Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng ngon đẹp để chị em tham khảo

Người Việt quan niệm “lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” bởi đây là ngày Rằm đầu tiên của năm mới cầu mong một năm luôn gặp bình an, may mắn.

Dưới đây là gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng năm 2021 giúp các bà nội trợ cân bằng dinh dưỡng và có thể tự mình làm một mâm cỗ cúng nhanh chóng, đẹp mắt và tùy theo từng điều kiện của gia đình.

Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng ngon đẹp để chị em tham khảo

1. Giò hoa ngũ sắc

Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng ngon đẹp để chị em tham khảo

Bạn làm theo công thức ở đây nhé!

2. Xôi gấc

– Gạo nếp ngâm qua đêm với một chút muối. Thịt gấc trộn với thìa rượu trắng bóp tách hạt ngâm qua đêm. Sáng hôm sau đem xả nước cho gạo sạch rồi để vào rá cho róc nước sau đó trộn với gấc cho đều.

Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng ngon đẹp để chị em tham khảo

– Đun sôi nước trong chõ, cho gạo vào đồ gần chín thì cho đường và mỡ gà vào đảo đều, đồ thêm ít thời gian nữa cho đường hòa tan. Nếu muốn xôi ngon bạn đồ hai lần nhé. Bôi chút mỡ gà vào khuôn và cho xôi vào đóng theo hình tùy thích.

3. Thịt bò xào củ cải

– Thịt bò thái mỏng ướp tỏi, tiêu, dầu hào cho ngấm.

– Củ cải, cà rốt gọt vỏ rửa sạch thái mỏng.

Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng ngon đẹp để chị em tham khảo

– Phi thơm hành cho thịt bò vào xào chín tới cho ra đĩa.

– Phi thơm hành khô sau đó cho cà rốt, củ cải vào, nêm gia vị khi gần chín cho thịt bò, hành hoa cắt khúc vào.

– Cho ra đĩa rắc thêm chút hạt tiêu.

4. Hành muối

– Hành củ đem ngâm một ngày một đêm trong nước vo gạo hoặc nước tro bếp hay nước pha phèn chua có thêm chút muối đều được.

– Qua một ngày đêm thì đổ bỏ nước vo gạo (hay nước tro) và lại thay bằng nước pha muối ngâm thêm một ngày để hành trắng và giòn. Sau đó đem hành ra bóc bớt vỏ già bên ngoài để lộ phần vỏ trắng của hành, cắt bỏ rễ, rửa lại trong nước pha muối loãng cho thật sạch và để ráo nước trước khi cho vào vại muối.

Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng ngon đẹp để chị em tham khảo

– Đun sôi nước, pha muối theo một tỷ lệ nhất định (thường mỗi lít nước khoảng 50g muối), chút đường trắng, nếu muốn chua nhanh có thể cho chút rượu trắng hoặc giấm. Nếu có mía bổ nhỏ cho vào thì không cần đường. Để nước nguội bớt, âm ấm bớt trước khi muối hành.

5. Canh rau củ

– Nấm hương rửa sạch. Ngô bạn rửa sạch cắt khúc nhỏ. Súp lơ rửa sạch thái miếng vừa ăn, cà rốt tỉa hoa.

Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng ngon đẹp để chị em tham khảo

– Cho ngô vào nồi nước ninh cho chín và ngọt nước, sau đó cho nấm và súp lơ, cà rốt vào nồi đun cho chín các nguyên liệu, nêm gia vị vừa ăn.

6. Nộm thập cẩm tai lợn

– Tai lợn rửa sạch luộc chín vớt ra ngâm nước lạnh sau đó thái mỏng. Bạn ướp tai lợn với chút muối, giấm, đường cho ngấm.

– Củ đậu, dưa chuột và cà rốt bạn thái sợi sau đó đem bóp ít muối rửa sạch vắt khô nước.

Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng ngon đẹp để chị em tham khảo

– Cho củ đậu, cà rốt, dưa chuột ra tô lớn nêm gia vị, mắm, đường, tỏi ớt trộn đều cùng tai lợn cho nổi vị chua cay mặn ngọt. Cắt thêm rau thơm nhỏ và lạc rang đ.ập dập vào cùng.

7. Nem gà

– Thịt lợn, thịt gà tỉ lệ 1:1 xay nhỏ, ướp gia vị mắm, tiêu, đường.

– Miến, mộc nhĩ, nấm hương ngâm rửa sạch thái nhỏ.

– Củ đậu, cà rốt gọt vỏ rửa sạch thái nhỏ.

– Hành khô đ.ập dập, hành hoa, rau mùi thái nhỏ.

Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng ngon đẹp để chị em tham khảo

– Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi sau đó đ.ập trứng vào trộn chung (lưu ý không cho nhiều trứng vì nem sẽ ướt và bị vỡ).

– Cho nhân vào bánh đa nem cuộn đều chắc tay. Đun dầu sôi cho nem vào rán vàng.

8. Hoa quả: Tùy thích

Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng ngon đẹp để chị em tham khảo

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cần phải có những gì?

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm có cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay cúng Phật.

Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) là ngày rằm đầu tiên trong năm mới. Ngày lễ này được người Việt quan niệm rằng, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng luôn cần chuẩn bị tươm tất và thịnh soạn, để cầu mong một năm bình an, suôn sẻ và thuận hoà, sung túc. Cũng chính vì thế mà đời xưa đã có câu: “Giỗ Tết cả năm không bằng rằm tháng Giêng”.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm có cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay cúng Phật.

Với cỗ chay cúng Phật, gia chủ cần chuẩn bị hoa quả xôi chè, rau xào chay, canh rau củ hoặc canh nấm, các món đậu. Không chỉ vậy, lễ vật cúng rằm tháng Giêng còn gồm hương, hoa, đèn nến. Một điều gia chủ nên lưu tâm, đó là màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay còn tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cúng cỗ chay vào ngày rằm tháng Giêng cũng là cách tìm về sự bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn con người.

Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng ngon đẹp để chị em tham khảo

Với mâm cỗ mặn cúng gia tiên, gia chủ cần chuẩn bị hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, một số món ăn mặn đặc trưng. Mâm cỗ này sẽ gồm 4 bát và 6 đĩa. Các món ăn truyền thống trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng gồm:

1 bát canh măng ninh xương heo

1 bát canh bóng

1 bát miến

1 bát canh mọc

1 đĩa thịt gà luộc

1 đĩa giò hoặc nem

1 đĩa nem thính hoặc giò xào

1 đĩa hành muối

1 đĩa bánh chưng

1 bát nước chấm

Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng ngon đẹp để chị em tham khảo

Mỗi món ăn trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng đều tượng trưng cho ước mong của người Việt ta thời xưa. Bánh chưng thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở; dưa hành thuộc về Dương, thịt lợn đã chế biến thuộc về Âm, đảm bảo sự hài hòa và cân bằng về Âm và Dương. Các mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, bày vẽ mà tuỳ vào tình hình kinh tế của mỗi gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, quan trọng thành tâm là được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *