Vị ngọt dịu, thanh mát từ những nguyên liệu dân dã, thân thuộc đã tạo thành món chè ngon của riêng ẩm thực Việt. Trong buổi chiều nhàn rỗi, hãy cùng Wanderlust Tips nếm thử những món chè đặc trưng của dải đất chữ S nhé.
CHÈ SEN LONG NHÃN – MÓN NGON THANH TAO XỨ HUẾ
Ẩm thực mảnh đất cố đố Huế vẫn luôn nổi danh khắp chốn bởi sự tinh tế, thanh tao hài hòa cùng hương vị đậm đà đặc trưng của miền Trung nắng gió. Ở kinh đô của những món ăn vặt hấp dẫn đó, chè hạt sen long nhãn vẫn là cái tên nổi bật chẳng thể bỏ qua mỗi dịp ghé thăm. Không yêu cầu những nguyên liệu cầu kỳ hay công thức chế biến phức tạp nhưng chè long nhãn muốn ngon cần tới cái tâm của người đầu bếp. Hạt sen nhỏ tròn đều còn vương mùi thơm nhẹ được lấy tim, hấp chín rồi đem rim với đường phèn. Phần nhãn sẽ được bỏ hạt nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng quả để cho hạt sen đã rim vào bên trong. Vị ngọt thanh của chè sen long nhãn chắc chắn sẽ chinh phục mọi thực khách.
MÓN CHÈ BẮP ĐẶC TRƯNG HỘI AN
Dưới tiết trời nắng vàng rực của Hội An, một tô chè bắp giản dị chắc chắn sẽ khiến bạn thấy dịu mát hơn rất nhiều. Chẳng những hoàn hảo cho ngày hè oi nóng, chè bắp của người dân mảnh đất miền Trung còn hợp với ngày trời trở gió lạnh. Trên bất cứ con đường nhỏ tại phố Hội, thực khách đều dễ dàng tìm thấy món ăn bình dân này. Vị thanh tao, thơm ngon dân dã của món chè gồm bắp, đường kính và cả bột năng. Loại bắp non được trồng ven con sông Thu Bồn tách thành từng hạt nhỏ cho vào nồi nấu rồi khuấy thật đều tránh vón cục. Chè phố Hội không cần nhiều nước khi vị ngọt từ bắp cũng đủ khiến bạn mê đắm.
HƯƠNG VỊ CỐM XỨ KINH KỲ
Cốm, thức quà vặt giản dị nhưng chất chứa bao nét đẹp thanh tao của mảnh đất Hà thành và chè cốm chính là một trong những món ngon được làm từ nguyên liệu này. Gánh chè cốm đi tới đâu, hương thơm dịu nhẹ phảng phất khắp mọi con đường, ngõ hẻm của Hà Nội. Được làm từ loại lúa thượng hạng, cốm xứ kinh kỳ mang theo màu xanh đặc trưng, mềm dẻo, thơm ngon vô cùng. Cách làm chè cốm không hề phức tạp khi chỉ gồm chút cốm, bột sắn dây và đường phèn tạo nên món ngon đặc sánh vừa phải và ngọt ngon khó cưỡng. Đơn giản nhưng đủ khiến thực khách gần xa thương nhớ, bạn nhất định phải nếm thử chè cốm mỗi dịp ghé đất Hà thành.
MÓN CHÈ NGON MIỀN TÂY NAM BỘ
Ẩm thực miền Tây Nam Bộ luôn mang theo mùi vị rất riêng không lẫn với bất kỳ vùng đất nào. Trong những món ngon đậm chất riêng của mảnh đất kỳ thú, chè chuối bột báng dung dị, giản đơn nhưng chứa đựng hương vị t.uổi thơ chẳng thể quên. Món ăn vặt của người miền Nam là sự kết hợp hoàn hảo giữa chuối, trái dừa, khoai lang ngọt bùi hay củ mì thơm dễ dàng tìm thấy trong khu vườn nhỏ trong nhà. Đặc biệt, món chè chuối bột bang không thể thiếu nước cốt dừa béo ngậy tạo nên hương vị lôi cuốn khó cưỡng.
CHÈ BƯỞI MANG HƯƠNG VỊ DUNG DỊ
Ảnh: Internet
An Giang, vùng đất bình yên được thiên nhiên ưu ái ban tặng bao vườn trái cây xum xuê, trĩu nặng tình thương mến. Trái cây ở vùng này được làm nguyên liệu cho đủ món ngon từ mặn tới ngọt chinh phục cả những thực khách khó tính nhất và chè bưởi là cái tên hấp dẫn không thể bỏ qua. Chè bưởi vốn xuất hiện ở nhiều nơi trên dải dất chữ S nhưng đặc trưng nhất phải nhắc tới An Giang. Phần vỏ bưởi được sơ chế cho hết đắng ròi được đem nấu cùng đậu xanh, nước cốt dừa. Vị ngọt dịu, thơm ngon của món chè bưởi sẽ là lựa chọn không tồi trong một chiều hảo ngọt đó.
Bí quyết để nấu chè sen long nhãn trân châu đẹp lung linh, ngon như ý
Món chè sen quen thuộc sẽ có hương vị màu sắc mới khi được biến tấu kết hợp cùng long nhãn và trân châu.
Món chè sen long nhãn trân châu vừa thơm mát, ngọt bùi vừa đẹp lung linh.
Dân Việt sẽ hướng dẫn cách món chè này đảm bảo thành công:
Nguyên liệu nấu chè sen long nhãn đẹp lung linh
Nguyên liệu
– Nhãn
– Hạt sen
– Bột năng
– Đường phèn
– Đường cát
– Nước dừa
– Lá nếp, đậu biếc, thanh long
Mãn nhãn với thành quả chè sen long nhãn trân trâu rực rỡ
Cách làm *
* Sen
– Chọn hạt sen tươi nguyên hạt, đã bóc vỏ, bỏ tâm
– Đun nước sôi thả sen vào, đợi sen sôi trở lại hớt bọt, ninh khoảng 7phút là sen chín( không nên ninh sen nhừ bét)
– Vớt hạt sen ra cho ráo nước, ướp sen với đường, sau đó sên qua
– Nước cốt ninh sen lọc qua cho nước trong.
* Nhãn
– Chọn loại dầy cùi, khô nước và ngọt sắc
– Dùng dao mũi nhọn để lột vỏ, bỏ hạt, và tách cùi, đẩy hạt ra cẩn thận để tránh làm rách cùi
* Trân châu
– Lá nếp rửa sạch, để ráo, thái nhỏ, xay lấy nước (càng ít càng tốt, đặc màu là được)
– Thanh long bóc vỏ, lấy ruột, dầm mịn, rây lấy nước màu hồng
– Hoa đậu biếc, ngâm nước nóng cho ra màu( lưu ý ít nước nhất có thể)
Lưu ý đặc biệt: – Nước dùng để nhào bột năng phải dùng nước sôi 100 độ C –
– Trộn bột năng đường trắng cho 3 bá
– Đổ từ từ nước màu đun sôi 100 độ C vào lần lượt từng bát bột, nhào đều, lặp lại nhiều lần cho đến khi bột dẻo thành 1 khối, lên màu tươi là được.
-Dùng 1 mặt phẳng (có thể dùng thớt) phủ 1 lớp bột năng lên sau đó đặt hỗn hợp bột đã nhào lên trên lăn vài lần để bột bám vào lớp áo khỏi dính. Lăn thành khối dài
– Đặt khối bột dài vừa lăn tròn, d.ùng d.ao c.ắt nhỏ thành các khối nhỏ 1 cm, dùng 2 lòng bàn tay xoa tròn thành từng viên vừa ăn
– Đặt lần lượt từng nồi nước rồi thả các bát trân châu màu vào đun riêng, đun sôi thấy hạt nổi lên, đun tầm 5 phút, ủ nóng trong nồi 5 phút nữa cho mềm.
– Sau đó vớt trân châu ra cho vào tô nước đá, để trân châu được dai, giòn và không dính vào nhau
* Lồng hạt sen vào trân châu và cùi nhãn
* Nước cốt đường phèn, hạt sen-nước dừa
– Bắc nồi lên bếp, cho lá nếp nước ninh hạt sen và cho thêm nước dừa đun sôi
– Đợi nước sôi cho đường phèn vào nấu tan rồi cho long nhãn bọc hạt sen trân châu vào đun nhanh
– Để long nhãn có thể ngọt, giòn nhất có thể, khi đun xong vớt ra ngay để riêng phần nước và phần cùi, khi ăn ta múc ra bát sau
*Xếp các miếng long nhãn bọc hạt sen, trân châu ra bát, thêm nước cốt đường phèn hạt sen nước dừa lên ( Có thể ăn thêm cùng dừa nạo sợi, thạch…) Thành phẩm là bát chè thơm dịu, thanh mát giải nhiệt.
*Lưu ý một vài bí quyết sau:
Thứ nhất để hạt sen tránh bị sượng cần lưu ý:
-Chọn màu trắng vàng, nhỏ đều hạt, tốt nhất là sen tươi
-Ko ngâm sen với nước lạnh, chỉ cần rửa sạch
-Khi đun nước sôi mới thả sen vào nồi
-Ko cho đường khi đang ninh sen
Thứ hai, đối với nhãn chỉ chọn nhãn cùi, không chọn nhãn nước
Thứ ba, đối với trân châu:
– Phải dùng nước sôi sùng sục 100 độ C để trộn bột
– Khi đun sôi, hạt nổi lên, ủ tiếp trong nồi 5 phút cho mềm hẳn.
Chúc các bạn thành công.