Với bàn tay khéo léo của người nội trợ, trái bầu có thể chế biến thành nhiều món ngon đậm chất quê nhà như: bầu nấu canh tôm hoặc canh thịt, cá, tép, bầu xào, bầu kho cá, bầu luộc… Gần đây, nhiều người còn sáng tạo thêm những món ngon hấp dẫn từ bầu như cá lóc hấp bầu, thịt hấp bầu, bầu xào le le, gà nước…
Bạn đang đọc: Bầu – từ món ăn dân dã trở thành đặc sản
Sở dĩ bầu trở thành món ăn đa phong cách như thế là nhờ thịt bầu mềm, ngọt dịu, đậm đà hương vị miền quê, phổ biến nhất là bầu luộc chấm nước cá và bầu nấu canh. Một tô canh bầu vừa múc ra đã bốc lên mùi thơm phức là nhờ người nội trợ biết chăm chút từ cách nấu, cách chọn gia vị và nêm nếm sao cho vừa ăn.
Bầu giống mới được trồng phổ biến ở nông thôn.
Trước kia, bầu là món ăn bình dân, chỉ quanh quẩn trong các bếp nghèo nhưng hiện nay bầu đã đi vào nhà hàng, quán ăn sang trọng và có mặt trên các thực đơn như: cá lóc hấp bầu, thịt vịt xào bầu hoặc chim xào bầu, món nào cũng “danh bất hư truyền” mà ông cha ta đã trải nghiệm lâu đời và nay đã trở thành nghệ thuật ẩm thực dân gian đầy thú vị.
Tìm hiểu thêm: Cách làm món ba chỉ lắc khiến chị em ‘phát cuồng’
Bầu nấu canh tôm.
Cá lóc hấp bầu vừa ngon, ngọt, vừa đậm đà thi vị. Có nhiều cách chế biến khác nhau, tùy theo bàn tay tài hoa của người đầu bếp và ý thích của mỗi người. Ai thích cầu kỳ thì dùng cá phi lê trộn chung với thịt nạc, kim châm, nắm mèo, nắm đông cô, bún tàu và gia vị ướp cho thấm đều. Xong chọn một trái bầu non, để nguyên vỏ (hoặc gọt vỏ), móc hết ruột rồi dồn tất cả thịt cá vào, cho vào xửng hấp. Hai mươi phút sau sẽ có một món ăn tuyệt vời. Chỉ cần thưởng thức một lần cũng sẽ nhớ mãi không quên.
>>>>>Xem thêm: Cách rán bánh chưng Tết giòn tan, không ngấm dầu mỡ
Bầu xào thịt le le.
Đối với dân sành điệu thì lại dùng con c.á đ.ộ 500 – 700gr làm sạch, đem ướp với tiêu, muối, đường, bột ngọt, dầu mè, tương hột và một chút rượu trắng độ nửa giờ. Sau đó đặt nguyên con cá nằm gọn giữa ruột bầu rồi đem hấp độ 30 phút là xong. Nhớ trái bầu phải lớn và dài hơn con cá và đừng để chín quá bầu sẽ mất ngon. Bầu còn hơi giòn là lý tưởng nhất. Ngoài bầu hấp với cá lóc, nhiều người còn hấp với cá trê, cá rô, cá chạch, thứ nào cũng thơm ngon đáo để, mùi vị đặc trưng nhờ nước bầu và gia vị thấm vào cá, đồng thời cá cũng thấm vào bầu.
Trước khi ăn, chúng ta tách bầu ra làm đôi, rắc đậu phọng, trét mỡ hành và tỏi phi lên thịt cá lúc còn đang bốc khói. Món ăn này hấp dẫn nhất là cuốn bánh tráng kèm thêm bún, rau thơm, sà lách, khế, chuối chát. Nước chấm phải là thứ chua – cay – ngọt hoặc mắm nêm mới đúng điệu.
Chính nhờ các nhà hàng, quán ăn đã nâng cao giá trị thẩm mỹ của các món ăn từ bầu mà trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều giống bầu ngon. Tại nông thôn, bà con nông dân cũng đua nhau trồng bầu giống mới, năng suất và chất lượng cao hơn để cung cấp cho người tiêu thụ ngày càng đông.
Theo LĐO