Mì Nagashi Somen còn có tên gọi khác là mì trượt ống trúc không chỉ ngon miệng mà còn đem đến nhiều hấp dẫn trong suốt bữa ăn. Để thưởng thức món mì Nhật Bản độc đáo này, du khách phải nhanh tay vớt sợi mì trượt trên ống tre trong dòng nước lạnh.
Từ lâu, người Nhật đã thường sử dụng các loại ống tre, trúc dài, bổ làm đôi tạo thành máng cho đường ống nước chảy qua để tạo nên món ngon độc đáo trong nền ẩm thực. Cách thưởng thức mì Nagashi Somen khiến bữa ăn của người Nhật trở nên sôi động và vui nhộn hơn hẳn so với thói quen ngày thường, ngồi ăn uống trong bầu không khí yên tĩnh. Mì sẽ được phục vụ trên các ống trúc dài và thực khách phải “đón” được để ăn. Thực khách khi trải nghiệm món ăn này sẽ đứng chờ mì ở hai bên máng tre, tạo nên cảm giác thích thú. Chính cảm giác mới lạ của Nagashi Somen đã thu hút rất nhiều du khách muốn thưởng thức món sợi đặc biệt nhất trên thế giới này.
Món mì Nagashi Somen thường được người dân Nhật Bản thưởng thức vào mùa hè nóng nực, đây cũng là món ăn truyền thống của người Nhật vào ngày nóng.
Nhật Bản trong mùa hè, thời tiết nóng nực nên người dân thường thích ăn những món có vị mát để giải nhiệt trong người nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Ở đất nước xứ Phù Tang vốn nổi danh với nhiều loại mì khác nhau nhưng món ăn được lòng mọi người và cả khách du lịch nhất phải kể tới Nagashi Somen – mì lạnh trượt ống tre. Mì Somen được cho có nguồn quốc từ Trung Quốc và du nhập đến Nhật cách đây 1.200 năm. Khác với các loại mì phổ biến ở Nhật, Somen có sợi nhỏ (đường kính không quá 1.3 mm). Mì làm từ bột mì, nhào nặn và kéo giãn như bình thường nhưng sau đó phải được giữ trong kho 1 đến 2 năm để chín mới có thể sử dụng. Người Nhật đã sáng tạo cách ăn mì Somen độc đáo: dùng lạnh cùng với củ quả hay các loại thịt khác nhau, chấm với một loại nước sốt nhạt gọi là Tsuyu.
Cách thưởng thức món mì sáng tạo này của Nhật Bản sẽ là trải nghiệm tuyệt vời trong chuyến du lịch đến xứ sở hoa anh đào của nhiều du khách
“Nagashi” trong tiếng Nhật mang nghĩa là chảy (trôi) nên cách ăn cũng tương tự như cái tên, mì có sợi mảnh sẽ được thả trôi theo dòng nước, thực khách sẽ dùng đũa gắp mì trượt trong ống trúc chứ không ăn trong bát như kiểu truyền thống thường thấy. Lượng mì Nagashi Somen trong ống dài thành vòng xoay quanh 7 bàn ăn khác nhau. Theo phép lịch sự, mì sẽ lần lượt trôi xuống, những thực khách trong một bàn sẽ thay phiên lần lượt gắp mì để tránh trường hợp ai ngồi gần đầu ống nhất sẽ có phần, còn những người còn lại phải chịu đói. Khi gắp được mì, du khách nhúng sợi vào bát nước dùng rồi xì xụp thưởng thức. Nước dùng của Nagashi Somen thường được pha giữa nước tương, canh cá và chút rượu sake nên có mùi vị rất ấn tượng. Món ăn cũng có thể được phục vụ với xì dầu rắc thêm hành lá, phương pháp này vừa giúp giữ cho mì lạnh, vừa tạo sự thú vị, đặc biệt là cho t.rẻ e.m. Nhúm mì cuối cùng có màu nhuộm sẽ báo hiệu kết thúc lượt ăn, khi đó du khách sẽ gác đũa, tráng miệng với bánh mochi.
Ảnh: Internet
Làng Kibune tại cố đô Kyoto, Nhật Bản là nơi thưởng thức mì trượt ống trúc Nagashi Somen nổi tiếng nhất. Nagashi Somen là món ăn thể hiện tinh thần yêu thích sự thanh đạm và lối thưởng thức cầu kì của người Nhật từ công đoạn chế biến mì đến thưởng thức cũng vô cùng công phu khiến đây trở thành nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực tại đất nước Mặt trời mọc.
Nấu mì kỵ nhất cho vào nồi nước sôi, làm theo bước này, mì dai ngon không nát
Hóa ra việc cho mì thả vào nồi nước sôi mà chúng ta vẫn thường làm là không đúng, điều này làm mì không dai lại nhanh nát.
Mì nước là món ăn quen thuộc, thường xuyên của nhiều gia đình. Ngoài mì ăn liền thì các loại mì gạo cần phải luộc qua rồi mới chế biến như vậy mì vừa mềm, dai, không nát hoặc không bị cứng.
Nhiều người có thói quen đun sôi nồi nước rồi thả mì vào luộc vài phút sau đó vớt ra. Tuy nhiên, đầu bếp cho rằng, luộc mì với nước sôi là điều tối kỵ. Vậy phải luộc mì với nước như thế nào thì đúng, các bạn có thể tham khảo những mẹo dưới đây.
Không luộc với nước sôi hay nước lạnh
Đầu bếp chia sẻ, khi nấu mì không được dùng nước sôi và nước lạnh mà chỉ khi nhiệt độ của nước nóng đến mức đáy bắt đầu xuất hiện bọt nhỏ. Lúc này nhiệt độ nước khoảng 80 độ C thì có thể cho mì vào nồi.
Nếu thả mì vào nồi nước sôi, mì sẽ không dai do nhiệt độ cao, còn nếu để trong nồi nước lạnh thì sợi mì sẽ dính vào nhau. Tốt nhất nên dùng nước ấm 80 độ C để nấu mì, đây là nhiệt độ thích hợp nhất.
Thêm muối
Sau khi cho mì vào nồi, dùng đũa đảo nhẹ mì cho mì nóng đều. Sau đó cho một thìa muối vào nước để các sợi mì đậm đà hơn. Ngoài ra việc cho thêm muối có thể làm tăng độ dai của mì.
Không chỉ vậy, cho một thìa muối ăn vào nồi còn có thể ngăn nước trong nồi tràn ra ngoài nồi và làm cho mì có vị thơm, đậm đà.
Thêm nước lạnh
Sau khi luộc mì được nửa phút, chúng ta vẫn cần cho thêm một ít nước lạnh vào nồi và đậy vung lại để tiếp tục nấu mì. Sau khi nước trong nồi sôi lần 2 thì có thể tắt bếp. Vớt mì ra và cho ngay vào bát nước lạnh hoặc tráng với nước lạnh. Bước này rất quan trọng, nếu không mì sẽ bị vón cục, bết lại với nhau, làm ảnh hưởng tới hương vị của món mì.
Mì sau khi luộc xong có thể trộn với các loại gia vị, nguyên liệu làm thành món mì trộn hoặc chuẩn bị một nồi nước dùng, đun sôi, thả mì vào, nước sôi lại là tắt bếp. Khi ăn, cho thêm các loại thịt, rau đã luộc chín vào ăn cùng đều ngon.
Chúc các bạn thành công!