Chân giò hầm thuốc bắc

Chân giò hầm thuốc bắc là món ăn ngon, bổ dưỡng, rất tốt cho những người bị bệnh dạ dày, phụ nữa sau khi sinh. Miếng thịt chân giò mềm, thấm đậm gia vị thuốc bắc. Cùng học cách làm nhé!

Nguyên liệu làm chân giò hầm thuốc bắc

(cho 2 Phần ăn)

Thịt chân giò heo 350 gr

Đương quy 50 gr

Câu kỷ tử 50 gr

Táo tàu 50 gr

Hạt sen tươi 50 gr

Hạt nêm 1 muỗng cà phê

Muối 1 muỗng cà phê

Thực hiện

Bước 1: Thịt chân giò heo mua về rửa sạch, chặt khúc vừa ăn, cho ra đĩa.

Chân giò hầm thuốc bắc

Chân giò hầm thuốc bắc

Bước 2: Cho thịt chân giò heo vào nồi áp xuất cùng 500ml nước, hầm khoảng 15 phút.

Chân giò hầm thuốc bắc

Bước 3: Tiếp theo, cho đương quy, câu kỷ tử, táo tàu, hạt sen tươi, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm vào, hầm thêm 10 phút.

Chân giò hầm thuốc bắc

Bước 4: Múc canh ra tô, để hơi nguội và ăn cùng với cơm nhé!

Chân giò hầm thuốc bắc

Theo Quatangcuocsong

Báo động tình trạng bệnh nhân ung thư chần chừ điều trị

Thống kê cho thấy, hơn 70% bệnh nhân ung thư đến bệnh viện điều trị ở giai đoạn muộn nên điều trị rất khó khăn.

Riêng ung thư gan, ung thư phổi, tỉ lệ điều trị ở giai đoạn muộn lên tới 80%-90%. Đặc biệt, khi phát hiện ung thư rất nhiều bệnh nhân lo sợ và còn do dự trong quyết định điều trị dẫn đến điều trị muộn.

BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh – Nguyên trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Nhân dân 115 sẽ chia sẻ, có nhiều bệnh nhân phát hiện sớm bệnh ung thư nhưng do không hiểu rõ về bệnh ung thư nên chạy chữa bằng thuốc nam, thuốc bắc hoặc các phương pháp không khoa học. Do đó, bệnh nhân được phát hiện ung thư giai đoạn sớm mà lại đến bệnh viện trong giai đoạn trễ.

Còn theo các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City, nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư thế giới, tỉ lệ mắc mới ung thư ở Việt Nam không nằm ở top cao nhưng tỉ lệ t.ử v.ong khá cao. Nguyên nhân chủ yếu do phát hiện bị ung thư muộn hoặc có trường hợp phát hiện sớm nhưng nấn ná điều trị.

Chân giò hầm thuốc bắc

Ảnh minh họa

Tâm lý chung, khi biết mình mắc bệnh ung thư hầu hết bệnh nhân suy sụp tinh thần, thậm chí không thiết ăn uống vì nghĩ mình sắp c.hết. Phần khác thì họ cho rằng có chữa trị thì trước sau cũng c.hết, vậy điều trị làm gì cho tốn t.iền của.

Các bác sĩ khuyến cáo, quan niệm như vậy là hoàn toàn sai lầm bởi với nhiều loại ung thư, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỉ lệ kéo dài sự sống hoặc được chữa gần như khỏi bệnh là rất lớn như: Ung thư da tế bào đáy, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư vòm họng… Vì vậy, điều quan trọng nhất để trị bệnh hiệu quả là bệnh nhân phải giữ tâm lý vững vàng, tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, thay đổi lối sống theo hướng tích cực và duy trì chế độ ăn uống khoa học.

Đừng c.hết vì suy kiệt!

Các chuyên gia trong lĩnh vực ung bướu đều khẳng định mắc bệnh ung thư không phải là dấu chấm hết. Quan trọng là bệnh nhân không được bỏ dở lộ trình điều trị của bác sĩ để chạy theo những cách chữa bệnh chưa được kiểm chứng. Người bệnh có thể chữa khỏi ung thư hoặc kéo dài thời gian sống nếu được điều trị tích cực ngay từ khi phát hiện bệnh.

Đáng lưu ý, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong điều trị ung thư, nên việc nhịn ăn hoặc kiêng để “giết khối u” là sai lầm. Việc lơ là dinh dưỡng, nhịn ăn càng khiến cơ thể bị suy kiệt nhanh hơn.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 115.000 bệnh nhân t.ử v.ong vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% c.hết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u.

Một nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội về “Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đường tiêu hóa” tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy người bệnh có tình trạng dinh dưỡng tốt thì điểm đau và các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, nôn, rối loạn giấc ngủ… thấp hơn người bệnh suy dinh dưỡng.

M.P

Theo petrotimes

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *