Nếu là tín đồ của hải sản, chắc hẳn nhiều người sẽ không thể bỏ qua quán ăn đặc biệt này.
Nếu như bún hải sản đã trở thành món ăn quen thuộc của thực khách Hà Thành thì món mì niêu hải sản lại khá lạ lẫm với nhiều người. Bởi vì, hải sản nấu kèm với bún và rau xanh được đun nóng bằng nồi gang ngay trên bếp lửa để khi mang đến trước mặt thực khách, niêu mì vẫn còn nóng hổi, thơm phưng phức đang lăn tăn sủi.
Mì niêu hải sản phố Cổ
Nằm ngay mặt đường phố Ô Quan Chưởng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), với món chính là mì niêu hải sản cùng với cơm rang, bún, miến kết hợp với hải sản, quán ăn này thu hút một lượng khách khá đông đến thưởng thức mỗi ngày.
Đặc biệt, ai đến đây lần đầu tiên cũng phải thử bằng được tô mì niêu hải sản của quán. Với giá chỉ từ 45 nghìn đồng, tô mì niêu có sự kết hợp của sợi mì tươi nhà làm, mực câu, tôm, ngao, bề bề, rau cải, ăn kèm với miếng măng ngâm chua cay chỉ có giá 45 nghìn đồng.
Thay vì sử dụng bằng bát tô, quán mì này sử dụng niêu nhỏ để đựng suất mì phục vụ khách
Chị Đoàn Thị Dung, chủ quán cho biết, gia đình chị có nghề làm mì gạo từ thời bao cấp. Thấy quê mình có nguồn hải sản phong phú, tươi ngon được nhiều người yêu thích, chị mới có ý tưởng dùng mì gạo kết hợp với hải sản, tạo nên món ăn đặc biệt này.
“Tôi thấy rằng, hải sản rất ngon và bổ dưỡng nhưng nếu để nguội thì sẽ có vị tanh, phải ăn nóng mới thơm ngon nên mới nghĩ đến cách là dùng những chiếc niêu nhỏ, vừa bằng chiếc bát tô nhưng có thành dày, có thể giữ độ nóng lâu nhất cho suất mì hải sản mà khách thưởng thức”, chị Dung nói.
Khách có thể gọi thêm hải sản như mực, bề bề, cua, ghẹ vào suất ăn của mình.
Theo chị Dung, một niêu mì hải sản 45 nghìn đồng sẽ bao gồm tôm, mực, bề bè, ngao, đậu hũ, rau cải và mì tươi. Nếu thêm ghẹ thì có giá 70 – 80 nghìn đồng/suất.
Mì sau khi luộc sơ qua sẽ được cho vào từng niêu theo từng suất, sau đó cho thêm đậu, rau và hải sản theo yêu cầu của khách.
Mì tươi được sử dụng để chế biến là loại mì do nhà chị tự làm từ gạo tám. Sau khi cán thành sợi sẽ được hấp chín, sấy khô để dễ bảo quản. Khi chế biến, sợi mì vừa giữ được độ dai và thơm ngon vừa không bị nhũn khi nấu ở nhiệt độ cao.
Khách đến ăn mì niêu hải sản thích thú hơn khi được ăn kèm với măng cay.
“Tôi luôn dồn hết tâm huyết vào quán mì này và tâm niệm phải làm hết sức mình, lấy công làm lãi. Ngoài mì tươi tự làm, nhà tôi cũng lựa chọn nguồn hải sản Quảng Ninh tươi ngon nhất. Mực phải là mực câu, ngao tươi, bề bề, tôm, ghẹ cũng được cấp đông từ ngoài đảo và vận chuyển từ Móng Cái lên Hà Nội trong ngày để đảm bảo luôn tươi ngon nhất”, chị Dung bày tỏ.
Mỗi suất mì niêu có giá từ 45-80 nghìn đồng.
Mở quán mì niêu hải sản hơn 12 năm ở Quảng Ninh và mới mở được 2 năm tại Hà Nội nhưng quán mì niêu hải sản của chị Dung lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Ngoài 3 thành viên trong gia đình, chị Dung phải thuê thêm 4 người giúp việc, chạy bàn.
Mỗi ngày, quán ăn nhà chị Dung bán được từ 300-500 suất.
Theo chị Dung, quán mì niêu hải sản mở cửa từ 8h00-23h00 hàng ngày. Khách thường đến ăn đông nhất vào buổi trưa và các ngày cuối tuần. Trung bình, quán bán được từ 300-500 suất/ngày.
Vào giờ ăn trưa, hầu hết chỗ trong nhà đều chật kín, khách phải ngồi cả bên ngoài vỉa hè.
Ngoài món mì niêu hải sản, khách đến đây có thể thưởng thức nhiều món ăn khác được chế biến từ hải sản như: cơm rang hải sản, miến xào hải sản, mực trứng hấp, bề bề rang muối, nem hải sản, nộm sứa, bạch tuộc sốt thái, ghẹ rang me, hàu nướng…
Ngoài mì niêu hải sản, quán còn bán rất nhiều món ăn khác theo nhu cầu của khách hàng.
Chị Nguyễn Thị Hà (Hà Nội) cho biết, chị thường xuyên đến đây để ăn mì niêu hải sản vì hải sản rất tươi ngon, nước dùng cũng có vị thơm ngọt của hải sản chứ không phải từ mì chính hay đường, sợi mì to, dai, mềm ăn rất ngon.
“Tôi thường ăn niêu thường với giá 45 nghìn đồng là đủ no. Tôm và mực đều tươi nên ăn rất dai và ngọt. Bề bề ăn cũng rất chắc và ngon, thi thoảng còn có bề bề trứng. Ngao béo và ngọt. Khách đến gọi món thì chủ quán mới cho mì vào nấu, khi nhận món, niêu mì vẫn sôi sùng sục”, chị Hà cho biết.
Gỏi kèo nèo hải sản
Ruộng đồng Việt Nam có đến hàng trăm thứ rau như vậy, mỗi loại rau có một giá trị khác nhau, loại dành làm gia vị, loại ăn sống, loại nấu canh, luộc…
Và gần đây, một số loại rau hoang dại đã chễm chệ có mặt ở các tiệc cưới, nhà hàng đặc sản… Báo Xuân Phụ Nữ năm nay giới thiệu bốn món ăn nhẹ nhàng, đơn giản mà bổ dưỡng, để bạn có thể làm đãi khách trong ngày Tết. Mỗi loại rau trong các món ăn này đều mang vị thuốc, ví dụ như bồn bồn giúp điều hòa khí huyết; rau muống, kèo nèo… có tác dụng mát gan, bổ thận…
Kèo nèo thường mọc ở bờ ao, mép mương miệt vườn Nam bộ. Ngoài món gỏi, kèo nèo có thể được chế biến thành nhiều món như luộc chấm nước cá kho, nấu canh chua, lẩu… Kèo nèo có bán hầu hết các chợ với giá rẻ.
Vật liệu – thực hành
● 100g mực ống làm sạch, hấp chín, cắt sợi ngắn.
● 50g tôm thẻ luộc chín, lột vỏ, cắt dọc làm hai nếu tôm lớn.
● 50g cồi sò điệp xào vừa chín với ít dầu, gia vị.
● 40g ớt Đà Lạt vàng đỏ và cà rốt cắt sợi trộn với một muỗng cà phê đường.
● Ít lá húng lủi, húng cay cắt nhỏ. Ít mè rang vàng, giã dập.
● Pha nước mắm tỏi ớt chanh đường. Ăn với bánh tráng mè hoặc bánh phồng tôm chiên giòn.
● Phần kèo nèo làm sau cùng để hoàn tất là dọn ăn ngay:
* Pha ít nước lọc, đường vừa ngọt và đá lạnh.
* 500g kèo nèo cắt xéo, khúc ngắn 4 – 5cm, thả ngâm vào nước đường vài phút cho thấm, vớt ra, vẩy bớt nước rồi cho vào một cái tô, trộn đều với rau thơm cắt nhỏ và nêm vừa đủ nước mắm pha chua ngọt.
* Trình bày kèo nèo ra đĩa với hải sản, rau củ, rắc ít mè và trang trí với lá rau húng, hoa ớt. Ăn kèm bánh phồng.
* Món ăn đạt yêu cầu khi kèo nèo giòn, xanh, thấm vị chua ngọt vừa ăn.