Shojin Ryori: Nghệ thuật ăn chay của người Nhật Bản

Trường phái Shojin Ryori không chỉ là cách ăn chay theo nghĩa đơn thuần nữa mà là một lối sống, một nét văn hoá được người dân Nhật Bản đặc biệt trân trọng.

Shojin Ryori – cái tên giàu ý nghĩa trong tiếng Nhật Bản khi “Sho” nghĩa là “tinh” trong “tinh khiết”; “Jin” là “tiến” trong tiến lên, đi về phía trước; Ryori nghĩa là “nấu nướng” hoặc “ẩm thực”. Từ đó, ta có thể thấy Shojin Ryori không đơn thuần chỉ là ẩm thực chay, mà quan trọng hơn còn mang lại cho con người sự thanh tịnh, cảm giác nhẹ nhàng và thanh thản trong tâm hồn.

Shojin Ryori: Nghệ thuật ăn chay của người Nhật Bản

Được biết, trường phái ăn chay đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản do nhà sư Dogen (người sáng lập ra Thiền tông – Zen – trong Phật giáo) khởi xướng và cũng là t.iền đề để tạo nên trường phái Shojin Ryori. Mặc dù ẩm thực chay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới nhưng Shojin Ryori của người Nhật vẫn tạo một dấu ấn riêng biệt, độc đáo và mới lạ. Điều đó thể hiện rõ nhất trong nguyên tắc con số năm trong nấu nướng của người Nhật, đòi hỏi mỗi bữa ăn phải có: 5 màu (xanh lá, vàng, đỏ, đen và trắng) và 5 vị (chua, ngọt, mặn, đắng và umami). Sự cân đối, hài hòa trong nguyên tắc số 5 này chính là yếu tố làm nên sự cân bằng dinh dưỡng, giúp cơ thể con người hoà làm một cùng với mùa màng, thiên nhiên.

Shojin Ryori: Nghệ thuật ăn chay của người Nhật Bản

Shojin Ryori: Nghệ thuật ăn chay của người Nhật Bản

Điểm nổi bật của trường phái Shojin Ryori chính là “không lãng phí”, các món ăn đều được chế biến vừa phải và hạn chế bỏ đi. Chẳng hạn như trong nhiều món, đến cả vỏ cà rốt và củ cải cũng được giữ lại để nấu súp. Từ đó mọi người cảm nhận được hai giá trị tinh thần lớn nhất của con người xứ sở mặt trời mọc: “mùa nào thức nấy” và “không lãng phí”.

Chỉ gồm các món rau, củ, quả… nhưng cách chế biến của người Nhật lại đa dạng và phong phú nhiều hơn chỉ đơn thuần luộc, xào, chưng cất… Ví dụ chỉ từ một loại đậu hũ, người Nhật có thể chế biến thành nhiều hình thái khác nhau với hình dáng và hương vị đa dạng như: abura-age (da đậu hũ chiên), koya-dofu (đậu hũ khô) và natto (đậu nành lên men). Bên cạnh đó, “konnyaku” (loại thạch làm từ cây konjac) cũng một loại thực phẩm thường xuyên được người Nhật sử dụng. Những loại gia vị được sử dụng cho trường phái Shojin Ryori thường là nước dùng dashi nấu từ tảo biển kombu, nước tương, sake, mirin (nước gạo lên men ngọt), miso, giấm và dầu mè, gia vị cũng được sử dụng rất hạn chế.

Shojin Ryori: Nghệ thuật ăn chay của người Nhật Bản
(Ảnh: Internet)

Không chỉ được thực hiện bởi các nhà sư, người dân Nhật Bản cũng rất chuộng hình thức ăn chay. Trường phái Shojin Ryori sẽ đem đến cho thực khách cảm giác vui vẻ, thỏa mãn khi thưởng thức chứ không phải là “thách thức” khi trước mặt hoàn toàn không thịt, hứa hẹn hấp dẫn cả những người bình thường không thích ăn chay. Thông qua cách trình bày, Shojin Ryori đã thể hiện sự tinh tế và cái tâm của người làm ra món ăn. Một bữa cơm Shojin Ryori thường được phục vụ trong đền chùa ở Nhật Bản và do chính nhà sư chuẩn bị. Bữa ăn sẽ được thưởng thức trong một không gian vô cùng thiền định và yên bình để đẩy trải nghiệm lên mức cao nhất.

Khi ăn Shojin Ryori, thực khách phải hoàn toàn thư giản và cảm nhận được niềm hạnh phúc và sự yên tịnh trong tinh thần, cảm nhận được sự giao tiếp rất tinh tế giữa người ăn và người nấu, cũng như mối quan hệ gắn bó nói chung giữa con người và thiên nhiên.

5 quán ăn chay không thể bỏ qua trong mùa Vu Lan báo hiếu

Rất nhiều quán ăn chay ở TP Hồ Chí Minh được những “tín đồ chay tịnh” truyền tai nhau đến ăn, nhất là trong mùa chay – mùa Vu lan báo hiếu này.

