo mắc nhung
Ẩm thực Sơn La: Cháo mắc nhung
Bắt tay vào nấu cháo cho chín tới rồi cho quả mắc nhung vào, đ.ập dập củ gừng, ớt nướng và xả cả củ bỏ vào đáy nồi cháo, khuấy đều. Vài phút sau, đã có ngay món cháo mắc nhung đặc sản thơm nồng, đặc sánh. Món ăn này là đặc sản không thể thiếu trong ẩm thực của người dân tộc Sơn La.
Thịt trâu gác bếp
Món ngon đặc trưng này vốn là đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến thịt trâu gác bếp Sơn La. Thịt trâu được róc thành miếng, tẩm ướp gia vị rồi hun bằng khói của than củi đốt từ các loại cây mọc trên núi đá. Khi thịt đã thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, vương vấn trong từng thớ thịt vậy mà chẳng gây khó chịu.
Ẩm thực Sơn La: Thịt trâu gác bếp
Ẩm thực Sơn La: Thịt trâu gác bếp
Chính mùi khói ấy đã hấp dẫn biết bao thực khách khi thử ngay lần đầu tiên. Nhấp một ngụm rượu, ăn một miếng thịt cũng khiến người ta say đắm.
Nộm da trâu
Da trâu dày, cứng và dai, nhưng người Sơn La lại khéo léo chế biến thành món ngon khó cưỡng. Để giảm độ dai, thịt trâu phải được sơ chế rất công phu. Từ hơ lửa, ngâm nước lã, lọc đến đ.ập da nhiều lần.Điều đặc biệt là da trâu được trộn với nước măng chua tạo thành hương vị khác lạ. Khi thưởng thức, bạn sẽ có cảm nhận, da trâu sần sật, đanh đanh, có hương thơm củ rau mùi tàu, mùi ta. Vị bùi bùi của đậu phộng cùng vị chua thanh của măng rừng ngâm ngấu rất thú vị. Nộm da trâu là món nhắm rượu tuyệt vời ở nơi vùng cao Sơn La này
Ẩm thực Sơn La: Nộm da trâu
Ẩm thực Sơn La: Nộm da trâu