Món ăn chơi gây nghiền của thực khách, vì nó có vị tươi giòn của răng mực, hòa trong vị cay xè sa tế của món răng mực nướng, vị mằn mặn của răng mực rang muối, hay beo béo, thơm lừng của những viên chả răng mực béo ú… l ôi cuốn, hấp dẫn thực khách theo những cách khác nhau.
Con đường dẫn ra bãi tắm Đồi Dương, dọc đương Lê Hồng Phong hay trên đường Võ Thị Sáu dẫn ra cảng biển Phan Thiết, mỗi chiều luôn đông nghịt khách, với đa phần là học sinh, sinh viên. Bởi từ lâu việc cùng bạn bè nhâm nhi món răng mực vỉa hè, trong cái không khí mát mẻ của buổi chiều tà đã trở thành sở thích của không ít bạn trẻ nơi đây.
Nếu đã biết rồi thì thôi nhưng chưa biết bạn hẳn sẽ thắc mắc: Mực cũng có răng hay răng mực cũng ăn được? Vốn được gọi với cái tên dung dị, răng mực, phần tròn, nhỏ trên đầu mực, gần như bị bỏ quên trong quá trình chế biến món hải sản tươi ngon đặc trưng vị biển, vì bị cho là không ăn được, thế nhưng hiện nay răng mực đã trở thành món ăn đường phố đặc sản của Phan Thiết. Qua thời gian, từ những viên răng mực hấp giòn ngọt, người ta tìm tòi và tạo nên một thực đơn các món ăn chơi độc đáo và hấp dẫn như: chả răng mực, răng mực nướng sa tế… có thể làm hài lòng những thực khách sành ăn vặt nhất.
Với món nướng muối ớt, nướng sa tế, những chiếc răng mực bé bằng đầu ngón tay được tẩm ướp gia vị vừa miệng, rồi tỉ mẩn xâu vào xiên, nướng trên bếp. Khi màu trắng đục của răng mực chuyển sang màu vàng, thơm ngào ngạt là đã có thể thưởng thức. Món răng mực xào bơ tỏi dọn kèm với bánh tráng lại hấp dẫn thực khách ở sự lôi cuốn trong hương vị. Xúc một ít răng mực lên bánh tráng, từ từ thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được vì giòn răng mực, vị beo béo của bơ, hương thơm của tỏi, mè, vị giòn tan của bánh tráng, chua nhẹ của xốt… Chả răng mực với những viên chả chiên thơm lừng cũng là một trong những món “ruột” trong danh sách các món được gọi tên.
Răng mực sẽ thêm đậm đà, lôi cuốn khi bạn ăn kèm với tương ớt, sa tế, rau răm và đồ chua. Riêng răng mực hấp, muối tiêu chanh hay nước mắm chua ngọt là thích hợp nhất. Vị giòn, ngọt của răng mực, cay cay tương ớt, hòa quyện cùng vị the mát rau răm, chua ngọt dưa chua… đem lại một cảm giác rất thú vị, ngon miệng ăn hoài không ngán.
Bổ mát với lẩu nấm chay
Qua Tết, thực đơn cần những món thanh đạm để trung hòa khẩu vị sau những bữa tiệc nhiều món ngon. Lẩu nấm là một lựa chọn thích hợp với nhiều nấm và rau củ ăn kèm, vừa ngon vừa giàu dưỡng chất.
Nguyên liệu
100g nấm rơm
100g nấm kim châm
50g nấm đông cô
100g nấm bạch tuyết
100g nấm đùi gà
100g nấm bào ngư
1 củ cà rốt
1 củ sắn
1 củ su su
1 bó tần ô (cải cúc)
1 cây cải thảo (500g)
1 cây hành boa-rô
1 trái dừa tươi
Gia vị: Muối, đường, hat nêm chay, tiêu, dầu ăn, sa tế.
Thực hiện
Củ sắn, su su và củ cải gọt vỏ cắt thành miếng, sau đó cho vào nồi áp suất cùng với nước dừa, hầm khoảng 30 phút thì vớt ra lấy nước hầm làm nước dùng.
Hành boa-rô băm nhỏ phần thân, phần lá xắt mỏng.
Nấm đông cô ngâm nước muối ấm khoảng 30 phút, rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Các loại nấm cắt gốc, rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra. Riêng nấm đùi gà thái thành từng lát mỏng vừa ăn.
Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành boa-rô, cho nấm đông cô vào xào sơ, đổ nước dùng vào, nêm 3 muỗng cà phê hạt nêm chay, một chút muối, tiêu, sa tế vào.
Khi nước lẩu sôi, cho cà rốt và lá hành boa-rô vào. Để liu riu lửa, khi nào ăn, thả nấm và rau vào. Lẩu nấm ăn kèm với bún hoặc mì đều ngon.