Quán bánh canh gần 20 năm nổi tiếng ở Nha Trang

ô bánh căn có sợi nhỏ xíu, nước dùng có vị thanh ngọt và miếng chả đậm đà hương vị miền biển.Đến thành phố biển Nha Trang, một trong số món ăn bạn không thể bỏ qua là bánh canh chả cá…

Nằm trên đường Yersin, bánh canh bà Thừa được nhiều người biết đến không chỉ nhờ hương vị đặc trưng vùng biển, mà còn có thâm niên gần 20 năm. Khách đến quán có cả người dân địa phương và du khách, ai ăn rồi cũng tấm tắc khen ngon.

Quán bánh canh gần 20 năm nổi tiếng ở Nha Trang

Tô bánh canh thơm ngon hấp dẫn nhiều thực khách khi đến Nha Trang. Ảnh: Phong Vinh.

Điều đặc biệt khiến nhiều người thích thú ở quán bà Thừa là sợi bánh canh không giống ở bất kỳ chỗ nào. Sợi nhỏ như cọng hủ tiếu Nam Vang được nấu cho nở ra, có độ dẻo dai nhất định. Sợi bánh được cho vào tô không quá nhiều nên không thấy ngán, người nào ăn khỏe phải ăn thêm mới no được.

Nước dùng được nấu từ cá, có vị thanh trong và dậy mùi thơm phức. Khi ăn, bạn có thể cho thêm lát chanh và mắm ớt để tăng thêm vị đậm đà.

Ăn kèm tô bánh canh bà Thừa sẽ không thể thiếu dĩa chả cá cùng hành tây và mắm ớt. Chả cá được làm từ cá tươi nên có độ dai và mịn, ăn không ngấy. Đây cũng là đặc trưng của chả cá ở Nha Trang.

Quán bánh canh gần 20 năm nổi tiếng ở Nha Trang

Miếng chả cá thơm dai là điểm nhấn của món ăn này. Ảnh: Phong Vinh.

Gắp miếng chả cùng ít cọng hành rồi cho vào miệng thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị mặn vừa phải và đặc biệt là vị cay hơn mức bình thường. Nếu không ăn được cay thì bạn nên nói trước với người phục vụ ở quán.

Không gian quán gồm 2 gian nhà nhỏ được bố trí vài bộ bàn ghế nhựa thấp. Do quán không quá rộng, lại đông đúc nên hơi nóng. Người phục vụ ở đây rất nhanh nhẹn, nhưng nếu đến trễ bạn cũng phải đợi lâu một chút mới đến lượt mình được “xì xụp” tô bánh canh.

Tờ mờ sáng là người nhà đã bắt đầu dọn hàng và bán cho đến gần 10 giờ hoặc hết bánh thì nghỉ. Giá cho một tô bánh canh là 15.000 đồng và phần chả cá thêm là 5.000 đồng.

Quán bánh canh gần 20 năm nổi tiếng ở Nha Trang

Ở quán bà Thừa, đôi khi bạn phải mất vài lần tìm đến mới thưởng thức được món ăn. Ảnh: Phong Vinh.

“Mình vào Sài Gòn học tập và làm việc đã hơn 4 năm, nhưng cứ mỗi lần về quê lại phải ra ăn tô bánh canh bà Thừa. Bánh canh ở đây đã ngon, chả cá lại còn không đâu ngon bằng, vị nước lại thanh nên có khi ăn đến 2, 3 tô mới thấy đã”, chia sẻ của bạn Hữu Duyên, một người Nha Trang.

Vị nước dùng ngọt thanh với miếng chả cá dẻo mềm hòa cùng vị cay, nồng sẽ giúp bạn cảm thấy thanh mát giữa cái nóng hanh hao của miền biển Nha Trang.

Trưa nay ăn gì: Hủ tiếu hải sản cho bữa trưa đầu tuần thêm thú vị

Với sự hòa quyện giữa vị ngọt từ nước hầm xương, vị biển cả từ tôm, mực cùng độ dai giòn của sợi hủ tiếu, món hủ tiếu hải sản là một gợi ý mà các thực khách yêu thích món sợi không nên bỏ lỡ cho bữa trưa đầu tuần.

Quán bánh canh gần 20 năm nổi tiếng ở Nha Trang
Nhắc về ẩm thực Việt, sợi hủ tiếu được yêu thích không kém cạnh sợi phở, sợi miến, sợi mì… Chỉ tính riêng món ăn vùng miền được bán ở TPHCM thì có hủ tiếu Nam Vang mang âm hưởng Campuchia, hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu Mỹ Tho hay người Hoa có món hủ tiếu Hồ hoặc hủ tiếu cá.

Về dạng sợi, thông thường sợi hủ tiếu có hai kích cỡ, loại bản nhỏ và bản to tựa như sợi bánh phở. Nếu thích độ dai, giòn thì thực khách có thể yêu cầu sợi nhỏ và thích sự mềm mại, dễ ăn thì nên gọi sợi lớn. Với cách chế biến, các hàng quán cũng có hai phiên bản hủ tiếu nước và hủ tiếu khô. Theo đó, hủ tiếu khô thích hợp cho những ai thích dùng món ăn riêng, nước riêng và hủ tiếu được áo lớp sốt thơm lừng; còn hủ tiếu nước cho những ai ưa sự nhanh, gọn mà vẫn không kém tinh tế.

Với món hủ tiếu hải sản mà chuyên mục Trưa nay ăn gì gợi ý thì cũng có hai phiên bản món nước và món khô. Nguyên liệu, cách chế biến cũng giống nhau, chỉ là hàng quán đa dạng cách chế biến để thực khách có thêm nhiều sự lựa chọn. Hay như một phiên bản mới lạ hơn là hủ tiếu xào hải sản.

Quán bánh canh gần 20 năm nổi tiếng ở Nha Trang
Nước dùng hay thường gọi nước lèo cho món hủ tiếu hải sản chỉ đơn giản là hầm cùng xương ống heo và có nơi thì cho thêm ít mực khô, củ cải, cà rốt để đậm đà hơn. Tuy vậy, nước lèo ngon được các đầu bếp chuyên nghiệp đ.ánh giá cao là có độ trong veo. Để làm điều này, thợ nấu phải thường xuyên canh lửa và hớt bọt tiết ra từ xương heo, nước đục quá thường có hiện tượng đóng váng mỡ trên bề mặt, phần nào gây ngấy khi thưởng thức.

Còn lại topping hải sản ăn kèm thường chọn nấu là mực, tôm, bạch tuộc, cá viên. Đối với mực, người ta sẽ sơ chế sạch, cắt hình vuông; tôm thì lột vỏ, bỏ chỉ lưng, đầu đuôi; bạch tuộc thì dùng phần râu cắt khúc vừa ăn.

Nếu như nước dùng đã hoàn hảo, thức ăn kèm đã sẵn sàng thì việc còn lại để hàng quán níu chân thực khách chính là ở cách trụng sợi hủ tiếu. Cụ thể, nếu khách gọi hủ tiếu nước thì chỉ cần trụng sơ qua để giữ độ dai cho hủ tiếu; còn hủ tiếu khô thì cần trụng đến khi sợi chín mới vớt ra ngoài.

Cuối cùng, đến rau ăn kèm và nước chấm là đã có thành phẩm một tô hủ tiếu hải sản thơm ngon, bắt mắt. Theo đó, rau thường là xà lách, giá, hẹ; còn nước chấm thì là nước mắm mặn xắt thêm vài lát ớt.

Dù là chọn hủ tiếu khô hay nước thì món hủ tiếu hải sản vẫn mang đến cho thực khách những trải nghiệm ẩm thực thú vị. Bữa trưa đầu tuần với món ăn mang đậm hương vị biển này cùng những người đồng nghiệp sẽ giúp bữa trò chuyện thêm phần rôm rả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *