Ngộ như lá xào dông… “ở rể”

Thật ngộ! Cái đùi ếch mũm mĩm, nóng hổi, da ngoài giòn, trong mềm dẻo thêm ngọt thơm quyến rũ khi “núp lùm” trong “xóm” lá xào dông…

Một đằng, dày dạn sương gió cạnh những đồi cát bỏng rát nơi chảo lửa Phan Rang cùng mấy ngôi tháp Chàm trầm mặc. Một bên, ưa quanh quẩn nơi kênh rạch, ruộng đồng miền tây xanh mướt. Vậy mà, chúng cực kỳ hợp nhau, “hết mình” tương trợ cho nhau trong món xào khô giản tiện mà tinh tế.

Hôm đó, trời Tây Đô đón chúng tôi bằng cái nắng nám da. Bù lại, các bạn bầu chốn này luôn niềm nở đón chào.

Dẫn tham quan vườn rau gia vị nên thuốc của mình sát mép sông, ông Phạm Bửu Việt vui vẻ khoe: “Cây lá xào dông Ninh Thuận đã chịu đất này! Nó cao tới đầu rồi.”

Thế là, tôi đề nghị thử hái một nắm lá mang xào với lươn hoặc ếch xem sao. Nghe vậy, ông chủ nhiệm CLB Bếp Ngon Phương Nam đã trố mắt, gặng hỏi: “Biết có ăn được không đó?”

Nào ngờ, sau nửa tiếng trình làng một món chưa có trong thực đơn quán Ẩm Thực Ven Sông, cái dĩa sứ đã “phơi bụng” trắng tươi.

Ngộ như lá xào dông… “ở rể”

Vô miền Tây, cây lá xào dông trông khá giống cây cà ri.

Thật ra bữa đó cũng có vài ba cái lưỡi bảo thủ, ngại đụng đũa vào một món quá lạ lẫm với họ.

Số đông còn lại mặt mũi rạng ngời. Vì họ ủng hộ lối sáng tạo món mới theo kiểu phá cách. Anh Tôn Thất Lang vốn kén ăn cũng tấm tắc khen ngon.

Xin nói thêm, trước nay mớ lá xào dông Phan Rang như một loại “bùa hộ mệnh” với các nguyên liệu địa phương giàu đạm nhưng nặng mùi tanh hoặc hôi đặc trưng như: con dông, đám dê, cừu.

Bởi, lượng tinh dầu nồng nàn từ lá tươi không hề kém cạnh với lá cà ri xanh nơi xóm Chăm An Giang. Nhờ vậy, nó mới có thể áp đảo, tống tiễn “tật xấu” nơi thịt dông hoặc cừu, dê trong vòng một nốt nhạc được.

Và công bằng mà nói, hàm lượng tinh dầu của nắm lá xào dông miệt Cần Thơ hôm ấy đã sụt giảm phân nửa so với nguyên bản.

Có thể, khi “định cư” trên vùng đất mới, thổ nhưỡng luôn “dễ thở hơn” còn gia chủ thì chăm sóc chu đáo; khiến nó sinh… hư chăng? Nhìn kỹ, độ dày của lá cũng mỏng hơn so với phiên bản gốc. Riêng gam màu xanh ngọc lại bừng sáng trong nắng mai, vượt trội hơn cả khóm lá cà ri với mắc mật đong đưa bên cạnh.

Mặc dù vậy, độ đắc dụng của mớ lá xào dông “đi ở rể” kia, không hề giảm sút tí nào. Bởi độ tanh của nhóm “bạn mới” miệt đồng bằng như: lươn, ếch, rắn bông s.úng… chưa bằng phân nửa so với tụi “bạn cũ” của chúng.

Đặc biệt, nét riêng và cũng là duyên ngầm của loại lá này là, nửa giống lá cà ri tươi ở độ hăng nồng nửa giống lá mắc mật nhờ hậu vị chua the dìu dịu – kích thích thèm ăn. Lại giúp, kéo dài được cảm giác lâu ớn ngán.

Ngộ như lá xào dông… “ở rể”

Buông đũa còn thèm, món ếch xào cùng lá xào dông.

Được biết, tuy có nguồn gốc hoang dại nhưng cây khá dễ trồng (bằng hạt hoặc chiết nhánh), chống chịu hạn tốt, ít sâu bệnh. Và có lẽ, cộng đồng Chăm Ninh Thuận chính là những bậc thầy bếp thầm lặng trong nghệ thuật phối dụng gia vị lá xào dông.

Quay về đất phương Nam màu mỡ, một khi đã “hợp rơ” (hiểu ý nhau) với ếch, thì nắm lá tuy một mà hai vừa kể, cũng có thể “chơi” được với: ba ba, rắn hổ hành và nhiều con còn nhúc nhích khác…

Hướng dẫn làm bánh mì nướng muối ớt giòn ngon, hấp dẫn ngay tại nhà

Bánh mì nướng muối ớt là một trong những món ăn vặt đang gây sốt đối với giới trẻ hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu hướng dẫn làm bánh mì nướng muối ớt đơn giản, chuẩn vị ngay tại nhà nhé.

Nguồn gốc món bánh mì nướng muối ớt

Nơi bắt nguồn đầu tiên của món ăn độc đáo này là các tỉnh sông nước miền Tây. Dần dần theo năm tháng, bánh mì nướng muối ớt bắt đầu lan rộng sang nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Đặc biệt những thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội và Đà Nẵng có lượng fan trung thành của món ăn này cực kỳ lớn.

Theo những chuyên gia ẩm thực miền Tây thì bánh mì nướng muối ớt là món ăn của người Khmer sinh sống tại khu vực Bảy Núi. Sau đó, dần dần người dân đã bắt đầu kinh doanh món ăn này tại thành phố Long Xuyên rồi từ đây tiếp tục mở rộng ra nhiều tỉnh thành khác.

Ngộ như lá xào dông… “ở rể”

Nguồn gốc của món bánh mì nướng muối ớt ở đâu?

Bánh có độ giòn, dai, vị cay, mặn kích thích vị giác những thức khách khó tính nhất. Cách chế biến khá đơn giản nhưng bước pha chế nước phết lớp vỏ bánh lại không hề dễ. Bạn có thể nướng bánh với máy nướng bánh mini hay dùng bếp than đều giữ được hương vị tuyệt hảo của món ăn.

Bánh mì nướng muối ớt đang được mệnh danh là món ăn vặt số 1 của giới trẻ hiện nay. Không chỉ như vậy, đây còn là thực phẩm chống đói cho bạn mà không lo lắng vấn đề tăng cân, béo phì.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để thực hiện 3 phần bánh mì nướng muối ớt bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Bánh mì: 10 ổ;

Chà bông: 100g;

Xúc xích: 2 cây;

Ruốc heo: 3 muỗng cà phê;

Tôm khô: 100g;

Bơ: 100g;

Ớt: 1 trái

;Hành lá: 50g;

Trứng cút: 6 quả;

Xốt Mayonnaise: 5 muỗng cà phê;

Sa tế tôm: 2 muỗng cà phê;

Tương ớt: 4 muỗng cà phê;

Đường: 2 muỗng cà phê;

Tỏi băm: 1 muỗng cà phê.

Hướng dẫn làm bánh mì nướng muối ớt

Món bánh mì nướng muối ớt khá đơn giản với các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Thực hiện nước sốt phết bánh mì

Ngộ như lá xào dông… “ở rể”

Chế biến nước sốt phết bánh mì nướng muối ớt với sa tế tôm, tương ớt

Tôm khô bạn ngâm vào nước lạnh khoảng 15 phút, vớt ra để ráo và giã nhuyễn.Thêm khoảng 30g bơ vào nồi đun chảy rồi thêm tỏi băm nhuyễn vào phi cho thơm.Cho tôm khô vừa giã nhuyễn vào nồi xào chín rồi nêm nếm thêm 2 muỗng cà phê tương ớt, 300ml nước, 2 muỗng cà phê sa tế tôm.Dùng muỗng khuấy cho hỗn hợp đều đến khi sền sệt thì tắt bếp.

