Nếu không yên tâm khi mua dưa hành muối cải bẹ sẵn về ăn, chị em có thể tự làm theo công thức sau, đảm bảo sẽ ngon giòn, không thua kém ngoài hàng.
Dưa hành muối là một món ăn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Không chỉ là một món ăn truyền thống, dưa hành muối còn là một món ăn ngon, giúp cân bằng khẩu vị, chống ngán. Ngoài muối riêng biệt, bạn có thể kết hợp chung hành với cải bẹ để có một món ăn đặc sắc hơn.
Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào để muối dưa hành cải bẹ thật ngon, giòn và không bị nổi váng hay nhớt, úng chưa? Bài viết này của Blogmongon.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn từng bước cách làm dưa hành muối cải bẹ chuẩn vị, đảm bảo khiến mọi thành viên trong gia đình đều mê mẩn với công thức của chị Vương Thanh Hà (39 t.uổi). Được biết, chị Hà hiện đang làm kế toán tại Hà Nội.
Cách làm dưa hành muối cải bẹ
Nguyên liệu
Hành củ non: 1kg
Cải bẹ: 600gr (chỉ lấy phần bẹ non)
Mía tím: 01 khúc 10cm (lấy cả phần đốt)
Muối, đường nâu, giấm táo, nước lọc
Cách tiến hành:
– Hành củ sau khi mua về bạn tiến hành nhặt sạch cuống rễ, cắt bớt phần lá bị dập. Sau đó rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 phút rồi rửa lại và để ráo.
– Cải bẹ tách lá rửa sạch.
– Bắc nồi lên bếp, cho vào 4 lít nước lọc, 4 thìa muối hạt, 4.5 thìa đường. Khuấy tan rồi đun sôi thì thêm 2 thìa giấm. Tiếp tục đun sôi lại rồi tắt bếp để nước nguội.
– Khi nước ngâm đã nguội bạn rót lượng nước vừa đủ ra tô, số còn lại rót ra chậu để gạn bỏ cặn.
– Đun tiếp 4 lít nước cho tới khi đáy bắt đầu thấy bóng nước, thử tay xem nước nóng già khoảng 70-80 độ thì cho cải vào trụng. Trụng phần cọng cải trước 1 phút sau đó nhúng cả lá cho tới khi lá chuyển màu hơi sậm đi xíu thì vớt ra trụng vào chậu nước có đá. (Việc trụng cải giúp nhanh ngấm gia vị và giòn).
– Cho hành và cải vào chậu nước ngâm (đã nguội) rửa sạch rồi vớt ra để ráo, không rửa lại.
– Củ hành nào to thì chẻ đôi cho phần củ cho nhanh ngấm. Cải bẹ cắt khúc khoảng 4-5 cm.
– Chẻ mía xếp xuống đáy hũ ngâm rồi bỏ hành với cải vào, rót nước ngập mặt nguyên liệu khoảng 5cm rồi lấy đá nén lại.
– Đậy nắp hũ cất nơi khô ráo không có ánh sáng khoảng 3-4 ngày.
– Bạn nên ăn cải trước, hành để ngâm khoảng 10 ngày sẽ ngon hơn.
– Sau 7-10 ngày dưa đạt độ chua thì mọi người vớt hành và cải ra hũ cất ngăn mát tủ lạnh dùng dần nhé!
Thành phẩm:
– Cải bẹ vàng ruộm, ăn giòn thơm, chua dịu.
– Hành giòn, muối 5 ngày ăn sẽ hơi cay.
Chúc bạn thành công!
Cách làm các loại dưa chua ngày Tết
Cách làm các loại dưa chua. Sắp Tết, chúng tôi xin tổng hợp cách làm 1 số món dưa ăn kèm thường có trong dịp Tết cho các bạn tham khảo.
1. DƯA MÓN
Nguyên liệu:
– 300g kiệu, 50g ớt hiểm, 2 củ cà rốt, 2 củ cải trắng, 4 trái dưa leo, 2 củ su hào, nửa trái thơm, 2 chén nước mắm, 4 chén đường
Thực hiện:
– Kiệu cắt bỏ lá, ngâm nước tro để qua đêm, phơi khô cắt rễ, bóc sạch vỏ. Rửa lại bằng nước muối sau đó phơi khô lần nữa.
– Cà rốt, củ cải trắng, su hào gọt sạch vỏ, thơm thái lát mỏng, xóc muối để 30 phút, rửa sạch lại phơi khô.
– Cho đường và nước lạnh vào nước mắm, sao cho ngọt, mặn vừa phải rồi bắc lên bếp để lửa nhỏ, khuấy đều. Khi đường vừa tan nhắc xuống, tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp nguội hẳn.
– Xếp kiệu, ớt, cà rốt, củ cải trắng, su hào, dưa leo, thơm vào keo, rót nước mắm đường vào ngập nguyên liệu. Ngâm khoảng một ngày là dùng được. Nếu muốn để lâu thì bỏ trong tủ lạnh ăn dần Ăn kèm với bánh chưng, bánh tét rất ngon
2. DƯA HÀNH
Nguyên liệu:
– 2 kg hành củ
– nửa chén giấm
– nửa chén đường
– 1/4 chén muối
Thực hiện:
Cho 1 chén muối vào thau nước, bỏ vào một cục phèn chua, khuấy đều. Cho hành nguyên cả vỏ vào thau, ngâm. Sau một tiếng đồng hồ vớt cục phèn chua ra. Đậy kín thau và ngâm hành trong 2 ngày. Sau hai ngày thì làm sạch hành: gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước.
Trong khi đó thì làm nước trộn.
Cho giấm, đường, muối, nước vào một cái nồi (chừng nửa nồi nước). Đặt nó trên bếp lửa và khuấy tan. Chừng nào hỗn hợp sôi thì nhắc xuống, để nguội.
Cho củ hành vào keo. Rồi đổ hỗn hợp (nước đường muối) đó vào ngập củ hành. Lấy miếng ni-lông sạch (hay cái chén nhỏ) ấn trên mặt củ hành cho nó chìm xuống nước. Đậy kín keo hành.
Sau 10 ngày là ăn được.
3. DƯA KIỆU
Nguyên liệu:
– 1 kg kiệu Huế làm sạch (có loại làm sẵn bán ở chợ)
– nửa kg đường – cục phèn chua (bằng 1 lóng tay)
– 1 muỗng cà phê muối – một củ tỏi lột vỏ
Thực hiện:
Kiệu rửa sạch rồi ngâm vào nước với cục phèn và 1 bụm tay muối. Chừng một tiếng, vớt cục phèn ra. Đem thau kiệu có nước này phơi nắng 1 ngày.
Sau đó sả sạch, rải kiệu trên mâm và phơi nắng 1 ngày.
Đem kiệu ướp đường và 1 muỗng cà phê muối với tỏi lột.
Ướp 2 tiếng rồi cho vào keo và đổ giấm vào.
Sau 10 ngày ăn được. Có thể ăn dần suốt năm mà không hư.
4. DƯA GIÁ
Nguyên liệu:
– 1 kg giá cọng mập ngắn.
– vài cọng hẹ (tuỳ ý) cắt khúc bằng cọng giá
– 1 củ cà rốt, xắt sợi ngắn bằng cọng giá
– chừng một đốt ngón tay củ gừng, xắt sợi (không giã nát vì nó sẽ làm đục nước)
– chút xíu phèn chua (chừng 1 đốt ngón tay út)
– 1 muỗng cà phê muối – 3 muỗng cà phê đường
– một chén nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ. (Nếu không có thì thay thế bằng nửa chén giấm).
Thực hiện:
Giá rửa sạch, nhặt bỏ các vỏ đậu xanh còn bám vào giá. Cho cục phèn vào thau nước và khuấy tan, rồi ngâm giá và cà rốt xắt sợi vào.
Chừng 15 phút, vớt ra rổ cho ráo nước. Đổ nước sạch (không cần nấu chín) vào trong thau, cho muối vào đường vào, khuấy tan. Rồi cho giá, cà rốt, gừng, hẹ, nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ vào trong thau, sâm sấp mặt nước.
Nếu thiếu nước thì đổ thêm nước sạch vào. Lấy cái dĩa bàn đè trên mặt giá cho nó chìm xuống nước. Đậy kín thau, hôm sau là ăn được.
(Có thể dùng cái keo lớn để chứa, thay vì thau. Nhưng trên mặt giá thì lấy cái dĩa nhỏ hơn miệng keo dằn xuống giá xuống. Cũng có thể lấy miếng nhựa sạch dằn nó xuống.)