Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Cộng đồng người dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Quảng Ninh có một món bánh đặc sản thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi… Đó là bánh bạc đầu, món ăn dân dã nhưng vô cùng độc đáo.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Nhiều người rất tò mò về món bánh này bởi cái tên đặc biệt của nó, và nếu từng thưởng thức qua thì chắc chắn sẽ rất ấn tượng. Bánh sau khi làm xong được phủ một lớp bột gạo nếp mịn trắng bên ngoài, cái tên bánh bạc đầu bắt nguồn từ đó.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Bánh bạc đầu. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Bánh bạc đầu được làm từ gạo nếp, bên ngoài có một lớp bột trắng để chống dính. Để làm bánh, đầu tiên giã hoặc xay nhuyễn gạo nếp rồi nặn thành hình tròn, nhân bên trong có lạc, vừng…

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Bánh bạc đầu được phủ một lớp bột mịn. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.

Nghe đơn giản nhưng để chế biến món này cần rất nhiều công phu và sự khéo léo của người làm bánh. Từ khâu chọn nguyên liệu, xay bột, làm nhân… Khi xong mùa gặt, người ta chọn loại gạo nếp tốt và thơm ngon nhất để làm bánh.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Công đoạn nặn bánh. Ảnh: Báo Dân tộc.

Gạo nếp không được để lẫn gạo tẻ, ngâm nước từ 10-15 phút cho đến khi dễ dàng bẻ vỡ đôi hạt gạo, mới vớt ra để ráo rồi giã bằng cối đá cho đến khi thành bột mịn, rồi lại tiếp tục được lọc kỹ bằng rây cho bột thành phẩm cực mịn.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Bánh bạc đầu được sử dụng trong lễ Tết. Ảnh: Báo Ảnh Dân tộc và Miền núi.

Sau khi rây bột, thì mang những phần bột giã chưa kỹ tiếp tục mang giã, đây là công đoạn kỳ công và có khi mất đến nửa ngày. Ngày nay việc giã gạo đơn giản hơn nhờ có máy xay, nhiều hộ gia đình đã không còn giã tay như xưa nhưng bột vẫn phải đảm bảo mịn, trắng và sạch.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Ảnh: Hiền Anh.

Bột nếp thành phẩm sau đó được hòa cùng nước ấm rồi đ.ánh thật đều tay, rồi tiếp tục nặn hình lá tròn, mỏng thả vào nồi nước sôi. Bánh được luộc cho tới khi nổi đều lên mặt nước, lúc đó bánh đã chín thì vớt ra. Những cục bột vừa mới vớt còn nóng được trộn tiếp với bột nếp, lại tiếp tục nặn thành từng lá bột tròn, mỏng, rộng rồi đặt nhân vào chính giữa rồi khéo léo nặn thành những chiếc bánh tròn đều rồi lăn qua lớp bột mịn…

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Phụ nữ Sán Dìu ai cũng biết làm bánh bạc đầu. Ảnh: Báo ảnh Dân tộc và Miền núi.

Vừng, lạc rang giã nhỏ, trộn đều với đường trắng xay nhỏ dùng làm nhân bánh. Nhiều nơi còn cho thêm đậu xanh hoặc làm nhân bánh bằng bột đậu để nhân bánh phong phú hấp dẫn hơn. Một chiếc bánh bạc đầu ngon thường có thể nhìn thấy nhân mờ mờ sau lớp áo bột nếp, bánh khi ăn có vị ngọt thanh, thơm mùi lạc, vừng và gạo nếp mới.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Cuộc thi làm bánh bạc đầu của người Sán Dìu. Ảnh: Huyện Tiên Yên.

Bánh bạc đầu không cần chiên rán hay hấp mà chỉ cần luộc lên là có thể thưởng thức. Bánh ăn ngọt vừa phải, không béo, vị thanh, thơm dịu và không ngấy. Vì thế món bánh dân dã này rất được lòng du khách khi mới thưởng thức lần đầu tiên.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Nhiều loại nhân bánh. Ảnh minh họa: thu.huyen.black.

Bánh bạc đầu còn được đặt làm lễ vật ăn hỏi hoặc để bán, trở thành đặc sản. Đến Quảng Ninh thăm thú các bản người Sán Dìu dịp lễ, Tết, du khách sẽ bắt gặp bánh bạc đầu ở khắp nơi. Thưởng thức món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa người Sán Dìu cũng như các đồng bào ở vùng cao Quảng Ninh sẽ là trải nghiệm ý nghĩa trong chuyến đi!

Con ngán Quảng Ninh – Đặc sản biển có cái tên độc lạ

Ngán là một loại nhuyễn thể hai mảnh sống ở vùng nước mặn và nước lợ. Có thể thấy ngán xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng con ngán Quảng Ninh được xem là ngon nhất với người sành ăn.

Con ngán Quảng Ninh – Đặc sản biển có cái tên độc lạ

Con ngán thường có kích thước nhỉnh hơn con ngao, vỏ sần sùi màu trắng và sống sâu dưới bùn. Khi ở dưới nước, ngán thường thò chiếc xúc tu to và dài để thở và kiếm thức ăn. Lúc mặt nước động, sóng sánh là con ngán chui nhanh xuống bùn để lẩn trốn.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Con ngán. Ảnh: Báo tin tức.

Vào mùa con ngán Quảng Ninh, ngư dân thường phải lội rất sâu dưới bùn mới có thể móc được con ngán, vì thế nghề này đòi hỏi sự kiên trì lớn. Nhiều người nhận xét rằng không ở đâu ngán ngon được như ngán sống tại khu vực cửa sông Bạch Đằng nơi giáp ranh giữa tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Ảnh: Báo Dân Việt.

Ngán được người dân Quảng Ninh chế biến đa dạng các món khác nhau, ngán nướng, ngán hấp, cháo ngán, gỏi ngán, miến xào ngán, bún xào ngán, canh ngán rau mùng tơi và cả rượu tiết ngán.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Rượu tiết ngán. Ảnh: Internet.

Ngán giàu dinh dưỡng, thịt ngán có các chất protid, glucid, lipid, nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Hơn nữa thịt ngán có chứa những hợp chất có tác dụng giải phóng hormone s.inh d.ục khi được cơ thể hấp thụ.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Tên ngán, nhưng khi ăn vào lại không ngán bao giờ. Món khai vị trong bữa thường là rượu tiết ngán, ngán sống được tách vỏ, tiết chảy xuống rượu tạo màu đỏ m.áu. Rượu tiết ngán uống mãi không say, lại là một thứ rượu bổ dưỡng cho nam giới.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Rượu tiết ngán. Ảnh: Internet.

Nếu ngại uống sống, người ta sẽ hâm nóng rượu và món đó được gọi là rượu sakê ngán, không còn mùi tanh của ngán sống. Ngán có thể nướng hoặc hấp, khi hấp ngán thường được buộc chặt bằng dây để tránh bị mất nước bên trong con ngán.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Bún xào ngán. Ảnh: Internet.

Và những người sành ăn chỉ hấp tái vì hấp chín quá sẽ mất ngon. Ngán hấp, nướng thường có vị mặn, nhưng hậu vị lại ngọt, khi chấm với tương ớt trộn bột canh, hạt tiêu, nước cốt chanh tươi và ăn kèm rau thơm khiến thực khách đã thử ăn một lần là khó quên.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Ngán nấu canh. Ảnh: Báo Dân Việt.

Món cháo ngán cũng được yêu thích bởi vị ngọt của ngán hòa vào cháo làm cho món cháo đậm đà. Để nấu cháo ngán, đầu tiên phải tách vỏ làm đôi, lấy ruột. Thái nhỏ phần ruột rồi xào chín tới cùng nước mắm, hạt tiêu, hành phi… rồi cho trực tiếp vào nồi cháo đang sôi, nêm thêm gia vị cho vừa ăn, rắc hành lá, ngò, mùi thái nhỏ, hạt tiêu.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Ngán hấp. Ảnh: Internet.

Con ngán Quảng Ninh còn có thể làm gỏi ngán, cách làm đơn giản nhưng vô cùng ngon miệng. Chỉ cần một cái hoa chuối với khoảng 10 con ngán là đã có thể tạo ra món gỏi ngán lưu luyến thực khách mãi không thôi.

Ngán thường dễ bắt vào mùa hè và mùa thu, mùa đông lạnh ngán nằm sâu dưới bùn tăng độ khó trong khai thác. Trước đây ngán còn nhiều nên giá rẻ hơn sò huyết nhưng bây giờ ngán đã trở thành món ăn hiếm với giá cao.

Bánh bạc đầu – Đặc sản “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Ngán ngày càng hiếm và đắt đỏ. Ảnh minh họa: Internet.

Hiện nay vẫn chưa nơi nào nuôi được ngán với quy mô rộng rãi, con ngán Quảng Ninh từ cửa sông Bạch Đằng trở nên hiếm hoi, du khách ra chợ Hạ Long dễ dàng bắt gặp ngán to, màu đẹp nhưng thường ngán đó nhập từ miền Nam ra và có vị nhạt hơn ngán bản địa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *