Sài Gòn sở hữu thiên đường ẩm thực đa dạng với các món ăn thập phương nổi tiếng. Trong đó không thể kể đến món cơm tấm, một trong những đặc sản của người miền Nam mà bạn nên thử khi đến đây.
Hãy cùng iVIVU điểm qua top các quán cơm tấm Sài Gòn đặc biệt “gây nghiện” cho dân văn phòng.
Những quán cơm tấm Sài Gòn “gây nghiện” dân văn phòng
Cơm tấm Bà Mười
Nhắc đến quán cơm tấm Sài Gòn “gây nghiện” thì không kể qua món cơm tại quán Bà Mười. Cơm được nấu vừa ăn, không quá khô hay quá nhão, hạt gạo mềm, thịt được tẩm ướp vừa vị và được nướng trên than hồng nên rất thơm và ngon. Ăn kèm với cơm là dưa chua, bì, trứng,… tùy theo sở thích ăn uống của từng người mà “topping” trên cơm sẽ khác nhau. “Linh hồn” không thể bỏ qua của món ăn này chính là nước mắm, nước mắm để ăn cùng cơm thường sẽ là một hỗn hợp được nêm nếm đủ các gia vị.
Ảnh: Fb Ngoc Mai Huynh.
Ảnh: Fb Ngoc Mai Huynh.
Địa chỉ: 294/35 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạnh, TP. HCM.
Cơm tấm Phúc Lộc Thọ
Ảnh: FB Cơm tấm Phúc Lộc Thọ.
Nhiều thực khách ưa thích quán Phúc Lộc Thọ vì dĩa cơm được trình bày đẹp mắt, kết hợp với không gian sạch sẽ, phục vụ chu đáo. Xét về hương vị, suất cơm được khách nhận xét chung là đầy đặn, rau và canh đều nóng hổi, thơm ngon, miếng sườn thấm vị và mềm, nước mắm không quá ngọt.
Ảnh: FB Cơm tấm Phúc Lộc Thọ.
Địa chỉ: Hệ thống cơm tấm Phúc Lọc Thọ phủ khắp Sài Gòn, sau đây là gợi ý một vài chi nhánh:
– Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng: 236 Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao, quận 1.
– Chi nhánh Nguyễn Thị Minh Khai: 538 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 2, quận 3.
– Chí nhánh An Dương Vương: 301B An Dương Vương, phường 3, quận 5.
Quán Tú Mập
Quán Tú Mập là một trong những tiệm cơm tấm ngon ở Sài Gòn nổi danh nhờ món cơm sườn bì chả, đặc biệt là bì chả tự làm có vị rất độc đáo. Miếng sườn có độ dày vừa phải, thịt ướp vừa miệng, nướng đều và mềm thịt. Ngoài ra, thực khách cũng được chọn giữa canh rau hay canh chua tùy thích.
Ảnh: An An/Foody.
Ảnh: Minnie Pham/Foody.
Địa chỉ: 96 Đồng Đen, phường 14, quận Tân Bình.
Cơm tấm chả cua Nguyễn Phi Khanh
Điểm độc đáo của quán cơm này chính là món chả cua được trộn giữa thịt cua và thịt nạc mỡ rồi vo viên, tẩm ướp, làm chín độc quyền, ăn vào khá lạ miệng. Cơm tại quán được nấu khá vừa ăn, gạo cũng dẻo mềm, từng miếng thịt được ướp vừa vị. Trên dĩa cơm được cho thêm một chút hành phi để tăng thêm hương vị thơm ngon cho món cơm trứ danh này.
Ảnh: Chí Lưu/Foody.
Ảnh: Myle Le/Foody.
Địa chỉ: số 113 Nguyễn Phi Khanh, phường Tân Định, quận 1.
Cơm tấm bò kho 114
Điều đặc biệt của quán cơm này là thương hiệu “lão làng” với hơn 50 năm bán cơm tấm, nhất là món bò kho được cắt miếng to, ninh kĩ nên ăn rất mềm và vừa miệng. Nước sốt kho cũng rất đậm đà, có vị thơm của gừng, sả, hoa hồi, ăn kèm với cơm thì “ngon hết sảy”. Cơm tấm 114 được xem là quán cơm huyền thoại nổi tiếng được nhiều người biết tại Sài Gòn.
Ảnh: Tú Thanh Nguyễn/Riviu.
Ảnh: Tú Thanh Nguyễn/Riviu.
Địa chỉ: 114 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1.
Cơm tấm Mộc
Ảnh: FB Cơm tấm Mộc.
Cơm tấm Mộc là một trong những địa chỉ thân quen với giới văn phòng, công nhân viên chức ở Sài Gòn. Mặc dù giá cơm hơi cao so với mặt bằng chung nhưng thực đơn rất phong phú cho bạn tha hồ lựa chọn. Đĩa cơm cũng được trình bày chỉn chu với cơm úp hình vuông ở giữa, xung quanh đầy ắp thịt, chả, dưa chuột thái lát, rau sống, trứng rán….
Ảnh: FB Cơm tấm Mộc.
Địa chỉ:
– Chi nhánh 1: 85 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1.
– Chi nhánh 2: Tầng B3, TTTM Vincom Đồng Khởi, quận 1.
– Chi nhánh 3: Tầng B2 TTTM Takashimaya, quận 1.
Cơm tấm Ba Há
Quán cơm Ba Há nổi tiếng với 2 loại chả, trong đó có món chả trứng muối mềm với vị bùi bùi rất độc đáo. Ngoài ra miếng sườn cũng khá to, ướp mềm thấm vị và nóng hổi, khi ăn chung với cơm cảm giác đậm đà, hấp dẫn hơn.
Ảnh: La Bu/Foody.
Ảnh: Minh Nhi/Foody.
Địa chỉ: 389 Hưng Phú, phường 4, quận 8.
Cơm tấm đêm ‘ông ròm bà ú’ U.80: Tự hào nuôi 5 con thành tài
Bán tới 1 giờ sáng, quán cơm tấm của vợ chồng bà Phùng Đào (70 t.uổi) là địa điểm quen thuộc của nhiều “dân chơi” hệ cơm tấm đêm ở TP.HCM.
Khách thích thú vì ngoại hình đối lập “ông ròm bà ú” của vợ chồng chủ quán, mà bà hay cười tự nhận họ là vợ chồng… số 10.
30 năm “chơi hệ bánh mì” bỗng đổi sang cơm tấm
Sài Gòn về đêm đón cơn mưa cuối mùa rả rích, bụng đói cồn cào, tôi chợt nhớ tới hàng cơm Bà Già của bà Phùng Đào và chồng, ông Lương Bình Vũ (71 t.uổi), nằm trên đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận). Nhớ không lầm, lần đầu tôi ghé đây ăn là chừng 2 năm về trước, trong một lần đi chơi về lúc 3 giờ sáng.
Ăn thấy cũng hợp vị, lại cách nhà không xa, ông bà chủ thì vui tánh, nên hễ mỗi lần đi chơi khuya về mà đói bụng là tôi lại ghé đây, ngót nghét cũng chừng ấy năm. Nói thiệt, thưởng thức một dĩa cơm tấm đêm Sài Gòn, công nhận là “số dzách”, no… tới sáng.
Hàng cơm của bà Đào bán về đêm CAO AN BIÊN
Thịt được ướp theo công thức riêng, ăn đậm đà CAO AN BIÊN
Quán ăn được khách đặt tên là cơm tấm Bà Già, nhưng người ta cũng hay gọi là quán cơm tấm “ông ròm bà ú”, cũng bởi ngoại hình đặc biệt của ông bà chủ. Cụ ông thì cao kều, gầy nhom, còn bà thì lại tròn người.
“Tôi có ăn gì đâu, còn bị bệnh đủ thứ, nhất là tiểu đường, vậy mà vẫn mập. Người ta thấy ngoại hình của 2 vợ chồng già đối lập cũng dễ thương. Tôi hay nói vui là vợ chồng tôi số 10. Ông số 1, còn tôi thì số 0”
Bà Đào
Bà cũng hay cười sảng khoái nói với tôi, giọng Bắc pha chút tiếng miền Nam: “Tôi có ăn gì đâu, còn bị bệnh đủ thứ, nhất là tiểu đường, vậy mà vẫn mập. Người ta thấy ngoại hình của 2 vợ chồng già đối lập cũng dễ thương. Tôi hay nói vui là vợ chồng tôi số 10. Ông số 1, còn tôi thì số 0”.
Bà Đào kể gia đình bà có truyền thống bán bánh mì thịt, vợ chồng bà bán ở TP.HCM cũng ngót nghét hơn 30 năm. Sau đó, năm 2013, bà quyết định đổi sang “chơi hệ cơm tấm”, như cách mà nhiều người Sài Gòn hay nói vui, bán chủ yếu buổi đêm để “khỏe trong người hơn”.
Vợ chồng bà Đào khiến khách thích thú vì tính cách vui vẻ và ngoại hình đối lập CAO AN BIÊN
Hồi đó, lúc manh nha ý định, vợ chồng bà vừa bán cơm tấm, vừa bán bánh mì, món nào cũng được khách khen. Nhưng một nghề chín còn hơn chín nghề, cuối cùng bà chia tay món bánh mì đã gắn bó với mình hơn nửa đời người để theo cơm tấm, và “mối tình này” chắc có lẽ sẽ kéo dài tới mãi về sau.
Quán ăn nhỏ, nằm kín đáo tại số 50 đường Huỳnh Văn Bánh, bên trong, vỏn vẹn vài cái bàn, bởi khách tới đây ăn chủ yếu mua mang về. Ông phụ bà rửa chén, làm mấy việc vòng ngoài, còn bà, thì tất bật nướng thịt, làm cơm cho khách.
Cơm tấm ở đây có giá từ 35.000 đồng – 50.000 đồng, tùy khách gọi CAO AN BIÊN
Trở đều miếng sườn bên bếp than hồng giữa đêm mưa, bà giới thiệu quán bán 2 loại cơm, cơm tấm sườn và gà, mỗi dĩa từ 35.000 đồng, cứ thế tăng dần lên tùy nhu cầu của khách. Trước kia, quán bán từ 6 giờ tới 3 – 4 giờ sáng hôm sau, nay sức khỏe ông bà yếu hơn, bán tới 1 giờ sáng là nghỉ.
“Cơm tấm Sài Gòn thì đâu cũng vậy, chỗ nào cũng ngon nếu nấu có tâm, chỗ tôi tất nhiên không phải là ngon nhất. Nhưng khách vẫn ghé ủng hộ, là bởi người ta cảm nhận được mình nấu bằng cái tâm của mình, nấu bằng cái tâm thì ắt nó sẽ ngon”, bà cười nói, khi được tôi hỏi về bí quyết.
Niềm vui t.uổi xế chiều
Nhờ mấy chục năm bán bánh mì, bán cơm, vợ chồng già “số 10” này nuôi được 5 người con thành tài. Bà tự hào rằng, con mình có người là giảng viên đại học, có người là cử nhân, có người là chủ quán phở, quán cơm tấm và cũng có người kinh doanh khác.
Miếng sườn còn giữ được độ ẩm, ăn vừa miệng CAO AN BIÊN
Quán là điểm đến của nhiều khách thích ăn đêm. Quán hẹp, vỏn vẹn 2 – 3 cái bàn CAO AN BIÊN
“Ở t.uổi này, ông bà lẽ ra có thể “lui về” để các con chăm sóc, nhưng vì sao vẫn bán cơm tới khuya. Ông bà không thấy cực sao?”, nghe tôi hỏi, ông cười hiền, rồi tâm sự rằng, con người dù ở độ t.uổi nào cũng vậy, còn sức là còn lao động.
“Tôi bán cơm để có thêm t.iền dành dụm t.uổi già, lỡ mình có gì đó cũng không phải quá lệ thuộc vào các con. Với lại buôn bán mấy chục năm nay, quen rồi, không bán là nhớ khách chịu không được. Nhờ làm việc mà tôi thấy t.uổi xế chiều của mình có ý nghĩa, cũng thấy khỏe mạnh hơn”
Ông Vũ
Hơn 22 giờ, anh Hoàng Hải (32 t.uổi, ngụ Q.Phú Nhuận) ghé quán cơm của bà Đào. Anh gọi một dĩa sườn rồi nhanh chóng ngồi vào bàn. Trong lúc chờ cơm được dọn ra, anh Hải tâm sự rằng mình là khách quen ở đây suốt nhiều năm nay, từ ngày chuyển đến sống trên đường này.
Dĩa cơm không cầu kỳ, nhưng được khách khen CAO AN BIÊN
“Cô chú bán cơm tối, có khi 12 giờ hơn mình tới mua vẫn có cơm. Ở đây cơm ngon, miếng sườn ướp gia vị đậm đà, mềm, có độ mềm nên ăn thấy thích. Khi nào thèm hoặc khuya đói bụng, nhất là mấy ngày lạnh lạnh như hôm nay mà ăn dĩa cơm tấm thì còn gì bằng”, anh Hải nói.
Nhiều lần thưởng thức cơm ở đây, cá nhân tôi chấm 8/10 cho hương vị. Nhưng chính sự thân thiện của chủ quán, và niềm say mê lao động của vợ chồng già, lại là điểm cộng để tôi đến đây ủng hộ khi có dịp.
Trong đêm mưa, mùi cơm sườn ở quán “ông ròm bà ú” cứ phảng phất, làm nên một mùi vị Sài Gòn về đêm, rất riêng trong cảm nhận của tôi…