Cùng iVIVU thưởng thức món bánh coóc mò đặc sản của người dân tộc Tày, một món bánh độc đáo, thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch vùng núi phía Bắc.
Du lịch vùng núi phía Bắc, nhất định phải thử bánh coóc mò của người Tày
Nhắc đến du lịch các tỉnh vùng núi phía Bắc, không thể nào không nhắc đến các món ăn đặc sản của bà con dân tộc nơi này. Với một vùng đất nhiều đồng bào dân tộc chung sống hòa thuận, tạo nên những đặc trưng văn hóa nói chung và ẩm thực nói riêng.
Y Tý mùa lúa chín. Ảnh: @Tống Bích Hạnh.
Trong bài viết này, iVIVU giới thiệu đến bạn một món bánh coóc mò, một món bánh đặc sản của đồng bào dân tộc Tày. Món bánh này là một món ăn độc đáo mà bạn nhất định phải thử khi có dịp du lịch các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Món ăn đa dạng, đặc sắc đã tạo nên nền ẩm thực mang hương vị riêng của các tỉnh vùng núi phía Bắc. Ảnh minh họa: laichau.gov.
Bánh coóc mò. Ảnh: infonet.vietnamnet.
Coóc mò là một loại bánh truyền thống có hình dạng chóp nhọn như sừng bò, được làm quanh năm và bày bán nhiều ở các chợ phiên. Trong tiếng Tày bánh có tên “péng uất”, bánh quen thuộc và phổ biến nhất ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Vì cách gói khá đặc biệt mà hiện nay chỉ còn những bậc bô lão lớn t.uổi mới thường xuyên làm bánh coóc mò, do không phải ai cũng biết làm.
Hình dáng bánh coóc mò.
Bánh coóc mò được làm từ gạo nếp, đỗ đen trộn lẫn vào với nhau, được gói bên trong lá chuối hoặc lá chít rồi được buộc bên ngoài bằng lạt làm từ tre giang. Ngoài đỗ đen, người dân nhiều vùng khác dùng lạc hoặc đỗ xanh, đều làm cho bánh ngon hơn.
Ảnh minh họa.
Để bánh coóc mò thơm ngon và dẻo, gạo phải là gạo nếp cái hoa vàng trứ danh, được ngâm từ hai đến ba tiếng trước khi trộn với đậu. Khi gói bánh, phải nén gạo c.hặt t.ay, nước không ngấm vào, ăn bánh sẽ ngon. Khi nước sôi sủi tăm, bánh sẽ được thả vào nồi luộc chín từ hai đến ba tiếng.
Luộc bánh.
Ảnh minh họa: Hạt gạo nếp cái hoa vàng tròn và mẩy, ăn rất dẻo và thơm.
Bánh coóc mò ăn ngon nhất là được chấm với lạc, muối, vừng giã nhỏ hay mật. Cắn miếng bánh coóc mò, bạn sẽ cảm nhận được hương vị dẻo thơm từ những hạt gạo nếp tròn trịa, thơm bùi từ đỗ đen, đỗ xanh, béo ngậy của nhân lạc và thơm dịu mùi hương lá chít, lá chuối.
Các nguyên liệu để gói bánh.
Theo truyền thống, trong ngày đầy tháng của trẻ nhỏ, bất kể mùa nào, người Tày cũng làm bánh coóc mò. Những chiếc bánh nhỏ xinh được đặt tận tay trẻ cùng lời chúc hay ăn, chóng lớn, mạnh khỏe, ngoan ngoãn của ông bà, cha mẹ.
Bánh coóc mò chấm mật mía.
Coóc mò không chỉ là thức quà dân dã mà còn thể hiện ước nguyện mùa màng bội thu, vừa là biểu tượng về tình đoàn kết, sung túc, luôn sát cánh bên nhau của đồng bào dân tộc Tày. Nếu có dịp ghé thăm vùng núi cao phía Bắc, bạn đừng bỏ lỡ món bánh coóc mò này, hoặc có thể mua bánh về làm quà cho người thân nhé!
Khi ăn bóc dần lá từ trên phần chóp để không bị dính tay.
Về miền Tây, nhất định phải thử top 5 món ăn đặc sản Sa Đéc
Nếu có dịp về với thủ phủ hoa của miền Tây, nơi có những cánh đồng sen thơm ngát, bạn đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản Sa Đéc vô cùng hấp dẫn và thơm ngon tại đây.
Về miền Tây, nhất định phải thử top 5 món ăn đặc sản Sa Đéc
Hủ tiếu Sa Đéc
Nhắc đến món ăn đặc sản Sa Đéc không thể bỏ qua món hủ tiếu Sa Đéc trứ danh tại đây, hủ tiếu mang đến nước lèo đậm đà được hầm từ xương ống heo, sợi hủ tiếu mềm mại, không quá dai cùng nhiều lát thịt heo luộc, bò viên hấp dẫn.
Hủ tiếu Phú Thành ngon nổi tiếng ở Sa Đéc, Đồng Tháp. Ảnh: Fb Hủ Tiếu Phú Thành.
Đặc biệt, thành phần làm nên món ăn này không thể thiếu sợi hủ tiếu từ bột gạo, mềm nhưng không bở. Theo người địa phương, bí quyết cho một tô hủ tiếu Sa Đéc thơm ngon tròn vị thì sợi hủ tiếu nên trụng nhanh qua nước sôi, không để quá lâu sẽ bị nhão và đứt gãy.
Hủ tiếu Sa Đéc. Ảnh: Đoan Võ/Foody.
Hủ tiếu Sa Đéc. Ảnh: Fb Hủ Tiếu Phú Thành.
Bánh tằm bì
Không còn gì bàn cãi khi món bánh tằm bì Sa Đéc trở thành món quốc dân tại vùng đất này. Món ăn sử dụng các sợi bánh tằm vừa to vừa mềm, phần bì thì được cắt nhuyễn, có cả xíu mại, rau sống và nước cốt dừa béo ngọt. Sợi bánh tằm chính là bí quyết giúp món ăn này trở nên độc đáo, nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng để làm được là một quá trình cực kỳ công phu.
Bánh tằm bì Sa Đéc. Ảnh minh họa: Co2kristy.
Bánh tằm bì Sa Đéc. Ảnh minh họa: @emgourmet.
Khi ăn bánh tằm bì thường ăn kèm với rau xà lách, bì, xíu mại và chan nước cốt dừa lên trên. Món này còn ăn kèm với cả nước mắm chưa ngọt.
Lẩu cá linh bông điên điển
Cá linh nấu bông điên điển đã trở thành một món ăn quen thuộc không chỉ đối với người dân Sa Đéc mà còn đối với cả người dân miền Tây. Lý do là cả cá linh lẫn hoa điên điển chỉ xuất hiện đúng vào mùa nước nổi từ tháng 9 đến tháng 11 nên đây luôn là “cặp đôi” được người dân yêu thích. Cá linh kết hợp với bông điên điển sẽ cho ra một hương vị vô cùng thơm ngon và tuyệt vời, lẩu cá linh luôn gây thương nhớ cho du khách ngay lần thử đầu tiên. Và nếu có dịp đến đây bạn đừng quên thưởng thức món lẩu trứ danh này nhé.
Lẩu cá linh bông điên điển. Ảnh minh họa: Internet.
Vịt nướng Sa Đéc
Vịt nướng Sa Đéc được tẩm ướp với gia vị vô cùng thơm ngon. Vịt nướng lên có làn da căng giòn, màu vàng đậm được tẩm ướp nhiều loại gia vị. Ăn vào sẽ cảm thấy thịt béo ngậy, thịt cực mềm mà lại đậm đà. Bạn có thể ăn kèm với bún, bánh hỏi cho món vịt nướng thơm ngon và cùng với đó là một chút rau thơm, một chút xà lách. Bạn cũng có thể chấm với loại nước chấm khác nhau tùy theo khẩu vị chẳng hạn như: nước tương, nước sốt chấm, nước mắm chua ngọt,…
Vịt nướng Sa Đéc. Ảnh minh họa: danviet.
Cơm hạt sen
Cơm hạt sen là một trong những món ăn nổi tiếng tại vùng đất Sa Đéc. Cơm khi được nấu sẽ thêm vài hạt sen lên trên bề mặt. Đợi đến khi phần cơm chín, ta sẽ có ngay món cơm với vị thơm ngát từ các loại hạt sen. Cách làm khá đơn giản nhưng ăn vào lại cực kỳ ngon, mùi thơm ngọt ngào từ hạt sen sẽ làm cho du khách nhớ mãi. Món cơm hạt sen này có thể ăn cùng với thịt kho hoặc cá kho tộ cũng rất bắt vị đấy nhé!
Cơm hạt sen. Ảnh minh họa: @shutterstock.
Ảnh: datsenhong.