Bước 2: Thực hiện mỡ hành

Hành lá lột vỏ lụa bên ngoài, cắt rễ rồi thái thành từng lát mỏng.Cho khoảng 70g bơ vào nồi đun cho chảy rồi tiếp tục thêm hành lá đã thái vào.Đun thêm khoảng 1p thì tắt bếp và cho mỡ hành đã thực hiện vào chén.

Bước 3: Chuẩn bị bánh mì

Ngộ như lá xào dông… “ở rể”

Bạn làm bánh mì dẹp chỉ còn khoảng 1 cm để chuẩn bị nướng và giúp nước sốt thấm gia vị đều hơn

Bạn làm dẹp bánh mì đến khi kích thước chỉ khoảng 1cm là vừa.Bạn nên mở lò nướng trước khi cho bánh vào khoảng 10 phút.Dùng cọ, phết nước sốt bánh mì đã chuẩn bị ở bước 1 lên rồi tiếp tục lật ổ bánh để phết mỡ hành lên.Cho bánh vào lò nướng, đến khi bánh đạt độ giòn vừa đủ thì dùng cọ phết thêm một lớp sốt tương ớt sa tế tôm cùng mỡ hành lên bánh mì.Nếu có điều kiện bạn nên chọn nướng trên lò than để gia tăng thêm hương vị cho món bánh mì nướng muối ớt.

Ngộ như lá xào dông… “ở rể”

Bánh mì sẽ ngon hơn khi nướng trên bếp than

Dùng kéo cắt bánh mì thành từng lát mỏng rồi bày ra đĩa.

Bước 4: Trang trí món ăn

Ngộ như lá xào dông… “ở rể”

Bánh mì nướng muối ớt sẽ ngon hơn khi ăn kèm phô mai, tương ớt,… mang đến hương vị độc đáo nhưng không gây ngán

Trên dĩa bánh mì nướng muối ớt bạn cho thêm phô mai, tương ớt, chà bông, sốt mayonnaise, xúc xích cắt lát để ăn kèm. Những thực phẩm ăn kèm này có thể giúp món ăn tăng thêm hương vị và không tạo cảm giác ngán cho người thưởng thức.

Yêu cầu thành phẩm của bánh mì nướng muối ớt

Món bánh mì nướng muối ớt sau khi hoàn thành cần đảm bảo những yêu cầu thành phẩm về hình thức và hương vị của bánh như sau:

Đối với hình thức bánh

Cả 2 mặt của bánh cần phải có màu vàng đều, bóng đẹp. Trên bề mặt không có các vết cháy đen, từng lát bánh được cắt đều đẹp theo kích thước xác định.

Đối với hương vị

Khi thưởng thức, bánh phải có độ giòn rụm, vị cay cay, mặn mặn và béo ngậy của sốt Mayonnaise và mỡ hành. Tôm rang ăn kèm cần phải có hương vị thơm ngon, chà bông dai, ngọt. Toàn bộ những nguyên liệu này hòa quyện với nhau tạo nên món ăn đậm đà, ngây ngất.

Trên đây là một vài chia sẻ về hướng dẫn làm bánh mì nướng muối ớt đậm đà, ngây ngất đang làm mưa làm gió trong cộng đồng ăn vặt của giới trẻ. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn có được gợi ý cách thực hiện một món ăn ngon miệng, hấp dẫn cho cả gia đình. Chúc bạn sẽ chế biến thành công món bánh mì nướng muối ớt cho bạn bè và người thân cùng thưởng thức nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *