Bữa trưa lang thang vỉa hè phố cổ với bát bún riêu đầy đặn

Nếu bạn làm việc hay ở khu phố cổ Hà Nội mà chưa biết ăn gì trưa nay thì có thể “bỏ túi” những hàng bún riêu bên dưới. Xu hướng ăn bún riêu “đầy đủ” đã trở nên phổ biến ở thủ đô nhiều năm nay. Nhưng nếu bạn vẫn giữ cách ăn truyền thống, có thể gọi riêng riêu cua nhé.

Bún riêu 23 Nguyễn Siêu

Quán bún riêu vỉa hè trên phố Nguyễn Siêu từ lâu đã trở thành địa điểm được nhiều người yêu thích. Tuy không có ghế cao bàn rộng, quán chỉ vỏn vẹn mấy bộ bàn ghế nhựa nhưng lúc nào cũng đông khách. Quán bán từ sáng cho đến đầu giờ chiều. Điểm đặc biệt của bát bún riêu nơi đây chính là lớp hành khô phi thơm được rắc bên trên. Một bát bún riêu đầy đủ sẽ có thịt bò, giò, s ườn sụn, đậu rán có giá khoảng 45.000 đồng. Tuy mức giá không rẻ nhưng rất xứng đáng với chất lượng. Bát bún đầy đặn, nước dùng rất vừa ăn lại có vị chua thanh nhẹ của dấm bỗng rất dễ nghiện.

Bữa trưa lang thang vỉa hè phố cổ với bát bún riêu đầy đặn
Ảnh: florietran

Bún riêu ngõ Hồng Phúc

Người dân phố cổ, đặc biệt là những ai sinh sống quanh khu vực Hàng Than, Hòe Nhai đều không lạ gì gánh bún riêu trong con ngõ nhỏ Hồng Phúc cạnh đấy. Gánh bún đã bán ở đây từ 20 năm nay, thậm chí còn được nhiều người phong cho danh hiệu “ Bún riêu ngon nhất Hà Nội”. Gạch cua được phi cùng mỡ hành cho dậy mùi thơm, nước dùng đậm đà hòa quyện với vị thanh mát của bún và rau sống ăn kèm rất hấp dẫn. Ngoài thịt bò, giò, đậu thực khách còn có thể gọi thêm ốc. Giá dao động 30.000 đồng/bát. Quán từ sáng đến tối muộn.

Bữa trưa lang thang vỉa hè phố cổ với bát bún riêu đầy đặn
Ảnh: Hoàng Thanh Tú

Bún riêu 11 Hàng Bạc

Quán bún khá đơn giản với vài ba chiếc bàn nhựa kê ngoài vỉa hè lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Bát bún đem phục vụ khách luôn đầy đặn với màu vàng óng bắt mắt, điểm thêm chút hành hoa thái rối. Điều khiến quán bún này ghi điểm còn nằm ở chính phần nước dùng. Nước dùng tuy trong vắt nhưng lại rất vừa miệng, không quá mặn cũng không quá nhạt, khi bưng ra đã dậy mùi thơm hấp dẫn rất khó cưỡng. Quẩy ăn kèm cũng được nhiều bạn trẻ yêu thích nhờ vào độ giòn, thơm rất hợp miệng. Giá dao động 30.000 đồng/bát.

Bữa trưa lang thang vỉa hè phố cổ với bát bún riêu đầy đặn

Ảnh: Đinh Quỳnh

Bún riêu Hàng Lược

Nằm ngay trên vỉa hè phố Hàng Lược, quán bún có chiếc bàn lớn được cô chủ bày biện các loại nguyên liệu gọn gàng trước mặt, ai đến ăn lại thoăn thoắt xếp ra bát cùng một, hai chiếc bàn nhựa xung quanh. Nước dùng đỏ sẫm màu cà chua, ngọt thơm và rất đậm đà. Quán có bán cả bún riêu ốc cũng rất ngon, ốc giòn và béo. Đặc biệt ở đây còn có thêm trứng vịt lộn, đây là món ăn kèm với bún riêu được nhiều người yêu thích. Bát bún đầy đủ giò, bò, ốc, trứng vịt lộn và đậu rán có giá dao động khoảng 50.000 đồng/bát.

Bữa trưa lang thang vỉa hè phố cổ với bát bún riêu đầy đặn

Ảnh: florietran

La cà ở hẻm chợ Chiều

Cái thú lớn nhất khi ăn vặt ở hẻm chợ Chiều đường Nguyễn Tiểu La (Q.10, TPHCM) chính là ngồi một chỗ rồi tập hợp các món về mà ăn đến no nê.

Các cô, các chị chủ quán ở đây cũng thân tình lắm nên rất thoải mái chuyện ngồi hàng này í ới hàng kia. Hàng quán trong hẻm bán suốt từ sáng đến chiều tối. Hàng này dọn vào hàng khác lại dọn ra “thế chỗ”.

Bữa trưa lang thang vỉa hè phố cổ với bát bún riêu đầy đặn

Ảnh minh họa

Thế nhưng, bạn nên khám phá hẻm vào khoảng giữa trưa đến xế chiều. Dù hơi nóng nhưng bù lại, lúc đó hẻm có khoảng 7 – 9 hàng, tập trung hơn 40 món nên gu ẩm thực nào đến đây cũng được đáp ứng.

Đó là chưa kể, hàng quán trong hẻm còn đan xen giữa món Hoa và Việt. Đặc trưng các món ở đây lại có xu hướng… cổ điển, toàn những món ăn vặt quen thuộc lâu năm của người Sài Gòn.

Đến đây, nếu không muốn quá no, bạn có thể gọi một dĩa bánh xếp của cô chủ quán người Hoa. Cô vừa cán bột, vừa gói bánh, vừa hấp bánh. Vỏ bánh mỏng, dẻo lại mềm, trong veo, nhân thịt nạc củ sắn bắt miệng. Bánh ăn kèm nước tương pha giấm đỏ cùng rau răm, hành phi.

Đây là món độc đáo của hẻm. Cô chủ quán còn bán thêm bánh bột kiểu Hoa, mì xào để ăn cho chắc bụng mà giá lại mềm.

Hàng bò bía tuy dọn ra hơi trễ nhưng bù lại… rất ngon. Bò bía được cô chủ cuốn c.hặt t.ay, có vị ngọt củ sắn, dằn chút mặn của lạp xưởng, ruốc cùng mùi thơm trứng chiên. Chén tương chấm đậm đà sẽ khiến bạn ăn hoài không ngán.

Muốn nhẹ bụng, chén xúp cua liền bên cũng được nhiều người khen ngon.

Bữa trưa lang thang vỉa hè phố cổ với bát bún riêu đầy đặn

“Thực đơn” ăn xế khá phong phú với bò bía, xúp cua, bún thịt nướng…

Hàng bún thịt nướng của hẻm chợ Chiều cũng rất đáng để bạn thử qua. Thịt nướng lên màu óng ánh, gia vị thấm đậm đà. Miếng thịt có chút mỡ nên giòn chứ không khô; ăn cùng thịt viên nướng và chả giò. Nước mắm mặn ngọt là điểm cộng để nâng tô bún lên thành “ngôi sao sáng” của hẻm.

Đặc biệt, trong hẻm có một hàng của cô chủ người Hoa chỉ bán duy nhất món bánh ú bá trạng nhân thịt trứng muối. Bánh được bán quanh năm suốt tháng chứ không riêng dịp tết Đoan Ngọ. Bánh ú bá trạng ở đây cũng đáng để thử. Chếch một góc là xe bột chiên với hương vị nguyên bản kiểu người Hoa.

Hàng chè trong hẻm thu hút khách nhờ gần chục món đủ loại nóng – lạnh. Giữa trưa hè, thật thú vị khi được giải nhiệt bằng ly sương sâm chan nước cốt dừa mát lạnh.

Buổi sáng, trong hẻm có hàng hủ tíu gà; trưa có hàng canh bún, bún riêu. Tô bún khá… hoành tráng nhưng không quá xuất sắc. Tối, hẻm có hàng hủ tíu thập cẩm, được dọn ra sau khi các hàng khác đã nghỉ.

Một ưu điểm lớn khác của hẻm là lượng khách không quá đông và khu vực ăn uống khá vệ sinh, thoáng đãng. Đây là địa điểm lý tưởng để vừa ăn vừa nghe vừa chứng kiến những câu chuyện đời lý thú của người Sài Gòn.

Địa chỉ: 125 Nguyễn Tiểu La, Q.10, TPHCM – Giá bán: 5.000 – 35.000 đồng.

Thời gian: Cả ngày (nên đi từ 12 giờ – 16 giờ).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *