Tăng độ thô thức ăn là một trong những bước tiến quan trọng của con trong quá trình ăn dặm. Bởi vậy nên vấn đề này được chị Thuỳ Trang (26 t.uổi, sống tại Vinh) quan tâm đến từng chi tiết.
Không ngờ đau răng cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã gia nhập hội mẹ bầu đấy! Cẩm nang ăn dặm BLW từ A đến Z cho bé và thực đơn sinh động hơn tranh vẽ của mẹ trẻ Sài thànhCông thức làm bánh Trung thu phiên bản ăn dặm ngon hết nấc, cực độc đáo của mẹ Việt KiềuMẹ bỉm sữa tiết lộ bí quyết cho con ĂN DẶM KHÔNG NƯỚC MẮT cực hiệu quả
Mẹ trẻ 9X cho rằng, trong quá trình cho bé ăn dặm, ngoài việc bổ sung dưỡng chất, thì việc tập dần cho trẻ ăn thô có thể nói rất quan trọng. Đây là một bước tiến giúp bé làm quen với thức ăn thô cũng như hoàn thiện trong quá trình bổ sung dinh dưỡng sau này.
Chị Thuỳ Trang và bé Tào Tháo (Ảnh: NVCC)
“Trong bài viết dưới này sẽ chia ra từng giai đoạn, mỗi giai đoạn độ thô sẽ khác nhau. Do bé nhà mình ăn dặm lúc 6 tháng, nên mình sẽ tính từ giai đoạn này, các mẹ nào cho con ăn dặm sớm hơn vẫn có thể áp dụng cách tăng thô này. Nó vẫn phù hợp với các bé ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống (bỏ qua giai đoạn bột)”, chị Thuỳ Trang chia sẻ.
Theo đó, cách tăng độ thô thức ăn cho bé theo các giai đoạn cụ thể được chị Trang chia sẻ chi tiết như sau:
Giai đoạn 1 (6 tháng t.uổi)
Khi bé bắt đầu tập làm quen với ăn dặm, có thể nói kỹ năng của bé ở giai đoạn này chỉ là “nuốt chửng”, nên mẹ nấu cháo loãng theo tỷ lệ 1: 10 (1 gạo, 10 nước) sau đó rây qua lưới thật nhuyễn và hoà thêm dashi để làm cháo loãng hơn. Bé mới ăn rây khoảng 2-3 lần, sau khi đã quen dần giảm rây còn 1 lần.
Đối với các loại củ: chị Trang cho rằng các mẹ nên rây ngay sau khi hấp/luộc, khi còn nóng rây sẽ dễ dàng hơn.
Đối với các loại rau: giai đoạn này cho bé ăn phần lá rau, bởi vì lá mềm hơn và chất dinh dưỡng đều nằm trong phần lá nhiều hơn. Khi hấp/luộc chín mẹ dùng chài cối giã nhuyễn rồi sau đó rây qua lưới.
Độ thô giai đoạn 1: Đầu giai đoạn này thức ăn ở dạng loãng sánh hơn sữa một chút, nửa sau thức ăn mịn nhưng thành phẩm giống sữa chua là được.
Kỹ năng của trẻ ở giai đoạn 1: Lưỡi của trẻ có phản xạ đưa và đẩy thức ăn từ đằng trước ra đằng sau rồi nuốt chửng. Nửa giai đoạn đầu ăn 1 bữa chính, nửa sau giai đoạn kèm thêm 1 bữa phụ.
Những loại rau củ đc chọn ở giai đoạn này thường là:
Rau củ: bí đỏ, cà rốt, bí ngòi, khoai tây, khoai lang, củ cải, bí xanh, súp lơ, rau bina, rau ngót, rau dền, mướp….
Trái cây: chuối, bơ, lê, táo, đu đủ, xoài, đào….
Giai đoạn 2 (7-8 tháng t.uổi)
“Ở giai đoạn này, cháo nấu theo tỉ lệ là 1:7 (1 gạo, 7 nước). Nửa đầu của giai đoạn 2, cháo nấu chín xong vẫn cần rây (8 phần rây, 2 phần nghiền bằng muỗng) nhưng khi bé từ khoảng tháng 7 rưỡi đến tháng thứ 8 thì không rây mịn nữa mà cho bé ăn thô hơn, chỉ cần nghiền bằng muỗng là được”, mẹ trẻ 9X chia sẻ.
Đối với rau củ: Nửa đầu giai đoạn củ quả hấp/luộc (củ quả cần nấu nhừ sao cho dùng 2 ngón tay nhẹ nhàng bóp nát là được), 8 phần rây, 2 phần dùng nĩa dầm nát, tăng thô dần sau vài ngày đến nửa giai đoạn sau củ quả thái hạt lựu như hạt đậu đen luộc nhừ.
Đối với nhóm đạm: Cá hấp luộc miết tơi trên bàn mài đinh (khi còn nóng), thịt băm nhuyễn hoà với nước rồi nấu với lửa nhỏ. Thường thì cá miết nó sẽ tơi ra nên giữ nguyên cấu trúc này cho bé ăn, còn đối với thịt băm nhuyễn nhưng vẫn còn to mẹ có thể rây lại qua lưới 8 phần, 2 phần còn lại giữ nguyên cấu trúc đó và tăng thô dần tương tự như rau củ.
Độ thô giai đoạn 2: Thức ăn mềm như đậu hũ non
Kỹ năng của trẻ ở giai đoạn 2: Sau giai đoạn nuốt chửng, giai đoạn này lưỡi của bé có phản xạ đẩy thức ăn lên xuống giữa hàm trên và hàm dưới để làm tan thức ăn, nên lúc này cháo không cần rây nhuyễn bé vẫn có thể ăn được.
Giai đoạn này bé sẽ bắt đầu ăn 2 cữ chính 1 cữ phụ. Lúc này có thể giới thiệu cho bé ăn lòng đỏ trứng gà (1/3 lòng đỏ và xem phản ứng), tiếp đến là thịt cá trắng (cá lóc, cá chép, cá chẽm, cá tuyết, cá bơn…), cá hồi, cá ngừ, bên cạnh đó có thể ăn lườn gà, tôm song, lươn, cua đồng, bồ câu…
Giai đoạn 3 (9-11 tháng t.uổi)
Sau khi đã làm quen với thức ăn được 1 khoảng thời gian rồi, bé đã có thể nhai thành thục hơn nên mẹ hãy nấu cháo với tỷ lệ 1:5 (1 gạo, 5 nước). Cháo nấu chín kỹ xong cho bé ăn nguyên hạt. Sau đó, đến cuối giai đoạn này có thể tăng dần thành cháo sệt nguyên hạt, cháo đặc nguyên hạt theo tỷ lệ 1:3 (1 gạo, 3 nước).
Đối với rau củ: Củ quả thái to hơn giai đoạn trước, như hình que (tầm 5mm) để bé tập nhai.
Đối với nhóm đạm: lúc này có thể làm đa đạng hơn về khâu chế biến như hấp, xào, luộc, chiên.
Độ thô giai đoạn 3: Độ mềm của thức ăn như chuối, kích thước to như hạt đậu đỏ là được, giai đoạn này nhiều bé đã ăn thô khá tốt, mẹ có thể cho bé tự cầm ăn.
Kỹ năng của trẻ ở giai đoạn 3: Lưỡi của trẻ đã bắt đầu có phản xạ đưa thức ăn sang bên trái và phải, lúc này hàm đã có phản xạ nhai. Vẫn giữ nguyên 2 bữa chính 1 bữa phụ. Lúc này có thể giới thiệu cho bé cá biển loại nhỏ, tôm biển. 10 tháng có thể giới thiệu Cua biển, mực, nội tạng, tim, gan….
Giai đoạn 4 (12-18 tháng)
Chị Thuỳ Trang đưa ra quan điểm rằng, lúc này cấu trúc thức ăn của bé tương đối hoàn chỉnh, bé có thể ăn được những đồ cứng và có thể cắn bằng lợi. Để đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhai của bé các mẹ nên chế biến thức ăn nhiều hình dạng với độ cứng đa đạng hơn. Đầu giai đoạn bé có thể tập ăn cơm nát, ở giữa và sau giai đoạn bé có thể ăn cơm mềm như người lớn.
Đây cũng là thời gian “lý tưởng” mẹ có thể giúp bé tự lập bằng cách tập tự xúc ăn.
Đối với rau củ: Rau củ hấp/luộc mềm cắt nhỏ tầm 1cm
Đối với nhóm đạm: lúc này trẻ cũng ăn da dạng hơn, cá thái hạt lựu lăn qua bột mì chiên giòn, làm chả hoặc kho mềm. Đậu phụ có thể để nguyên miếng khi ăn xắn từng miếng cho bé ăn. Thịt có thể hầm với rau củ cho bé ăn….
Độ thô của giai đoạn 4: Thức ăn làm nhiều hình dạng đa dạng hơn, độ cứng tương đối như thịt để bé tập nhai.
Kỹ năng của trẻ ở giai đoạn 4: Lưỡi của bé di chuyển thuần thục hơn, răng của bé đã có phản xạ nhai tốt, lực mạnh hơn.
Giai đoạn này bé đã ăn như người lớn, gồm 3 bữa chính 1 bữa phụ. Các loại hải sản có vỏ cứng như sò, hến, ngao, hào…cũng được giới thiệu trong giai đoạn này. Lúc này bé đã có thể ăn được lòng trắng trứng, được nêm gia vị trong thức ăn nhưng vẫn nhạt hơn so với người lớn.
Ngoài ra bà mẹ trẻ cũng mách một số tip nhỏ về công thức nhỏ giọt cho các mẹ như sau: “Khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm, múc 1 thìa cháo để cho cháo nhỏ giọt xuống bát, lúc này sẽ nhỏ giọt nhanh cỡ 1s/2,3 giọt. Sau đó vài bữa tăng dần 1s/1 giọt…và tiếp tục tăng dần lên. Tới giai đoạn 7,8 tháng thì thìa cháo phải 5s mới nhỏ 1 giọt, vì lúc này đã ăn cháo đặc hơn. Giai đoạn 9-11 tháng thì cháo không nhỏ xuống nữa”.
Chị Trang cũng đưa ra lưu ý rằng, những quan điểm của chị chỉ mang tính chất tham khảo vì có những bé ăn thô tốt, cấu trúc thức ăn sẽ thô hơn 1 chút hoặc kém hơn chút, nên các mẹ cần quan sát theo phản ứng của con để điều chỉnh độ thô phủ hợp.
Theo Em đẹp
Cẩm nang ăn dặm BLW từ A đến Z cho bé và thực đơn sinh động hơn tranh vẽ của mẹ trẻ Sài thành
Giữa muôn vàn các phương pháp ăn dặm, chị Thuý Kiều (27 t.uổi, sống tại Nha Trang) lựa chọn phương pháp ăn dặm BLW cho bé, dựa trên những lý do hết sức thuyết phục cũng như khắc phục những hạn chế của phương pháp.
Chị Thuý Kiều và con gái (Ảnh: NVCC)
Chị Thuý Kiều đưa ra quan điểm rằng, khi con đủ 6 tháng mẹ hãy cho ăn dặm. Nếu bé không lên cân nào thì có thể bắt đầu từ 5,5 tháng. Khi nào con cứng cổ, có thể ngồi ếch 1 đến 2 phút, thì có thể tập con ăn dặm. Các mẹ có thể sắm cho con cái ghế ăn (không gắn đồ chơi làm mất tập trung của con). Nếu cả nhà ngồi ăn ở bàn thì sắm ghế cao cho con, để con ngồi cùng gia đình sẽ có hứng thú ăn uống hơn.
Cũng theo 9X Nha Trang, phương pháp BLW rất đơn giản: con cùng ăn với bố mẹ, con tự ăn, không cần ai đút, không có ai phải làm hề dỗ con ăn, con ăn được bao nhiêu thì ăn tùy ý, không ép. Các mẹ phải nhớ nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con lúc này, là sữa, không phải từ ăn dặm.
Bên cạnh đó, cách chế biến các món ăn dặm BLW thời gian đầu cho bé, cũng được chị Kiều chia sẻ chi tiết như sau:
“Món luộc: thời gian đầu có thể luộc cho con lâu hơn chút (gắp phần của cả nhà ra trước). Rau dễ tập là bông cải, bí xanh, nên cắt khúc vừa tay, bí đỏ, bí ngòi, cà rốt, măng tây, ớt chuông… Sau 8 tháng có thể cho con thử thịt trắng như thịt gà, cá lóc…
Thịt gà luộc mềm phần đùi, bỏ da. Lúc đầu có thể xé miếng cho con cầm, sau khi con quen thì đưa cả đùi. Về cách chế biến cá, cá rất dễ nát, nên gỡ theo thớ cho con. Có thể lăn cá qua chút bột bắp và chiên nhanh với chút dầu olive cho con ăn. Cơm nắm cho con 1 cục để con gặm. Thật ra cách chế biến, các mẹ cứ nhìn con mà đoán ý, để nấu phù hợp cho con giai đoạn đầu này, vì có bé tập nhai rất nhanh, có bé cần thời gian lâu hơn để quen”.
Con khá thích thú với cách trang trí bắt mắt của món ăn (Ảnh: NVCC)
Mẹ trẻ 9X cũng lưu ý rằng, không để quá nhiều món trước mặt con làm con phân tâm. Con sẽ dòm ngó ngay món mẹ vừa để xuống, và có mới nới cũ. Không cần chén bát lúc này, cứ lau sạch mặt bàn và cho thức ăn lên đó. Không giúp con đưa thức ăn vào miệng, để con tự tập luyện.
Bố mẹ có thể làm mẫu cho con nhìn bắt chước, hoặc cầm tay đưa thức ăn lại gần miệng con nhưng tuyệt đối không nhét vào miệng con. Không nhìn chăm chăm con ăn, đừng tỏ vẻ chú ý tới con, mọi người cứ ăn uống bình thường, chỉ cần có ai đó ngồi cạnh con để xử lý nếu có gì xảy ra là đủ.
” Khi ăn BLW chắc chắn sẽ có lúc xảy ra tình huống con bị hóc nghẹn, khi con nôn ọe các mẹ không nên can thiệp, để con tự xử lý, nếu ọe xong con vẫn vui vẻ ăn tiếp thì tiếp tục, con khóc la thì dừng ngay bữa đó, bữa sau thử lại. Khi con hóc, nghẹn, không la hoảng, con sẽ sợ hãi dẫn tới nguy hiểm hơn. Mẹ nên bình tĩnh vỗ lưng cho con.
Nên cho con ăn BLW cách sữa 1,5- 2 tiếng vì lúc này con có nôn ọe cũng chỉ nôn ra cặn sữa, không ảnh hưởng tới sức khỏe của con và con sẽ không quá đói dẫn đến cáu kỉnh, mất kiên nhẫn khi chưa cầm được thức ăn. Nếu con không chịu ngồi vào ghế, hay khóc lóc, thì ngưng tập và cho con cơ hội 3 lần. Thời gian đầu con sẽ không chịu ngồi lâu, sẽ chỉ chơi 5-10 phút là đòi ra. Nhưng sau vài tuần, con sẽ ngồi ăn rất nề nếp“, chị Thuý Kiều chia sẻ.
Mẹ trẻ Nha Trang cũng kể lại rằng, có thứ ban đầu con chê, không thèm ăn, nhưng sau một thời gian mẹ vẫn cứ bày ra đó, thì con lại ăn. Thời gian đầu, con chỉ gặm mút chút đỉnh, suốt 3 tuần đầu mới tập, bé Ny đã quăng tất cả, không biết đưa lên miệng ăn. Nhưng càng về sau con có thể cắn, nhai, nuốt những mẩu thức ăn bé, mềm. Với thức ăn to, dai, con sẽ mút nước và nhả bã. Riêng canh thì mẹ có thể đút cho con ăn. Để biết con bú/ăn có đủ không, mỗi ngày con thải ra 4-5 cái tã nặng là đủ. Con không mập mạp nhưng lên kg đều (dù chỉ vài lạng), chơi đùa vui vẻ, không bệnh tật, là con khỏe mạnh.
Dựa trên kiến thức tìm hiểu của mình, mẹ trẻ 9X cũng chỉ ra những mặt lợi khi cho bé ăn BLW như sau:
– Bé sử dụng tay khéo hơn, cầm gọn hơn, không còn rớt lên rớt xuống, cũng không còn quăng ném thức ăn nữa. Con biết đổi từ tay này sang tay kia, chuyển thức ăn qua lại giữa hai tay. Biết nhón những mẩu thức ăn bé xíu, đưa chính xác vô miệng.
– Con đã có phản xạ nhai và nhai tốt.
– Con biết mút những thứ con chưa nhai được để nuốt như thịt.
– Con thưởng thức bữa ăn cùng bố mẹ nên con rất thích thú, quen với việc ngồi trên ghế ăn, bố mẹ ăn gì con ăn nấy, đi đâu cũng không cần cầu kì chuẩn bị đồ ăn trước cho con. Không có chuyện vừa ăn vừa xem TV, ipad, điện thoại, dỗ dành, đi rong… Càng ngày con càng tiến bộ, khéo léo hơn. Từ 7 tháng có thể tập con uống nước bằng ly, bằng ống hút và dùng muỗng.
– Mẹ đỡ phải chuẩn bị thức ăn riêng cho con. Khi nấu cơm, có thể cho củ khoai, hay ít rau vào hấp cùng. Nấu món gì cho cả nhà thì múc phần con ra rồi hãy nêm nếm. Nếu nhà ăn món kho, thì hấp riêng cho con món gì đó con ăn, rất đơn giản.
Tuy nhiên, chị Thuý Kiều cũng chỉ ra những hạn chế của phương pháp này và cách khắc phục đó là:
– Mỗi lần con ăn xong, lau dọn khá cực nhọc, vậy nên các mẹ nên sắm cho con cái yếm có máng hứng, có thể lót 1 tấm nilon dưới ghế ăn của con, con ăn xong chỉ cần rút ra chà tấm đó là xong. Trong quá trình ăn dặm, sẽ có lúc con quăng ném đồ ăn, bỏ ăn, nôn oẹ, bởi vậy nên phương pháp này đòi hỏi phải kiên nhẫn và kiên trì đến cùng, nên các mẹ một khi đã lựa chọn thì nên cố gắng và đừng bỏ cuộc.
Cùng tham khảo thực đơn ăn dặm BLW sinh động hơn tranh vẽ của chị Thuý Kiều dưới đây:
Theo Em đẹp