Đổi món với cháo cá lóc rau đắng đậm vị miền Tây cho ngày mưa lạnh

Nếu ai đã về miền Tây, chắc hẳn không quên hương vị rất riêng của món cháo cá lóc rau đắng của vùng sông nước nếu được thưởng thức một lần.

Bằng cách chế biến độc đáo, món cháo cá lóc rau đắng miền Tây đã trở thành món đặc sản được nhiều người yêu thích.

Khi cơn gió lạnh đầu mùa ập đến, xì xụp tô cháo cá nóng hổi miếng cá thơm dai chắc thịt ngọt mềm đầu lưỡi chấm thêm chút nước mắm ngon nữa thì còn gì bằng.

Dân Việt sẽ hướng dẫn cách nấu cháo cá lóc rau đắng chuẩn vị miền Tây để bạn có thể chế biến ngay tại nhà:

Đổi món với cháo cá lóc rau đắng đậm vị miền Tây cho ngày mưa lạnh

Nguyên liệu:

– 1 con cá lóc (tìm mua được cá lóc đồng là ngon nhất)

– 1 chén gạo dẻo thơm

– 1/3 chén đậu xanh cà (còn vỏ)

– Nấm rơm

– Rau đắng

– Gừng, hành lá, ngò, hành tím

Đổi món với cháo cá lóc rau đắng đậm vị miền Tây cho ngày mưa lạnh

Cách làm:

– Gạo vo sạch, rang trên bếp đến khi vàng thơm.

– Cá sơ chế chà xát muối, rửa qua với rượu cho sạch nhớt và hết mùi tanh. Có thể khứa vài khoanh (không tách rời) rồi để nguyên cho vào nấu, khi ăn gấp cả con ra ăn chung cả nhà.

Nếu thích lọc hết xương, cắt từng miếng nhỏ vừa ăn, ướp vào ít muối và mắm ngon.

Đổi món với cháo cá lóc rau đắng đậm vị miền Tây cho ngày mưa lạnh

– Bắc nồi nước (với lượng gạo và đậu bên trên thì khoảng 3.5 – 4 lít nước, tuỳ thích ăn đặc hay loãng), cho vào vài lát gừng, hành tím đ.ập dập đầu hành lá đ.ập dập vào.

– Nêm thêm muối, bột ngọt. Nước sôi cho hết thịt cá xương cá to ở trên vào luộc. Cá rất nhanh chín do đó cần canh để cá vừa chín tới là vớt ra ngay để thịt cá giữ được độ dai ngọt.

– Sau khi vớt hết cá ra thì cho đậu xanh và gạo đã rang ở trên vào nồi nước, nấu đến khi gạo và đậu nở bung.

– Cho nấm rơm đã xào sơ với hành tím vào nồi cháo, thêm đầu hành lá cắt khúc vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

Đổi món với cháo cá lóc rau đắng đậm vị miền Tây cho ngày mưa lạnh

Thưởng thức:

Múc cháo ra tô, rắc thêm hành- ngò cắt nhuyễn, ít gừng cắt sợi, ớt băm, hành phi, tiêu xay. Ăn kèm rau đắng ít giá.

Cháo nấu bằng gạo rang rất thơm, vị gừng âm ấm, nấm rơm giòn giòn cùng vị béo bùi của đậu xanh…cắn thêm miếng cá vừa chín tới thơm dai ngọt thịt, cuối cùng chốt hạ bằng vị đắng thanh mát nữa thì quả là một sự kết hợp tuyệt vời.

Đặc điểm nồi cháo của miền Tây là rất loãng, gạo rang làm nên món cháo có đặc trưng khác biệt không đặc sệt, không chảy nhựa.

Bông s.úng mắm kho

Bông s.úng mắm kho – Đặc sản Đồng Tháp dân dã, một sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.

Món ăn tuy đơn sơ, bình dị nhưng nó hội tụ tất cả tinh túy của hương đồng gió nội để làm nên một món ăn mà khi một ai đến vùng Đồng Tháp Mười được nếm thử nó phải xuýt xoa, trầm trồ.

Đổi món với cháo cá lóc rau đắng đậm vị miền Tây cho ngày mưa lạnh

“Muốn ăn bông s.úng mắm kho

Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm”

Câu ca dao tục ngữ dí dõm này đã nói lên sức hấp dẫn của đặc sản mắm kho bông s.úng Đồng Tháp rồi đúng không nào? Tuy món này đơn giản, dễ làm nhưng nếu bạn không biết cách chế biến thì món mắm ăn sẽ không được ngon như người dân nơi đây trổ tài đâu nhé!

Đổi món với cháo cá lóc rau đắng đậm vị miền Tây cho ngày mưa lạnh

Nguyên liệu làm món bông s.úng mắm kho Đồng Tháp

– Bông s.úng

– Mắm cá sặc

– Thịt ba chỉ

– Cá rô đồng, cá lóc hay tép đất

– Ớt, sả

– Bún

– Các loại gia vị (bột ngọt, muối…)

Cách chế biến:

Bước 1: Bông s.úng mua về để nguyên cọng rửa sạch tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay để trong rổ cho ráo nước.

Bước 2: Mắm cá sặc lấy ra cho vào trong nồi nấu xâm xấp nước cho rã ra rồi lược bỏ xác. Nếu nấu chung với nước dừa thì càng ngon, nước dùng sẽ thơm và đậm đà hơn.

Bước 3: Khi nồi mắm sôi, người nấu phải lược bỏ xương, lấy nước. Nước đầu để riêng, nước nhì, nước ba bắc nồi nấu lại thêm muối, bột ngọt, gia giảm thêm ít ớt, sả, hai loại gia vị không thể thiếu khi kho mắm.

Bước 4: Rửa sạch thịt ba chỉ, cắt lát rồi cho vào nồi mắm kho. Mỡ trong thịt tươm ra hòa quyện vào nồi mắm, làm cho nước dùng thơm và béo.

Bước 5: Làm sạch các phụ liệu khác như cá rô đồng, cá lóc hay tép đất, rồi cho thêm vào nồi mắm càng ngon. Khi nồi mắm sôi vài dạo, trút mắm nước nhứt vào cho sôi bùng, hớt bọt rồi nhắc xuống. Khi nấu, chúng ta có thể cho cà chua vào, nước dùng sẽ thanh hơn và chua nhẹ, rất dễ ăn. Ăn mắm kho, ngoài bông s.úng thì chúng ta có thể ăn với các loại rau ghém khác tùy theo sở thích của từng người.

Đổi món với cháo cá lóc rau đắng đậm vị miền Tây cho ngày mưa lạnh

Bông s.úng mắm kho phải ăn lúc còn nóng thì mới ngon. Cái giòn giòn của bông s.úng, mùi thơm của mắm, béo béo của thịt ba rọi, giòn giòn, ngòn ngọt của tép đồng và mùi the the của sả, cay cay của ớt làm thành một món ăn dân dã, bình dân mà tuyệt vời. Món ăn đơn sơ ít tốn kém, ai nấu cũng được, vừa bổ vừa ngon và đậm đà hương đồng gió nội.

Đến đây để cảm nhận được sự hiền hòa, chân chất, hiếu khách của người dân nơi đây cũng như thưởng thức các đăc sản Đồng Tháp làm nức lòng bao du khách này nhé!

Theo VOVE

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *