Ghi nhớ ngay những món canh ngon từ rau cải này để biến tấu cho bữa cơm thêm phong phú bạn nhé!
Bạn đang đọc: 5 món canh từ rau cải kết hợp cùng các thực phẩm quen thuộc, giúp nàng đổi vị cho cơm nhà thêm đậm đà, chẳng hề nhàm chán
Những món canh luôn là phần không thể thiếu của mỗi mâm cơm Việt, bởi món canh có thơm ngon hấp dẫn hay không sẽ quyết định được nồi cơm “vơi nhiều hay ít”. Ghi nhớ ngay những món canh ngon từ rau cải này để biến tấu cho bữa cơm thêm phong phú bạn nhé!
1. Canh cải nấu thịt băm viên
Nguyên liệu:
– 100g thịt nạc vai
– 1 bó rau cải canh
– 1 quả trứng
– Gia vị: Hành, gừng, dầu mè, bột bắp, rượu vang, muối
Cách làm:
– Rau cải cắt gốc, nhặt rửa sạch. Thịt nạc băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, băm nhỏ rồi cho vào trộn với thịt lợn theo tỷ lệ: 1:4. Thêm 1 thìa canh bột bắp, 1 quả trứng, thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê dầu mè vào trộn đều.
– Đun sôi nồi nước, thả rau cải vào chần vừa chín tới, vớt ra đĩa để riêng. Sau đó dùng kéo cắt rau thành từng đoạn nhỏ.
– Đun sôi nồi nước trở lại, thịt băm viên thành từng viên tròn vừa ăn, lần lượt thả vào nồi. Dùng đũa đẩy nhẹ từng viên thịt di chuyển để tránh thịt bị dính nồi.
– Nước sôi lại thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu cho viên thịt chín kỹ. Khi bạn thấy viên thịt nổi lên mặt nước là thịt đã chín. Hớt sạch bọt trong nồi để nước canh được trong.
– Thả phần rau cải đã chần vào nồi thịt viên. Nêm chút hạt nêm cho vừa miệng, rưới 1 thìa canh dầu mè, chờ nước sôi lại thì tắt bếp. Múc canh cải thịt băm ra bát, dùng nóng.
Món canh rau cải nấu thịt viên hấp dẫn với vị ngọt mát của rau cải, vị ngọt thơm ấm đặc trưng của gừng trong từng viên thịt, rất dễ ăn lại đầy đủ chất dinh dưỡng.
2. Canh cải nấu cá rô đồng
Nguyên liệu:
– Cải canh: 1 mớ
– Gừng: 1 nhánh nhỏ
– Cá rô đồng: 5 con
– Gia vị: Hạt nêm, mì chính
Cách làm:
– Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Cá rô đ.ánh vẩy, chặt vây, móc bỏ ruột, rửa sạch, ướp ít muối. Rau cải cắt bỏ rễ, là già úa, rửa sạch, cắt khúc chừng 1,5 cm. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đ.ập giập.
– Bước 2: Chuẩn bị một nồi nước, đun sôi, sau đó cho cá vào luộc đến khi cá chín tới. Bỏ cá ra, lóc xương và thịt riêng rẽ. Đây là công đoạn tỉ mỉ và công phu nhất. Đặc biệt nhà nào có trẻ nhỏ, bạn cần phải nhặt thật kỹ xương cá vì nếu ăn phải xương, trẻ rất dễ bị hóc. Sau đó, phần thịt đem ướp với chút bột canh hoặc hạt nêm, để riêng.
Phần xương sống và đầu cá cho vào máy xay, xay xương và đầu cá rồi lấy chính nước luộc cá để lọc.
– Bước 3: Thả vài lát gừng đã đ.ập dập vào nồi nước dùng. Khi nước dùng sôi lên, bạn thả phần thịt cá cùng rau cải vào. Tiếp tục đun đến khi rau chín thì tắt bếp (khoảng 3-4 phút).
Canh rau cải nấu cá rô đồng ăn ngon nhất khi nóng. Bạn có thể ăn cùng cà pháo muối xổi, bữa cơm sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.
3. Canh cải ngọt nấu tôm
Nguyên liệu:
– 1 bó cải ngọt
– 100g tôm
– Muối, hạt nêm hoặc đường
– 1 nhánh gừng nhỏ, hành hương.
Cách làm:
– Cải sau khi rửa sạch để vào rổ cho ráo nước. Cắt thành từng khúc ngắn vừa ăn
– Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen, giã thô tôm. Ướp vào tôm nửa thìa nhỏ muối.
– Gừng cạo vỏ, thái sợi.
– Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, đổ hành hương và gừng vào phi thơm.
– Nhanh tay đổ tôm đã giã vào, xào chín tôm. Đổ khoảng hai bát ăn cơm nước lạnh, đun sôi.
– Nước sôi thả cải vào, nêm vào một thìa nhỏ muối, ít đường hoặc hạt nêm. Nêm nếm tùy theo khẩu vị của bạn, đun đến khi cải mềm, tắt bếp múc ra bát dùng nóng.
4. Canh cải xoong nấu sườn
Nguyên liệu:
– 150g sườn non
– 200g rau cải xoong
– 1 củ cà rốt cỡ vừa
– Muối, hạt nêm, nước mắm ngon.
Cách làm:
– Sườn non chặt miếng nhỏ vừa ăn.
– Rau cải xoong cắt khúc ngắn vừa ăn.
– Cà rốt cắt khúc.
– Cho 1 lít nước lã vào nồi đặt lên bếp đun sôi, tiếp theo cho sườn vào hầm, khi nước bắt đầu sôi trở lại thì vặn lửa nhỏ vừa để hầm cho sườn mềm, canh hớt bọt cho nước hầm được trong, nêm vào nồi sườn khoảng 1/4 thìa nhỏ muối và 1/4 thìa nhỏ hạt nêm.
– Khi sườn đã mềm thì cho cà rốt vào nấu khoảng 5 – 7 phút cho cà rốt vừa chín mềm.
– Sau cùng cho cải xoong vào, nấu 1-2 phút cho rau vừa chín tới là được, nêm thêm ít nước mắm cho canh vừa ăn theo khẩu vị gia đình.
5. Canh cải ngọt nấu ngao
Nguyên liệu:
– Ngao: 1kg
– Gừng cắt lát: 1 củ
– Hành: 1 củ
– Tỏi: 1 củ
– Rau cải: 300g
– Gia vị: nước mắm, muối, bột ngọt,..
Cách làm:
Sơ chế ngao sạch cát: Ngao sau khi mua về, rửa với nước sạch . Sau đó cho vào thaunước muối loãng được thêm vài lát ớt. Ngâm khoảng 1 – 2 giờ , chắc chắn rằng ngao của bạn sẽ sạch bụi bẩn và nhả hết cát bên trong.
Cải mua về cắt góc, rửa sạch với nước muối pha loãng và cắt khúc vừa ăn ngắn khoảng 4 – 5cm.
Hành tím và tỏi bạn đem lột vỏ, rửa sạch, sau đó băm nhỏ.
Sau đó, bắc lên bếp 1 nồi nước cho vào vài lát gừng cắt lát nấu sôi và khuấy đều tay. Đến khi thấy ngao mở miệng, vớt ngao ra khỏi nồi, phần nước luộc để yên cho lắng hết phần cặn xuống đáy nồi.
Tách phần thịt ngao ra khỏi vỏ, sau đó nhẹ nhàng chắc lấy phần nước luộc đã trong ra tô riêng, giữ lại.
Dùng 2 đầu ngón tay cái đẩy nhẹ ruột ngao, để loại bỏ phần ruột màu đen của ngao, chỉ giữ lại phần thịt trắng.
Cho vào nồi 1 ít dầu ăn, rồi cho hành, tỏi vào phi thơm, cho ngao vào nêm với 1 ít bột ngọt, muối, nước mắmxào đều tay. Thêm phần nước ngao luộc vào nấu đến khi sôi thì cho rau cải vào trộn đều. Nêm lại cho vừa ăn.
2 món bún phở mà cách ăn cầu kỳ như ăn lẩu
Vẫn với những nguyên liệu thường có trong bún, phở nhưng chúng được bỏ ra riêng rẽ để đến khi ăn mới nhúng vào tô nước nóng hệt như ăn lẩu vậy.
Phở bát đá
Một khay phở được mang ra phục vụ thực khách bao gồm một tô đá đựng nước dùng còn đang sôi sùng sục thơm ngát mùi nước dùng bò, một đĩa phở trắng đã trần, một đĩa thịt tùy theo khẩu vị của khách và một đĩa rau sống cùng chanh ớt.
Tìm hiểu thêm: Mách nhỏ chị em 3 món làm từ chân gà siêu ngon, chồng ăn khen không ngớt lời
Tô đá đựng nước dùng khá nóng, nên nước dùng vẫn còn sôi sục và giữ nóng khá lâu. Khi vừa mang ra bạn nên bỏ ngay thịt vào tô, nhất là thịt tái, vừa để thịt chín và vừa giúp cho nước ngọt hơn. Sau đó thêm phở và ăn kèm cùng rau sống. Ngoài ra bạn cũng có thể bỏ thêm tương ớt, nước mắm, muối… vào tô nước dùng cho hợp khẩu vị. Nói chung ăn phở kiểu này bạn hoàn toàn tự túc với những nguyên liệu có sẵn để tạo ra tô phở mà mình thích.
Ngoài ra bạn cũng có thể gọi thêm trứng trần. Trứng được thả vào trong tô nước dùng nhờ đá mà sôi sùng sục nên trứng chín hoàn toàn tự nhiên nhé. Bạn tự mình trông trứng, để đến khi độ chín mình thích là có thể chén ngay, chứ không cần nhờ tới chủ quán hay order nhân viên lằng nhằng nhé!
Nhiều người nói ăn phở kiểu này sao mà giống ăn “lẩu”, nhưng khác một điều là cách giữ nước dùng nóng là trong tô đá, không cầu kỳ phức tạp mà vẫn giúp ăn phở nóng hôi hổi tới tận miếng cuối cùng, lại còn gần gũi với thiên nhiên mang đến một trải nghiệm hết sức thú vị.
Địa chỉ: 83 Mai Hắc Đế, Hà Nội.
Giá cả: 40.000đ – 90.000đ/tô.
Bún qua cầu
Món ăn này có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc. Món ăn đơn giản nhưng ẩn chứa câu chuyện về tình yêu, nghĩa vợ chồng sâu sắc. Tương truyền, có một đôi vợ chồng trẻ sống hạnh phúc với nhau, nhưng người chồng chỉ ham chơi mà không tu chí học hành. Thấy vậy, người vợ nói với chồng: “Nếu chàng không dùi mài kinh sử, làm nên nghiệp lớn, sau này mẹ con thiếp sẽ tủi hổ vì thua kém chị em”. Từ đó, người chồng chuyển ra một hòn đảo nhỏ giữa hồ để học hành cho yên tĩnh.
Hàng ngày, người vợ đều nấu cơm mang đến cho chồng. Vì đường xa, nên nàng đã đun nước ấm, cho bún và thịt vào giỏ mang đến cho chồng. Nàng cũng phát hiện nước sẽ nóng lâu hơn nếu trên mặt có một lớp mỡ. Đồ ăn mang đến nơi vẫn còn nóng nên người chồng ăn rất ngon. Thương vợ vất vả, chàng chăm chỉ học hành và đã đỗ đạt cao. Từ đó, món ăn này có tên là bún qua cầu và được lưu truyền cho đến ngày nay.
Giờ đây, người ăn không cần phải qua cầu mới ăn được món bún này, nhưng để cho món ăn thêm phần hấp dẫn thì người chủ quán sẽ bày biện món ăn trên một chiếc cầu. Trên chiếc cầu này đó là các nguyên liệu trong món bún, bao gồm thịt gà, thịt lợn, mực, đậu phụ, nấm, hành, hẹ, bún, trứng chim cút, hành tây, rau cải, đu đủ, cà rốt cùng các gia vị như nước tương, muối, gừng, tỏi…
>>>>>Xem thêm: Sen Restaurant: Hương quê giữa lòng phố thị
Bún qua cầu cũng được ăn theo một quy định chặt chẽ. Trước tiên phải thả trứng vào bát nước dùng, chờ đợi một vài phút rồi lần lượt cho thịt, rau, nấm vào. Bún là nguyên liệu sau cùng được cho vào bát. Cách ăn này sẽ giúp nước dùng trở nên ngọt hơn bởi thịt và trứng, cũng giống như khi chúng ta ăn lẩu, thường sẽ ăn bún hoặc mỳ tôm sau cùng đó.
Với cách bày biện đẹp mắt, cùng một câu chuyện cảm động, món bún dân dã giờ trở nên thú vị hơn và rất đáng để trải nghiệm cùng bạn bè hoặc người ấy.
Địa chỉ: 24 Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội.
Giá cả: 50.000đ – 150.000đ/tô.