Về miền Tây thưởng thức bánh lá mít rau mơ

Cho bánh vào đĩa chan ngập nước cốt dừa lên, và dùng đũa gắp từng miếng bánh cùng nước cốt dừa cho vào miệng nhai từ từ. Vị béo, ngọt của nước cốt dừa, vị dai dai của bánh và mùi thơm đặc trưng khó quên của rau mơ như kích thích mọi giác quan…

Bạn đang đọc: Về miền Tây thưởng thức bánh lá mít rau mơ

Rau mơ (dân gian còn gọi là dây thúi địt) là loại dây leo hoang dại, sống lâu năm. Theo y học dân gian lá mơ có vị đắng, chua chát, tính mát, có tác dụng nhuận gan, thanh nhiệt, tiêu thực, sát khuẩn…, thường dùng chữa trị kiết lỵ, tiêu chảy, ăn khộng tiêu… Ngoài ra, lá mơ được các bà nội trợ nông thôn xem như là loại rau sạch để chế biến những món ăn như: ăn sống (chấm nước cá kho hay thịt kho), xắt sợi xào với tàu hũ, nấu canh, hay làm bánh…, nhưng đáng nhớ nhất đối với t.uổi thơ tôi là: bánh lá mít rau mơ.

Về miền Tây thưởng thức bánh lá mít rau mơ

Lá rau mơ.

Mỗi kỳ nghỉ hè, má tôi thường làm bánh này để đãi các con. Theo má, bánh nầy chế biến rất đơn giản, thơm ngon, và mùa hè ăn bánh nầy rất nên thuốc nữa.

Đầu tiên, lấy một trái dừa khô đem vào lột vỏ, nạo vắt nước cốt cùng nước dão (nước cốt dừa lần 2-3 đã loãng đi) để sẵn mỗi thứ ra tô, và hái lá mít rửa sạch, để ráo, lá mít còn nguyên cuống.

Tiếp đó, hái một nắm lá mơ vừa ăn (không già cũng không non) đem vào giã dập, lược lấy nước cốt. Riêng má lấy bột gạo và bột năng, tự tay chế biến như sau:

Cho bột gạo và bột năng vào thau pha (theo tỉ lệ 2/1). Đổ nước cốt lá mơ cùng nước dão dừa khô vào bột trộn đều cùng gia vị (muối đường) vừa khẩu vị thành một hỗn hợp nhão không dính tay.

Tiếp đến, má dùng tay ngắt cục bột đặt lên mặt phải lá mít, nắn nhẹ cho lớp bột phủ mỏng đều trên lá, và lấy cuống lá xỏ vào phần đuôi thành một cuốn tròn để vào xửng và má tiếp tục làm cho đến khi hết bột. Cuối cùng, má đặt xửng lên bếp hấp chừng 15 phút sau bánh chín.

Khi mở xửng lấy bánh ra, một nùi thơm rất đặc trưng lan tỏa dậy khắp nhà, chờ bánh nguội mới gỡ cho ra đĩa.

Tìm hiểu thêm: Những đặc sản nổi tiếng vùng Tây Bắc

Về miền Tây thưởng thức bánh lá mít rau mơ

Bánh lá mít chấm nước cốt dừa.

Tiếp đó là công đoạn thắng nước cốt dừa, là phần quan trọng định đoạt chất lương món ăn. Trước hết, má cho nước dão dừa vào nồi nấu sôi cùng với bột gạo cùng bột mì tinh (theo tỉ lệ thích hợp) cho có độ sệt. Nêm gia vị (muối đường) cho vừa khẩu vị. Sau cùng, chờ nước sôi vài dạo, má cho nước cốt đậm đặc vào, khuấy đều, nhắc xuống, thế là xong!…

Còn gì thú vị cho bằng trong những buổi trưa hè được thưởng thức món bánh lá mít rau mơ dân dã thơm ngon. Cho bánh vào đĩa chan ngập nước cốt dừa lên, và dùng đũa gắp từng miếng bánh cùng nước cốt dừa cho vào miệng nhai từ từ. Vị béo, ngọt của nước cốt dừa, vị dai dai của bánh và mùi thơm đặc trưng khó quên của rau mơ như kích thích mọi giác quan, khiến ta lưu luyến nhớ mãi một món ngon của t.uổi thơ nơi quê nhà tưởng chừng như bị mai một!…

Theo VNE

Nuột nà bánh nếp

Ngắm từng chiếc bánh nhỏ nhắn, xinh xinh, trắng nõn nà, rồi tận hưởng mùi thơm của nếp quyện lẫn vị ngọt dịu của những hạt đậu xanh mới biết chẳng phải ngẫu nhiên mà người dân phố cổ Hội An và cả du khách lại ưa món bánh nếp đến vậy.

Bánh nếp chỉ xuất hiện nhiều trong những ngày tiết trời se se lạnh. Rất giản dị, bánh được nấu từ bột gạo nếp và đậu xanh quen thuộc. Chỉ vài ngàn đồng thôi là đã có một đĩa bánh nhỏ, trắng mịn, loáng thoáng điểm thêm vài sợi cà rốt muối chua trông thật ngon mắt.

Về miền Tây thưởng thức bánh lá mít rau mơ

>>>>>Xem thêm: Hôm nay nấu gì: Bữa cơm nhiều rau cực thanh mát, đi làm về đói nhìn chỉ muốn ăn ngay


Ảnh: Thanh Ly

Bánh nếp cũng giống như một số loại bánh khác, có 2 lớp, lớp vỏ bằng bột gạo nếp bao bên ngoài khối nhân làm từ đậu xanh. Để có được những mẻ bánh ngon phải chọn loại gạo nếp lúa mới, thơm lừng, nếp có ngon thì mặt bánh mới láng mượt, óng ả. Nếp sau khi xay phải đảm bảo bột có màu trắng tinh, không có vị chua. Đồng thời, đậu xanh để làm nhân bên trong phải chọn loại hạt nhỏ, thơm, đầy thịt không bị lép.

Quy trình làm bánh khá công phu. Trước tiên, bắc nồi đậu xanh đã bóc vỏ lên bếp luộc chín, dùng muỗng nghiền đậu dẻo mịn. Cho đậu vào chảo sên với đường cùng ít dầu ăn. Đậu xanh sau khi để nguội nắn thành từng viên nhỏ.

Bột nếp được nhào trộn thật kỹ với nước lọc cho đạt đến độ nhão thích hợp. Chia bột thành từng viên như quả chanh nhỏ, ép dẹp. Dàn mỏng viên bột nếp, đặt viên đậu xanh vào giữa, dùng tay miết các mép lại cho tròn đều. Gói kín viên đậu xanh trong lớp bột nếp. Cứ thế làm lần lượt đến hết chỗ bột và nhân. Công đoạn tiếp theo là hấp bánh. Đặt bánh lên lá chuối đã thoa dầu ăn, hấp đến khi bánh chín mềm là được.

Điều đặc biệt hấp dẫn người ăn là nước mắm chan bánh. Nước mắm pha chế sao cho không quá mặn, hội tụ đủ vị ngọt thanh của đường, chua của chanh và cay nồng của ớt. Đĩa bánh có thể được cách điệu bởi những sợi cà rốt, đu đủ được muối chua.

Sang đông, du khách đến với phố cổ Hội An lại có dịp thưởng thức nhiều thú vui quà vặt. Và có lẽ, không ít người cũng đã từng đảo qua vài con phố, rồi ghé lại gánh hàng rong ven đường để tìm một chút vị quê trong những chiếc bánh nếp bé nhỏ.

TNO

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *