Bình dân như bún bì

Ngay cái tên món ăn đã thấy dân dã rồi, nói lên hết “hồn vía” của món ăn bình dân này.

Ở Vị Thanh có nhiều tiệm bán bún bì, nhưng ăn vừa bụng nhất phải kể đến tiệm của cô Hồng Lý ở đường Lê Hồng Phong, khu vực 4, phường IV. Từ cầu 30 Tháng 4 chạy thẳng qua khỏi ngã ba khoảng 100m, nhìn phải sẽ thấy tiệm. Hai vợ chồng già lúc nào cũng xởi lởi, rộng rãi, vô ăn xin thêm chút rau, chút bún đều cho hết, nên khách mến.

Chỉ 15.000 đồng, nhưng dĩa bún bì ở đây thấy vun lắm. Những cọng bún trắng để dưới, xếp lên trên ít giá sống, xà lách, rau thơm xắt nhuyễn, rồi dưa leo bằm, rồi đến món quan trọng nhất – bì trộn. Chỉ với da heo luộc, thịt ba chỉ hoặc thịt nạc luộc sau đó xắt vừa ăn, trộn với tỏi băm, chút bột ngọt, nước mắm ngon, rồi thính làm từ gạo rang thiệt vàng, thế là đã có món bì trộn tuyệt vời, ăn vừa giòn, vừa thơm, lại ngọt đậm vị thịt. Bì sau khi xếp lên dĩa bún, cho thêm dưa chua, rồi đậu phộng rang giã nhuyễn, lại thêm ít ớt bằm, rưới đều chút nước mắm làm sẵn, thế là có dĩa bún bì vừa bắt mắt, vừa ngon miệng.

Bình dân như bún bì

Bà chủ tiệm với dĩa bún bì đầy đặn.

Bún bì ai cũng có thể làm, nhưng cách trộn bì, cùng nước mắm đi chung cho thiệt “xứng”, mới tạo nét riêng cho mỗi nơi bán. Bún bì ăn buổi nào cũng ngon, sáng, trưa, chiều hay tối đều bắt… Cô Hồng Lý chia sẻ: “Bì làm nhà nên ăn nhiều người khen, chứ bây giờ coi vô tuyến người ta nói đến bì không sạch, nên ngại ăn”…

Kể cũng lạ, bì trộn kết hợp với món nào là thành đặc sản món đó, đi miền Đông là có bánh bèo bì, về miền Tây là có bánh tằm bì ăn với nước cốt béo ngậy. Còn bún bì thì hầu như tỉnh, thành nào ở miền Nam cũng có. Nhiều cụ già nói rằng, món này thấy vậy chứ rất lâu đời rồi, đơn giản, dễ làm, nên dễ ăn, chắc cũng ra đời từ những ngày rong ruổi của ông cha đi mở đất phương Nam xa xưa ấy…

Các món ăn với bì hút khách ở TP.HCM

Bì lợn là một trong những nguyên liệu phổ biến để làm các món ăn quen thuộc của người TP.HCM.

Bì là tên gọi khác của da lợn, một trong những nguyên liệu ưa dùng trong ẩm thực Việt Nam. Trong đó, bì lợn trộn thính hoặc chiên giòn là 2 cách làm phổ biến nhất.

Bạn có thể phát hiện thành phần này trong nhiều món ăn quen thuộc như bánh mì, bánh tằm bì, cơm tấm…

Sà bì chưởng

Sà bì chưởng hay còn gọi cơm tấm là món ăn đặc trưng của người Sài thành. Trong đó, cơm, sườn, bì là 3 nguyên liệu chính. Cơm thường được nấu từ gạo tấm. Sườn trước khi nướng sẽ được tẩm ướp cùng nước mắm, đường, ngũ vị hương. Bì đem luộc, thái sợi, ướp gia vị và trộn đều với thính gạo.

Món ăn thường đi kèm bát nước chấm chua ngọt. Bạn có thể thưởng thức cơm tấm ở nhiều quán ăn khắp TP.HCM từ sáng tới tối.

Các quán cơm ngon:

– Cơm tấm Thuận Kiều

– Cơm tấm Kiều Giang

– Cơm tấm 500 An Dương Vương

– Cơm tấm Nguyễn Kiệm…

Bình dân như bún bì

Sà bì chưởng có ở các quán ăn bình dân tới nhà hàng sang trọng. Ảnh: Haivyd.

Bánh mì bì

Bì cũng là nguyên liệu quen thuộc trong bánh mì. Món ăn này được làm từ 3 thành phần chính là bánh mì, bì và nước mắm. Bì để cho vào bánh mì là hỗn hợp phần ngon nhất của da và thịt lợn trộn cùng thính. Bì có vị ngon nhưng không gây ngán, mùi thơm, giòn sật.

Nước mắm phải sánh, vị vừa miệng. Để món ăn thêm phong phú, người bán có thể thêm một số nguyên liệu khác như thịt, rau thơm, dưa leo… Giữa hàng loạt món ăn ngon, bánh mì bì đơn giản nhưng vẫn luôn giữ vị trí riêng trong lòng người dân. Giá khoảng 15.000-20.000 đồng/chiếc.

Các địa chỉ thưởng thức bánh mì bì:

– Bánh Mì Vân

– Bánh Mì Bì & Xíu Mại trên đường Phó Cơ Điều

– Bánh Mì Bì 172

– Bánh Mì Bì – Nguyễn Văn Thủ

– Bánh Mì Bì – Mai Thị Lựu

– Hệ Thống Mình Ơi – Bánh Mì Bì…

Bình dân như bún bì

Bình dân như bún bì

Bánh mì bì được coi là nét đặc trưng văn hóa ẩm thực của TP.HCM. Ảnh: Mitsfoody, Minhoi_banhmibi.

Bánh tằm bì

Bánh tằm bì là món ăn nức tiếng của người miền Tây. Khi có mặt tại TP.HCM, hương vị ngon, lạ miệng của món ăn này được lòng phần lớn người dân Sài thành. Giá khoảng 30.000-45.000 đồng/suất.

Sợi bánh tằm, bì lợn, xíu mại, rau sống, nước cốt dừa… là những nguyên liệu truyền thống trong công thức chế biến. Do đó, món ăn là sự kết hợp độc đáo giữa vị mặn và ngọt béo. Bạn có thể thưởng thức bánh tằm bì từ các quán ăn vỉa hè tới nhà hàng sang trọng trên địa bàn TP.HCM.

Các địa chỉ thưởng thức bánh tằm bì:

– Bánh Tằm Bì Tô Châu

– Sa Đéc Quán

– Bánh Tằm Bì Đồng Tháp

– Trung – Bánh Tằm Bì, Há Cảo & Xôi Gà

– Bánh Tằm Bì Xíu Mại…

Bình dân như bún bì

Bình dân như bún bì

Bánh tằm bì có nguồn gốc từ miền Tây. Ảnh: Trangbolger_1512.

Bì cuốn

Bì cuốn cũng là món ăn có xuất xứ miền Tây Nam Bộ. Ở TP.HCM, đặc sản nức tiếng này thường được bày bán tại các quán ăn vặt. Công thức chế biến là xếp rau, bún, thịt ba rọi, bì lợn, thính trong lớp bánh tráng và cuộn tròn.

Không có hình thức bên ngoài bắt mắt song bì cuốn được nhiều người yêu thích bởi hương vị dễ ăn. Để món ăn thêm đậm đà, khi thưởng thức, thực khách sẽ chấm bì cuốn vào bát nước mắt chua ngọt. Giá 6.000-10.000 đồng/chiếc.

Các địa chỉ thưởng thức bì cuốn:

– Cô Hiếu – Gỏi Cuốn, Bì Cuốn & Bò Bía

– Gỏi Cuốn, Bì Cuốn, Bò Bía – Nguyễn Trãi

– Ăn Vặt Bé Ba

– Quầy Số 15 – Phố Hàng Rong…

Bình dân như bún bì

Bì cuốn là món ăn vặt yêu thích của giới trẻ Sài thành. Ảnh: Belletr.im.

Bún bì

Bún bì là món dễ ăn, được làm từ các nguyên liệu quen thuộc. Một bát đầy đủ thường gồm rau, bún, chả lụa, bì và lạc rang giã nhỏ. Sau khi sắp xếp đẹp mắt các thành phần trên, người làm sẽ chan ngập trong nước mắm chua ngọt. Bì luộc sẽ được cắt sợi, trộn cùng thịt nạc đùi tẩm ướp rang vàng và thính gạo.

Một bát bún bì có giá khoảng 30.000 đồng. Không nhiều quán ăn bán bún bì để bạn thưởng thức ở TP.HCM.

Các địa chỉ thưởng thức bún bì:

– Gánh bún bì chợ Bàn Cờ

– Bún Bì Chay

– Bánh Mì Pate Trà Vinh, Bún Bì & Bún Thịt Ram

– Bún thịt nướng Bà Tám

– Bánh bèo Quơ

Bình dân như bún bì

Bình dân như bún bì

Bún bì là món quen thuộc ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ảnh: Hungry_asian_guy, yensplate.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *