Đầu bếp nhà hàng nổi tiếng đã chia sẻ bí quyết luộc vịt siêu chuẩn mà không ít người đã áp dụng thành công, thậm chí còn khen tấm tắc. Hãy bỏ túi ngay để chế biến cho gia đình bạn!
Bạn đang đọc: Luộc vịt không cần nước, thịt mềm mọng da lại giòn sần sật chỉ cần cho thêm đúng 1 thứ nguyên liệu này
Bí quyết của phương pháp luộc vịt không cần nước nằm ở 2 loại nguyên liệu dễ tìm đó là muối trắng và lá móc mật. Chỉ cần làm theo hướng dẫn sau, đảm bảo chị em sẽ có được món vịt luộc ngon gấp 10 lần cách cũ, cả nhà ai cũng khen.
1. Mẹo chọn vịt ngon
Vịt đực, con to là hai mẹo chọn vịt ngon đầu tiên khi mua vịt ngoài chợ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chọn vịt ngon, nạc, xương nhỏ. Lưu ý, những con vịt nhỏ, mọc chưa đủ lông nên sẽ ăn không ngon, thịt không ngọt mà tốn nhiều thời gian để làm sạch hết lông măng.
Ảnh minh họa
Mẹo chọn vịt ngon là dựa vào mỏ vịt để phân biệt đâu là vịt non và đâu là vịt già. Mỏ vịt non, còn nhiều lông măng thường to và mềm, ngược lại mỏ vịt già, ngon sẽ nhỏ và cứng.
2. Chuẩn bị luộc vịt không cần nước
– 1 con vịt (nhiều hơn thì bạn tăng nguyên liệu lên là được).
– 1 nắm lá móc mật để tạo mùi thơm.
– 2 củ gừng to.
– 2 củ tỏi to.
– Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, hạt tiêu.
3. Sơ chế nguyên liệu
– Gừng bạn đem nạo sạch vỏ, rửa với nước rồi đ.ập dập hoặc cắt lát và băm nhuyễn. Lá móc mật sau khi rửa sạch với 2 – 3 lượt nước cũng để ráo.
– Vốn dĩ vịt khi mua về rất dễ có mùi hôi ở phần da, muốn khử mùi hôi này, hãy dùng muối trắng dạng hạt xoa đều lên mình vịt và cả bên trong, sau đó tráng lại bằng nước.
– Nếu muốn cùng lúc khử mùi hôi và khi nấu vịt có mùi thêm, chị em hãy dùng rượu trắng hoặc gừng. Chỉ cần rửa vịt với trắng hay giấm trắng, hoặc cắt lát củ gừng rồi chà khắp thân vịt sẽ giúp loại bỏ mùi khó chịu và khi chế biến, vịt thơm và đậm vị hơn.
4. Các bước thực hiện luộc vịt không cần nước
Công đoạn 1: Ướp vịt với gia vị và lá móc mật
Bước 1: Bạn chuẩn bị một chiếc nồi lớn có thể để vừa nguyên con vịt. Cho vịt vào bên trong rồi thêm gia vị như đường, muối, hạt nêm, tiêu, gừng, tỏi đ.ập dập vào. Xoa đều khắp mình vịt và xoa gia vị vào cả bên trong.
Bước 2: Lá móc mật bạn vò nát hoặc băm nhỏ, nhét vào trong bụng vịt và rải quanh vịt, ướp trong vòng 30 – 40 phút để gia vị ngấm đều.
Bước 3: Lấy một chiếc nồi khác, phủ muối trắng kín đáy nồi sao cho khi đặt vịt lên, da vịt không chạm trực tiếp vào thành nồi dễ gây bén lửa và làm cháy vịt.
Bước 4: Phủ tiếp lá móc mật lên trên lớp muối vừa rải, chú ý phủ đều xong đặt vịt lên trên cùng và đem đi nấu.
Công đoạn 2: Luộc vịt
Bước 1: Bạn đậy vung nồi lại rồi đặt nồi vịt lên bếp, gạt nấc lửa vừa, tuyệt đối không để lửa to vì có thể làm cháy vịt hoặc bén nồi, có mùi khét khiến vịt mất đi mùi thơm.
Bước 2: Luộc trong 20 – 30 phút, bạn mở vung ra, dùng đũa lật vịt lại để thịt vịt được chín đều. Đậy nắp vung và đun tiếp 20 phút. Đến khi thấy da vịt chuyển từ màu vàng sang nâu vàng là được.
Tìm hiểu thêm: Ăn “thủng nồi trôi rế” với cách làm thịt gà hầm khoai tây siêu dễ siêu ngon này
Bước 3: Để thử xem vịt đã chín kỹ chưa, bạn dùng đầu đũa hoặc que nhọn chọc vào thịt vịt, nếu không có nước hồng chảy ra là vịt đã chín, chỉ cần tắt bếp và chặt miếng vừa ăn bày ra đũa là xong.
Vịt luộc không cần nước sẽ dùng chính mỡ mà nó tiết ra để làm chín thịt. Khi chín, vịt còn có mùi thơm của lá móc mật, khi ăn vị cũng ngon hơn hẳn vịt luộc bình thường lại không hề bị béo.
Chúc bạn thành công với mẹo luộc vịt không cần nước trên đây!
Luộc vịt đừng chỉ cho nước lạnh với gừng: Thả thêm thứ này vịt hết sạch mùi hôi, thơm ngon khó cưỡng
Luộc vịt đừng chỉ cho nước lạnh với gừng. Khi luộc vịt, bạn nên bỏ thêm một vài loại gia vị khác để khử mùi hôi, vịt có mùi thơm ngon, đậm vị, ai ăn cũng mê.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 1 con vịt khoảng 2kg
– 2 củ gừng tươi
– 1 củ hành khô
– Giấm gạo
– Rượu trắng
Cách luộc vịt không tanh, đậm vị lại thơm ngon
Bước 1: Sơ chế vịt
Khi mua vịt sống, bạn có thể nhờ người bán làm hộ rồi về chế biến ngay hoặc tự sơ chế tại nhà. Vịt sau khi cắt tiết sẽ được nhúng vào nước sôi để vặt sạch lông. Bạn sẽ thấy ở các lỗ chân lông trên mình vịt có chất lỏng màu đen, nhớ nặn ra hết rồi rửa sạch vì nó làm cho vịt có mùi hôi.
Phao câu là thủ phạm chính gây mùi hôi tanh cho thịt vịt luộc, vì vậy bạn nên cắt bỏ hẳn phần phao câu vì nó vừa hôi lại vừa không có lợi cho sức khỏe. Một lưu ý nữa là bạn nhớ bóc lấy phần lưỡi bẩn trong mỏ vịt ra nhé!
Sau khi làm sạch lông, bạn m.ổ b.ụng vịt lấy hết phần lòng ra ngoài. Lòng vịt bạn có thể sơ chế sạch, cho vào luộc với vịt hoặc thái nhỏ để làm món lòng vịt xào miến, xào đậu cô ve, xào hoa thiên lý
Bước 2: Mẹo giúp làm sạch mùi hội của vịt
Sau khi làm sạch phần lông, bạn hãy cắt bỏ phao câu để vịt không có mùi hôi. Ngoài ra, bạn hãy dùng muối, chà xát bên ngoài lẫn bên trong con vịt rồi rửa sạch. Sau đó, băm nhỏ gừng, chà xát lên vịt để khử mùi hôi.
Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng rượu trắng hoặc rượu gừng, giấm gạo để rửa vịt rồi xả lại với nước, chắc chắn vịt sẽ không còn mùi hôi.
Bước 3. Luộc vịt
Thịt vịt ngon phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu và cách luộc vịt. Bạn bắc một nồi nước lên bếp nấu sôi lượng nước đủ để ngập hết con vịt, cho vào đó 1 củ gừng đ.ập dập, hoặc 1 củ hành khô nướng, hoặc 1 củ gừng nướng. Các nguyên liệu này sẽ giúp món vịt luộc có mùi hương thơm lừng và vô cùng hấp dẫn.
>>>>>Xem thêm: Top 13 món ngon chế biến từ thịt gà đơn giản và hấp dẫn vô cùng
Khi luộc vịt, bạn không nên để lửa lớn, nước vừa sôi thì hạ lửa nhỏ, luộc trong khoảng 20 – 30 phút cho vịt chín từ từ.
Luộc vịt trong khoảng 20 phút, bạn lấy đũa xiên vào đùi vịt, nếu thấy nước chảy ra không có màu đỏ là vịt đã chín bên trong. Vớt ra, để nguội bớt rồi chặt nhỏ ăn ngay.
Bước 4. Chặt vịt và xếp vào đĩa
Với thịt vịt, khi mới luộc, vịt còn nóng đem chặt ngay thịt sẽ mềm và ăn ngon hơn ngược lại với thịt gà là phải để nguội rồi mới chặt). Bạn chặt vịt thành những miếng dài vừa ăn rồi xếp vào đĩa.