Những sợi bánh dài đủ màu sắc, phủ bên ngoài lớp dừa nạo trắng tinh thật hấp dẫn, ấy là món bánh tằm mì.
Bạn đang đọc: Hấp dẫn bánh tằm mì
Củ mì là nguyên liệu cực kỳ dân dã ở vùng quê. Khi nhắc đến củ mì, mọi người hay nghĩ về củ mì hấp chấm với muối mè, hay là món bánh củ mì nướng thơm lừng mùa đông. Ở các vùng quê TX.Đức Phổ, các bà, các mẹ còn có món bánh ít làm bằng củ mì. Còn với tôi, món bánh tằm mì xanh, đỏ, trắng phủ lớp dừa bên ngoài thật hấp dẫn, thú vị. Tôi nhớ, hồi còn đi học, mỗi lần đi ngang qua chợ, những khay bánh tằm nằm giữa những quầy chè, bánh ngọt thật khó cưỡng lại.
Để làm món bánh tằm mì, công đoạn đầu tiên là dùng chiếc bào sợi để nạo củ mì đã làm sạch, ngâm qua nước lạnh trước đó. Tiếp theo cho phần mì nạo vào miếng vải sạch vắt khô, rồi cho bột mì vào tô trộn cùng nước cốt dừa, muỗng bột năng và đường. Sau đó, chia hỗn hợp bột ra thành ba phần để riêng, đến công đoạn tạo màu.
Món bánh tằm mì làm từ các nguyên liệu dân dã như củ mì, bột năng, nước cốt dừa… nhưng rất hấp dẫn, thú vị. Ảnh: H.THẢO
Để tạo màu cho bánh tằm đều từ các loại nguyên liệu dân dã, như lá dứa tạo màu xanh, củ cà rốt tạo màu đỏ. Lá dứa rửa sạch, cắt từng đoạn cho vào máy xay sinh tố, rồi lọc lấy nước. Củ cà rốt cũng vậy, xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước. Cho nước lá dứa, nước cà rốt vào các phần hỗn hợp bột đã để riêng trước đó, rồi nhào bột thật nhuyễn để màu thấm đều vào bột. Vậy là phần nguyên liệu chính đã có ba màu gồm màu xanh, màu đỏ và màu tự nhiên của củ mì.
Xoa một lớp dầu mỏng trên miếng lá chuối rồi tán phần hỗn hợp bột thành miếng trải trên lá chuối mang đi hấp cách thủy. Khoảng hơn nửa tiếng sau bánh chín, đợi bánh nguội rồi cắt thành từng sợi dài, lăn qua với dừa nạo. Những miếng bánh có hình như những con tằm nhiều màu sắc sống động. Bánh tằm mì ăn kèm với đậu phộng, mè rang chín trộn đường. Ngoài ra, món bánh tằm mì thêm phần hấp dẫn khi ăn cùng với nước cốt dừa.
Nước cốt dừa rất dễ chế biến, gồm cốt dừa mua sẵn ngoài chợ, khuấy đều với một ít bột năng, sữa tươi, đường rồi đun sôi nhẹ trên bếp. Xếp bánh tằm mì vào chiếc dĩa sâu rồi múc nước cốt dừa rưới lên, thêm một ít đậu phụng rang chín. Vậy là đã có ngay món bánh tằm mì nước cốt dừa thơm ngon. Món bánh tằm mì có vị bùi của khoai mì, béo ngậy của nước cốt dừa và thơm đậu phụng, mè rang.
Chỉ từ các nguyên liệu dễ tìm, nhưng để chế biến món bánh tằm mì phải trải qua khá nhiều công đoạn. Thế nhưng khi chứng kiến thành quả là dĩa bánh tằm mì nhiều màu sắc thú vị chỉ cần nhìn qua đã cảm thấy ngon miệng. Những ngày rảnh rỗi, bạn thử trổ tài chế biến món bánh tằm mì ăn kèm với nước cốt dừa, chắc chắn bạn sẽ có ngay món bánh hấp dẫn.
Cách làm chè sầu riêng thơm ngon để giải nhiệt mùa hè
Chè Thái thơm nức mùi của sầu riêng, có thêm chút béo của bơ, vị ngọt của các loại trái cây khiến nhiều người mê mẩn.
Tìm hiểu thêm: Tuyệt chiêu làm khô gà lá chanh theo “trend”, nhâm nhi ngày lạnh
>>>>>Xem thêm: Muôn màu với phong cách ẩm thực gói và cuốn
Cách làm chè sầu để ‘giải sầu’ mùa hè. Ảnh Internet
Cách làm chè sầu để “giải sầu” mùa hè, thơm ngon ngây ngất tại nhà. Vậy cần gì phải ra quán, trong chính căn bếp của bạn cũng có thể tự làm món chè sầu thơm ngon, bổ dưỡng. Cùng tham khảo công thức dưới đây cùng mình nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cơm sầu riêng
Mít chín
Đậu (đỗ) xanh bóc vỏ
Đường kính trắng
Hoa quả khác
Nước cốt dừa
Sữa tươi có đường
Bột làm thạch rau câu
Bột năng
Một số loại dụng cụ nhà bếp đơn giản: nồi, bếp gas, thìa, máy xay sinh tố, khay đổ thạch rau câu…
Cách làm
Bước 1: Làm thạch rau câu
Hòa bột rau câu với 100 gam đường và 300ml nước, khuấy đều tay cho nguyên liệu tan vào nhau. Đun sôi khoảng 3 -5 phút, rồi tắt bếp (trong quá trình đun, bạn nhớ khuấy đều tay để hỗn hợp không bị vón cục nhé). Sau đó chia thạch ra từng bát nhỏ, nhỏ siro màu tùy thích vào từng bát khi còn nóng, khuấy đều để có màu đẹp. Để nguội rồi cắt thạch thành từng miếng nhỏ 1-2cm.
Bước 2: Sơ chế các loại trái cây
Chuối: Bóc vỏ, vừa ăn. Chôm chôm: Bóc vỏ lấy cùi. Mít: Tách lấy múi, bỏ hạt. Sầu: Lấy thịt, bỏ hạt rồi cho vào máy xay cùng sữa tươi. Đậu xanh: Ngâm với muối tầm 5-8 tiếng
Bước 3: Chế biến đậu xanh
Khi ngâm đậu xanh đã đạt, vo lại bằng nước sạch một lần nữa rồi trộn với 100 gram đường. Cho vào nồi cơm điện nấu hoặc hấp cách thủy bằng bếp gas, bếp điện đến khi hạt đậu chín đều. Sau đó dùng thìa (hoặc máy xay sinh tố) nghiền nhuyễn đậu xanh.
Bước 4: Làm thạch rau câu
Trộn 100 gram đường với bột làm thạch. Hòa hỗn hợp với 200ml nước lọc, đun sôi, khuấy đều tay để bột rau câu sánh lại và không bị vón cục. Múc thạch đổ ra khay, có thể cho thêm vài giọt siro để tạo màu bắt mắt hơn. Để khay thạch vào ngăn mát tủ lạnh cho đến khi đông lại, bỏ ra, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 5: Hoàn thành
Hòa tan 30 gram bột năng với 300ml nước lọc, khuấy đều tay (để tránh bị vón cục) đến khi bột tan hết. Đun nước sôi liu riu, sau đó cho đậu xanh đã nghiền nhuyễn trộn đều cùng với bột năng pha loãng. Hỗn hợp đậu xanh, bột năng sau khi đã khuấy đều, tiếp tục cho sữa tươi, nước cốt dừa vào đun sôi. Tùy vào khẩu vị nêm nếm vị ngọt vừa phải. Chờ cho đường tan thì tắt bếp.
Như vậy, chỉ với vài ba nguyên liệu quen thuộc, bạn đã có ngay món chè sầu béo ngậy, hòa quyện với vì giòn giòn dai dai. Chúc các bạn thành công.