Với tâm niệm ăn chay để thanh tịnh cơ thể, cầu phúc cho gia đình, nhiều người đã có xu hướng chuyển sang ăn chay vào ngày mồng 1 và ngày rằm hàng tháng. Tuy nhiên trong tháng có lễ Vu lan báo hiếu này, nhiều người cũng đã tâm nguyện ăn chay hết tháng.

Ẩm thực chay Thiện Duyên

Shojin Ryori: Nghệ thuật ăn chay của người Nhật Bản

Các món ăn chay được chế biến khá bắt mắt và hấp dẫn thực khách.

Đây là một nhà hàng nằm trong khuôn viên Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Xa Lộ Hà Nội, quận 2). Nhà hàng này có không gian rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh. Thực đơn các món ăn cũng khá đa dạng, hấp dẫn, bắt mắt. Không gian trong quán trang trí đơn giản, lịch sự, tranh treo trường rất ý nghĩa. Không chỉ thưởng thức các món ăn chay, tới đây người dân có thể tìm hiểu các giáo lý nhà Phật miễn phí. Giá các món ăn dao động từ 15.000 – 50.000 đồng/món.

Cơm chay Thuyền Viên

Không sang trọng như nhà hàng trên nhưng Thuyền Viên được đ.ánh giá là một quán chay khá ngon. Quán có 2 chi nhánh: 189/2/1 Hoàng Hoa Thám (quận Bình Thạnh) và 11 – 13 Nguyễn Văn Đậu (quận Phú Nhuận). Theo nhận xét của thực khác, chi nhánh Hoàng Hoa Thám có nhiều món và ngon hơn chi nhánh Nguyễn Văn Đậu.

Shojin Ryori: Nghệ thuật ăn chay của người Nhật Bản

Những món ăn chay được chế biến chủ yếu từ đậu hũ.

Thực đơn của quán khá phong phú, đa dạng với nhiều món chay và được chế biến khá vừa miệng. Đặc biệt ngon nhất là món lẩu Thái, súp bào ngư và món sốt súp-lơ trắng… Đặc biệt, vào mùa mưa ngồi bên nhau cùng thưởng thức lẩu Thái chua cay Thuyền Viên ngon hết sẩy. Được biết, giá các món chay ở đây dao động từ 20.000 – 50.0000 đồng/món.

Cơm chay Giác Duyên

Cơm chay Giác Duyên nằm ngay chợ Đa Kao (quận 1). Quán cơm chay này thu hút mọi người nhờ không gian thoáng và sạch sẽ. Ở đây đa dạng nhất là các loại thức ăn dùng kèm với cơm trắng. Ngoài đồ kho hay đồ xào, nếu đến Giác Duyên bạn không nên bỏ qua món heo quay, đảm bảo sẽ bị thu hút ngày từ lần nhìn đầu tiên. Nguyên liệu chỉ đơn giản làm từ đậu hủ nhưng hình thức và chất lượng không thể chê. Cũng có lớp thịt, lớp mỡ và lớp da giòn như miếng lợn quay bình thường nhưng lợn quay chay lại mang vị thanh đạm rất lạ miệng.

Cơm chay Mandala

Từ con đường Cách Mạng Tháng Tám rẽ vào Sương Nguyệt Ánh (quận 1), bạn sẽ bắt gặp nhà hàng chay mang tên Mandala. Khi tới đây, nhà hàng tạo cho bạn một cảm giác khá ấm cúng và thanh tịnh, bởi Mandala mang đến một hơi thở mới của vùng đất Tây Tạng xa xôi.

Shojin Ryori: Nghệ thuật ăn chay của người Nhật Bản

Các món canh chay, lẩu chay được chế biến chủ yếu từ các loại nấm.

Trong khi đợi đồ ăn, đừng quên thưởng thức một ly ca cao nóng hổi mà nhà hàng phục vụ miễn phí cho bạn. Món ăn ở đây được chế biến khá công phu, ngon mắt, bạn sẽ cảm nhận được vị ngon của món cơm chay ngũ sắc, vị ngọt thanh của món súp nấm hay sợi mì mềm dai quyện với vị thơm bơ của món mì Putan sốt cà chua. Giá các món ăn dao động từ 50.000 – 60.000 đồng/món, đặc biệt món lẩu có giá khoảng 110.000 đồng.

Nhà hang chay Pi Bistro

Shojin Ryori: Nghệ thuật ăn chay của người Nhật Bản

Món trứng chiên lá chanh khá thu hút thực khách tại nhà hàng Pi Bistro.

Nằm ngay trên con đường trung tâm của TP Hồ Chí Minh (19 Vo Văn Tân, quận 3), nhà hàng này có không gian khá yên tĩnh và được khá nhiều du khách nước ngoài ghé qua để thưởng thức các món ăn chay. Thực đơn ở đây cũng rất phong phú, bao gồm các món ăn chay theo kiểu Âu, Á…với đủ loại. Đặc biệt, đồ ăn được nấu sau khi khách gọi món nên món ăn trông khá hấp dẫn và còn nóng hổi. Giá các món ở đây dao động từ 10.000 – 100.000 đồng/món.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *