Đến đường Vĩnh Viễn ăn ở đâu?

Với mức giá bình dân, các quán ăn sau là nơi tín đồ ẩm thực có thể trải nghiệm khi đến đường Vĩnh Viễn.

Cơm tấm, bánh canh, há cảo… là những món ngon bạn có thể lấp đầy chiếc bụng đói khi ghé đường Vĩnh Viễn. Hàng quán ở đây luôn tấp nấp khách đến ăn hoặc mang về.

Há cảo Ngọc Lan

Nếu muốn thưởng thức hương vị há cảo đậm chất Sài thành, bạn có thể ghé quán há cảo Ngọc Lan. Viên há cảo ở đây khá to, lớp vỏ bánh được cán mỏng gói gọn phần nhân đầy đặn. Ngoài há cảo, quán còn bán một số món ăn vặt khác như bánh hẹ, bánh xếp, gỏi cuốn, bột chiên…

Giờ mở cửa : 8h30-23h

Giá : 20.000-50.000 đồng

Đến đường Vĩnh Viễn ăn ở đâu?

Đến đường Vĩnh Viễn ăn ở đâu?

Ảnh: Tebefood, em_them_an.

Đánh giá của thực khách :

Milo Phan: “Đến đây, các bạn nên gọi suất thập cẩm để được thử 8 loại nhân. Nước chấm ăn kèm được pha theo công thức riêng, khá bắt vị. Chủ quán nhiệt tình, phục vụ nhanh”.

Foodcollectionsmy: “Há cảo ngon và rẻ, suất thập cẩm gồm 8 viên chỉ 30.000 đồng. Há cảo tôm thịt và xíu mại là 2 loại nhân mình khá thích. Quán bán tới khuya nên thích hợp cho những bạn ăn đêm”.

Bánh canh cua Gia Truyền

Quán là một trong những địa chỉ bán bánh canh cua ngon với mức giá bình dân ở TP.HCM. Một tô có đầy đủ các loại topping như tôm, trứng cút, chả cá, chả heo… ăn kèm với nước dùng ngọt thanh. Quán có không gian trong nhà hoặc ngoài trời rộng rãi, thoáng mát.

Giờ mở cửa : 7-21h

Giá : 35.000-40.000 đồng

Đến đường Vĩnh Viễn ăn ở đâu?

Đến đường Vĩnh Viễn ăn ở đâu?

Ảnh: Choudiangi, momentoffood.

Đánh giá của thực khách :

Huân Đặng: “Quán phục vụ món gia truyền lâu năm nên chất lượng đã được nhiều thực khách đ.ánh giá cao. Một tô khoảng 50.000 đồng bao no, gồm bánh canh, tôm, trứng cút, chả cá, giò heo”.

Lemon Tree: “Chất lượng tốt so với mức giá 40.000 đồng/tô. Quán khá đông nhưng nhân viên phục vụ tốt. Mình đã ăn 2 lần và sẽ còn quay lại”.

Cơm tấm 229

Là địa chỉ quen thuộc của nhiều thế hệ sinh viên Sài thành, quán đã mở bán được hơn 20 năm. Tên t.uổi bình dân này là một trong những quán cơm đông khách bậc nhất ở TP.HCM. Thực đơn món ăn kèm cơm tấm đa dạng từ bì chả, sườn bì, gà, thịt kho, xíu mại, chả cá… Cơm tấm cháy được nhiều thực khách gợi ý nên thử khi đến đây.

Giờ mở cửa : 7h30-19h

Giá : 25.000-42.000 đồng

Đến đường Vĩnh Viễn ăn ở đâu?

Đến đường Vĩnh Viễn ăn ở đâu?

Ảnh: Samlacareview.

Đánh giá của thực khách :

Quỳnh Nguyễn: “Không gian quán khá nhỏ và cũ. Giá cả phù hợp với mọi tầng lớp. Vào giờ cao điểm, quán rất đông khách nhưng phục vụ món nhanh. Nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp”.

Tứ Văn: “Đến đây, mình thường gọi cơm với sườn, bì, chả. Sườn khá đậm vị nhưng không thơm như trước. Có thể do quán không nướng bằng bếp than. Chả của quán rất ngon. Mình sẽ quay lại đây”.

Hủ tiếu thập cẩm

Quán hút khách bởi món hủ tiếu mì thập cẩm có nước dùng ngọt thanh và đầy ắp topping. Hủ tiếu tại đây được trụng vừa phải, mềm và dai. Một phần đầy đủ gồm cá viên, bò viên, mực, thịt băm, tôm, hoành thánh, tóp mỡ và hành phi.

Giờ mở cửa : 14h20-22h

Giá : 22.000 đồng

Đến đường Vĩnh Viễn ăn ở đâu?

Đến đường Vĩnh Viễn ăn ở đâu?

Ảnh: Chanlovefoods, lanwiththi.

Đánh giá của thực khách :

Lanwiththi: “Ngoài hủ tiếu nước, quán còn phục vụ hủ tiếu khô, mì tươi, hủ tiếu tươi… lựa chọn thoải mái. Đến đây, các bạn sẽ ngồi ăn dọc theo con hẻm nên mình thấy không được vệ sinh”.

Miusfoodmaps: “Quán rất đông khách, xếp hàng từ đầu đến cuối hẻm. Đến đây, các bạn nên thử hủ tiếu khô với phần nhân đầy ắp gồm thanh cua, cá viên, hoành thánh, thịt băm… Tuy nhiên, món này khá nhiều dầu nên ăn tới cuối sẽ có cảm giác ngán”.

Mì khô thập cẩm cho bữa trưa ở Sài Gòn

Sợi mì nhỏ, dai mềm, trộn nước sốt ngọt ngọt ăn kèm với thịt heo, xí quách là gợi ý cho thực khách Sài Gòn khi chọn món bữa trưa.

Đối với người Sài Gòn, mì thập cẩm không còn xa lạ, nhất là trong những gia đình sinh sống gần khu người Hoa, quận 5. Món này ăn nước hay khô đều được, nhưng món khô lại cầu kỳ hơn về nguyên liệu và gia vị.

Phần nhân gồm tôm, mực, cá viên, thịt heo, phèo, gan, cật… đặt vào một tô riêng để giữ độ nóng. Nhiều nơi còn cho thêm cải chua, được biến tấu như dưa giá trong các bữa ăn truyền thống miền nam.

Đến đường Vĩnh Viễn ăn ở đâu?

Tùy mỗi quán mà cách chế biến mì khô thập cẩm sẽ khác nhau. Ảnh: Nguyen Le.

Tuy nhiên, phần ngon nhất của món này phải kể đến sợi mì. Thay vì cọng to hoặc dẹp như thông thường, loại sợi để làm mì khô thập cẩm thường nhỏ, dai mềm, có chút giòn và không bở ngay cả khi chan với nước lèo.

Một số địa điểm bán mì khô thập cẩm còn cho khách ăn kèm với xí quách (xương hầm). Sợi mì được trộn đều với nước sốt ngọt ngọt, kế bên là tô xí quách lớn được chẻ đôi thành hai miếng.

Đến đường Vĩnh Viễn ăn ở đâu?

Bữa trưa nhẹ nhàng với tô mì và hủ tiếu thập cẩm, dùng kèm chén tôm cật cùng xí quách. Ảnh: Tô Tôn Thành.

Xí quách ngon vì nhiều thịt nạc, có chút mỡ nhưng ăn vào lại giòn thơm. Chính giữa xí quách còn có tủy, được xem như phần tinh túy của nước lèo ngọt đậm đà, thơm mùi xương hầm.

Đến đường Vĩnh Viễn ăn ở đâu?

Sủi cảo mì khô thập cẩm là một dạng mì thu hút nhiều thực khách Sài Gòn. Ảnh: Trí Phạm.

Ngoài mì khô thập cẩm, các tiệm còn phục vụ thêm những món khác như mì khô xá xíu, sủi cảo mì khô thập cẩm, hủ tiếu, hoành thánh, bún gạo, nui xào… Giá bán một tô khô dao động từ 30.000 đến 50.000 đồng.

Địa đ.iểm gợi ý:

Mì cải chua 311/3 Minh Phụng, phường 2, quận 11; Mì khô Quảng ChâuSạp ăn uống Đào Vĩnh Chiêu, chợ Tân Định 133 Nguyễn Hữu Cầu, quận 1;Hủ tiếu mì 217 Nguyễn Văn Nghi, phường 7, quận Gò Vấp; Mì Chú Tắc20/6A Kỳ Đồng, phường 9, quận 3; Sủi cảo Hằng Phát 134 Hà Tôn Quyền, phường 4, quận 11.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *