Lưu ngay 4 công thức nấu chè vừa ngon vừa đẹp mắt, giải nhiệt ngày hè

Mùa hè đến rồi, giải nhiệt cơ thể bằng những món chè thơm ngon này nhé!

Chè là món khoái khẩu của nhiều người trong mùa hè vì nó vừa ngọt vừa mát giúp hạ nhiệt ngày nắng nóng.

Hôm nay Emdep sẽ hướng dẫn bạn 4 công thức chè ngon, mát và cực dễ làm, cùng thử ngay nhé.

Chè khoai dẻo Đài Loan

Nguyên liệu:

150gr khoai lang ruột trắng

150gr khoai lang ruột vàng

150gr khoai lang ruột tím

450gr bột năng

200gr đường trắng

200ml nước cốt dừa

Mè rang: 1 muỗng

Lưu ngay 4 công thức nấu chè vừa ngon vừa đẹp mắt, giải nhiệt ngày hè

Chè khoai dẻo Đài Loan

Cách làm:

Bước 1:

Khoai lang đem rửa sạch, cắt khúc rồi hấp chín.

Bước 2:

Cho 150gr bột năng, đường, 1 ít nước vào mỗi loại khoai rồi tán đều thành 1 khối kết dính. Sau đó, vo viên khoai thành những viên tròn các màu khác nhau.

Bước 3:

Đem khoai vào luộc theo thứ tự màu trắng, vàng, tím, lúc nào khoai chín nổi lên trên thì vớt ra thả vào thau nước lạnh để đỡ dính nhau.

Bước 4:

Cho 1 lít nước vào nồi rồi đổ khoảng 200ml nước cốt dừa, khoai viên và đường vào đun sôi lên

Bước 5:.

Cho vào 2 muỗng bột năng với một ít nước để nồi chè được sánh mịn. Sau đó, múc ra bát, rắc mè lên trên cùng rồi thưởng thức.

Chè củ năng trái dừa

Nguyên liệu:

Củ năng: 500gr

Bột năng: 100gr

Củ dền: 1 củ

Bột thạch rau câu con cá dẻo: 1 gói

Nước cốt dừa: 1 lon

Dừa xiêm: 1 quả

Lá dứa

Đường

Lưu ngay 4 công thức nấu chè vừa ngon vừa đẹp mắt, giải nhiệt ngày hè

Chè củ năng trái dừa

Cách thực hiện:

Bước 1:

Lấy 1/2 củ năng và củ dền gọt vỏ, xay nhuyễn rồi lọc bỏ bã để được bát nước màu đỏ. Lá dứa xay lọc lấy nước cốt màu xanh.

1/2 củ năng còn lại thái hạt lựu.

Bước 2:

Cho nước củ dền và đường vào đun sôi, sau đó đổ chỗ củ năng thái hạt lựu vào đun tầm 3 phút thì tắt bếp rồi vớt ra để ráo.

Bước 4:

Đổ củ năng ra bát rồi thêm 2 thìa bột năng vào bát, trộn đều để bột năng bám đều vào nhau.

Bước 5:

Cho nước lá dứa, đường vào đun sôi, cho củ năng thái hạt lựu vào đun cùng tới khi củ năng chuyển màu xanh thì vớt ra để ráo nước.

Bước 6:

Cho củ năng vào nấu đến khi chuyển sang màu trong thì vớt ra 1 bát nước lạnh. Làm tương tự với củ năng màu xanh.

Bước 7:

Đổ 300ml nước dừa và đường vào đun sôi. Tiếp theo cho 3g bột rau câu vào nồi và khuấy đều. Đổ thạch dừa vào quả dừa cho đến khi đông lại

Bước 8:

Cho nột thạch rau câu cùng nước cốt dừa và đường đun sôi lên, sau đó đổ vào phần còn lại quả dừa.

Bước 9:

Đun 1 ít nước cốt dừa với đường rồi cho lên phần trên cùng của quả dừa là có thể thưởng thức món chè củ năng trái dừa.

Chè sen hạnh nhân

Nguyên liệu:

50gr bột hạnh nhân rang

200ml sữa tươi

50gr hạt sen tươi hoặc khô

Đường: 10gr

Lưu ngay 4 công thức nấu chè vừa ngon vừa đẹp mắt, giải nhiệt ngày hè

Chè sen hạnh nhân

Cách thực hiện:

Bước 1:

Ngâm hạt sen vào nước cho nở ra.

Bước 2:

Đun chín mềm hạt sen rồi cho đường vào quấy đều lên

Bước 3:

Cho sữa tươi và bột hạnh nhân vào nồi chè hạt sen, quấy đều lên rồi tắt bếp. Múc ra bát và thưởng thức.

Chè trân châu khoai tím

Nguyên liệu:

1 củ khoai lang tím

1 thìa lạc

Trân châu 10gr

Đường phèn: 5gr

Lưu ngay 4 công thức nấu chè vừa ngon vừa đẹp mắt, giải nhiệt ngày hè

Chè trân châu khoai tím

Cách làm:

Bước 1:

Lạc ngâm vào nước ấm khoảng 3-4 giờ rồi lột phần sạch vỏ bên ngoài.

Bước 2:

Khoai lang tím đem rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.

Bước 3:

Đun sôi nước rồi cho trân châu vào, khuấy đều trong khoảng 2 phút thì tắt bếp. Cứ ngâm như vậy thêm khoảng 1 giờ nữa.

Bước 4:

Cho 1 thìa lạc, khoai lang tím, 1 muỗng đường phèn và 1 ít nước vào đảo đều tầm 30 phút cho khoai lang tím chín.

Bước 5:

Cho trân châu vào rồi đun tiếp khoảng 30 phút nữa là món ăn đã hoàn thành.

Chúc bạn thành công!

Mâm cúng Tết Hàn thực gồm những gì?

Lễ vật dâng cúng ngày Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch gồm những gì?

Theo truyền thống và tín ngưỡng văn hóa người Việt, trong ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch, mọi người thường ăn bánh trôi bánh chay. Tục ăn bánh trôi bánh chay đã có từ thời ông bà xưa, tựa như một dấu hiệu may mắn thuận theo cội nguồn dân tộc.

Bánh trôi tròn trịa, mịn đầy, tinh khiết thể hiện cho sự viên mãn, dồi dào. Khi ăn kèm với nước đường gừng cũng rất thơm vị. Bởi vậy, ăn bánh trôi vào ngày Tết Hàn thực vừa là một cách tưởng nhớ người đã khuất, vừa là cách chiêu cầu may mắn cho bản thân và gia đình. Theo quan niệm dân gian, mọi người chuẩn bị bánh trôi, bánh chay xếp vào đĩa, bát theo số lẻ, thường là 3 hoặc 5.

Vậy ngoài bánh trôi bánh chay, mâm lễ vật dâng cúng lên tổ tiên còn cần những gì?

Mâm cúng Tết Hàn thực

Bánh trôi bánh chay

Bánh trôi, bánh chay là lễ vật đầu tiên không thể thiếu như đã nhắc ở trên. Nhiều người còn gọi Tết Hàn thực là Tết bánh trôi, bánh chay. Xưa kia, bánh trôi bánh chay truyền thống được làm từ bột gạo nếp, đường phên, vừng, đậu xanh. Những viên bánh trôi tròn trịa bọc lấy đường phên, ngoài rắc chút vừng trắng, bày đẹp đẽ trên đĩa.

Lưu ngay 4 công thức nấu chè vừa ngon vừa đẹp mắt, giải nhiệt ngày hè

Bánh trôi truyền thống có màu trắng từ bột gạo nếp. Ảnh: AN

Ngày nay, bánh trôi được biến tấu nhiều màu sắc hơn hơn từ các nguyên liệu tạo màu tự nhiên. Chẳng hạn, khi nhồi bột, người ta thêm màu đỏ từ gấc, hồng từ củ dền, xanh từ hoa đậu biếc, vàng từ bột nghệ hoặc bột hạt dành dành,…

Lưu ngay 4 công thức nấu chè vừa ngon vừa đẹp mắt, giải nhiệt ngày hè

Hiện nay, Tết Hàn thực được dâng cúng cả bánh trôi nhiều màu, ngũ sắc (5 màu cơ bản theo thuyết Ngũ hành). Ảnh: Tâm An.

Ngoài bánh trôi truyền thống màu trắng, nhiều người còn sáng tạo thêm bánh trôi Ngũ sắc dựa theo năm màu sắc cơ bản của thuyết Ngũ hành (xanh lá – Mộc, đỏ – Hỏa, vàng – Thổ, trắng – Kim, xanh dương – Thủy).

Lưu ngay 4 công thức nấu chè vừa ngon vừa đẹp mắt, giải nhiệt ngày hè

Không chỉ dừng lại ở bánh trôi bánh chay dáng tròn trịa truyền thống, nhiều người cũng dâng cúng cả bánh trôi tạo hình hoa sen, hoa mẫu đơn và các biểu tượng may mắn.

Lưu ngay 4 công thức nấu chè vừa ngon vừa đẹp mắt, giải nhiệt ngày hè

Bánh trôi nước biến tấu tạo hình hoa sen và lá sen. Ảnh: Hoa quả Ưu Đàm.

Ngoài ra, để truyền cảm hứng cho con trẻ, bánh trôi nước còn được tạo thành các hình con thú ngộ nghĩnh, đáng yêu. Tuy nhiên loại bánh này chỉ dùng để thưởng thức mà không mang dâng cúng.

Dù bánh trôi nước được biến tấu nhiều hình dáng và màu sắc đa dạng nhưng trong mâm cúng lễ Tết Hàn thực vẫn không thể thiếu được đĩa bánh trôi, bánh chay màu trắng truyền thống.

Hoa tươi và trầu cau

Nhiều nơi ở nước ta không ăn Tết Hàn thực, và trên thực tế đây cũng là một ngày lễ nhỏ. Tuy vậy, trên mâm lễ cúng dù to dù nhỏ, dù chay dù mặn vẫn không thể thiếu được hoa tươi và trầu cau.

Các loại hoa tươi được chọn theo mùa, đậm chất dân gian, chẳng hạn như hoa bưởi, hoa cau hoặc các loại hoa thơm mát, không có gai bày trên bàn thờ. Bên cạnh đó, thêm đĩa bày ba hoặc năm lá trầu và cau theo số lẻ như vậy.

Lưu ngay 4 công thức nấu chè vừa ngon vừa đẹp mắt, giải nhiệt ngày hè

Lưu ngay 4 công thức nấu chè vừa ngon vừa đẹp mắt, giải nhiệt ngày hè

Lưu ngay 4 công thức nấu chè vừa ngon vừa đẹp mắt, giải nhiệt ngày hè

Lưu ngay 4 công thức nấu chè vừa ngon vừa đẹp mắt, giải nhiệt ngày hè

Mâm lễ Tết Hàn thực còn được kết hợp với nhau gồm bánh trôi bánh chay, hoa quả trông rất đẹp mắt. Ảnh: The Ann Hanoi, AN

Ngũ quả

Quả tươi được các gia đình chọn theo mùa hoặc điều kiện mỗi nhà, tuy nhiên mọi người thường chọn ngũ quả (không phải bày mâm ngũ quả), mà chọn những loại quả có nhiều màu sắc và mang ý nghĩa tốt lành. Chẳng hạn thanh long màu hồng với các cuống lá xanh mướt, hướng lên trên, phật thủ tươi căng, xòe như bàn tay, nho từng chùm lúc lỉu tượng trưng cho sự sung túc,…

Ngoài những lễ vật trên, mâm cúng có thể chuẩn bị thêm một ít t.iền vàng (tùy thuộc vào từng gia đình), một ly nước sạch và 3 hoặc 5 chén trà nhỏ.

Ngày nay, cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian để làm bánh trôi, bánh chay. Thay vào đó, bạn có thể mua sẵn các gói bột hoặc bánh làm sẵn được bán rất nhiều trên đường phố, chợ dân sinh hoặc các tiệm online.

Những lễ vật dâng lên cúng tổ tiên đều có màu sắc tươi sáng, tròn trịa, dù lớn hay nhỏ, ít hay nhiều chỉ cần thành tâm, chu đáo là được. Tuy Tết Hàn thực không phải ngày lễ lớn, nhưng việc tưởng nhớ gia tiên, dâng lên lễ vật thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính và mong ước những điều tốt lành.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *