Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Món ngon đắt đỏ và quý hiếm này liệu có thực sự tốt cho sức khỏe như lời đồn. Theo ghi chép trong lịch sử Trung Quốc, từ thời nhà Minh vây cá mập được xem là một món ngon quý hiếm.

Đến thời nhà Thanh, vây cá mập đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc lớn của triều đình. Vào cuối thời nhà Thanh, danh tiếng về vây cá mập lan rộng ra nước ngoài.

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Nếu trước đây chỉ có những gia đình giàu có, quyền quý mới được ăn vây cá mập, bây giờ việc mua bán trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tại các nhà hàng cao cấp ở Trung Quốc đều bán vây cá mập, rẻ nhất cũng chỉ vài chục tệ một bát, hầu hết mọi người đều có thể thưởng thức.

Điều này là do nguồn cung dồi dào nhưng theo thời gian, công nghệ đ.ánh bắt hiện tại cùng với nhu cầu người dân tiêu thụ tăng cao, nó dẫn tới thảm họa cho sự sinh trưởng của cá mập.

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Vì giá trị của thịt cá mập rất thấp, trong khi phần vây của nó mới là thứ đáng giá nhất nên sau khi đ.ánh bắt được cá mập, người ta chỉ cắt vây rồi vứt xác cá mập xuống biển. Cách làm này sẽ giúp họ tiết kiệm được chi phí, g.iết nhiều cá mập hơn và có thêm khoảng trống trên thuyền để chứa vây.

Những con cá mập không vây này không có khả năng bơi, có thể c.hết hoặc trở thành thức ăn cho những sinh vật khác. Mỹ đã cấm loại hình đ.ánh bắt này từ năm 2000.

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Vào tháng 8 năm 2001, cảnh sát biển Mỹ đã bắt giữ một tàu đ.ánh bắt cá mập gần San Diego và phát hiện trên tàu không có xác cá mập nhưng có 32 tấn vây cá mập, tương đương với hơn 20.000 con cá mập đã b.ị g.iết.

Liên hợp quốc đã ước tính rằng 10 triệu con cá mập b.ị g.iết mỗi năm. Tình hình thực tế có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. Theo một nghiên cứu năm 2006 của Đại học Imperial College London, 38 triệu con cá mập b.ị g.iết mỗi năm vì thị trường vây cá mập. Và thị trường vây cá mập không ngừng mở rộng, tăng trưởng ước tính khoảng 5% mỗi năm.

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Thực chất, bản thân vây cá mập không có mùi vị, có mùi hơi tanh, vị ngon của món súp làm từ nó chủ yếu đến từ nguyên liệu đi kèm. Vì vậy, vây cá mập rất dễ bị làm giả bằng các chất liệu như gelatin.

Tại sao vây cá mập lại được ưa chuộng như vậy? Điều này có liên quan tới văn hóa của người Trung Quốc, họ tin rằng nó là một loại thuốc bổ thượng hạng.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, vây cá mập có tác dụng bổ khí, dưỡng can, khai vị. Trong khi đó, người sành ăn hiện đại cho rằng, vây cá mập là một bộ phận cực kỳ giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều collagen, giúp ngăn ngừa loãng xương, ung thư, làm đẹp da, kéo dài t.uổi thọ.

Trên thực tế, dưới góc độ dinh dưỡng, vây cá mập không có giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Thành phần chính của vây cá mập là collagen – một loại protein.

Cho dù protein có tác dụng thần kỳ như thế nào, việc tiêu thụ nó không thể có tác dụng trực tiếp ngay đối với cơ thể. Protein sẽ được tiêu hóa thành các axit amin trong dạ dày và ruột, sau đó được cơ thể con người hấp thụ.

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Vì vậy, bất kể bạn ăn loại protein nào, kết quả đều giống nhau, nó được tiêu hóa thành các axit amin. Có 20 loại axit amin tạo nên protein.

Một số protein có trong trứng, sữa, thịt chứa tất cả 20 loại axit amin, được gọi là protein hoàn chỉnh và có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Trong khi một số protein thực vật là protein không hoàn chỉnh, thiếu một số axit amin nhất định, giá trị dinh dưỡng kém.

Vì thế, giá trị dinh dưỡng của vây cá mập không cao, không thể so sánh với thịt cá chứa protein hoàn chỉnh.

Dù dựa trên quan điểm nào đi chăng nữa, việc ăn vây cá mập không có lợi, ngược lại nó còn gây hại cho sức khỏe. Hàm lượng thủy ngân và các kim loại nặng trong vây cá mập cao hơn nhiều so với các loại cá khác.

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Điều này là do nước thải công nghiệp liên tục được xả ra đại dương làm cho hàm lượng kim loại nặng trong nước biển cao và xâm nhập vào cơ thể các sinh vật biển. Cá mập thường nuốt chửng các loài cá khác nên hàm lượng kim loại nặng tích tụ trong cơ thể nó cũng cao hơn.

Năm 2001, một cuộc kiểm tra ngẫu nhiên vây cá mập ở chợ Chinatown, Bangkok cho thấy, cứ 10 chiếc vây cá mập thì có 7 chiếc chứa hàm lượng thủy ngân cao gấp 42 lần lượng cho phép.

Một cuộc kiểm tra tại chỗ thị trường Hồng Kông năm 2008 cho thấy 8/10 chiếc vây cá mập chứa hàm lượng thủy ngân cao gấp 4 lần lượng cho phép.

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Việc nấu nướng không loại bỏ được độc tính của thủy ngân hoặc các kim loại nặng.

Sau khi ăn vây cá mập, thủy ngân và các kim loại nặng khác đi vào cơ thể, khó đào thải ra ngoài mà tích tụ lại bên trong, có thể gây hại cho hệ thần kinh trung ương.

Ngoài ra, nó còn gây chóng mặt, nhức đầu, run cơ, loét miệng, tổn thương thận, rối loạn chức năng t.ình d.ục, sẩy thai…

Ăn vây cá mập cũng tương tự như ăn tổ yến và chân gấu, xương hổ, sừng tê giác và túi mật gấu. Tất cả đều được xem là dược liệu quý, một phần trong văn hóa bồi bổ sức khỏe truyền thống của Trung Quốc. Nhưng loại thực phẩm này không có cơ sở khoa học tốt cho cơ thể người.

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Việc quá tin vào tác dụng của vây cá mập đang đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn vong của các loài cá mập trên khắp thế giới. Việc cấm ăn vây cá mập rất khó thực hiện nhưng bạn nên có ý thức từ chối việc thưởng thức món ăn này.

Món ăn quý thơm ngon bậc nhất Trung Quốc, cách làm công phu, cái tên rất lạ

Món ăn này bao gồm tới 18 nguyên liệu chính, phần lớn đều là sơn hào hải vị không phải ai cũng từng được nếm thử như hải sâm, vây cá mập, bào ngư, nhân sâm, gân hươu, sò điệp, nấm…

Nếu nhắc tới ẩm thực Phúc Kiến (Trung Quốc), món ăn đầu tiên mà nhiều người phải nghĩ tới đó chính là món Phật nhảy tường (hay Phật khiêu tường). Món ăn này nằm trong danh sách những món ăn nổi tiếng bậc nhất ở Phúc Kiến nói riêng và Trung Quốc nói chung.

“Phật nhảy tường” thực chất là một món súp được chế biến từ 18 nguyên liệu chính, chủ yếu là các nguyên liệu quý hiếm thượng hạng như vi cá mập, bào ngư, sò điệp, hải sâm, gân hươu… cùng một số nguyên liệu khác như thịt gà, nhân sâm, nấm, gân lợn.

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Để nói về cái tên kỳ lạ của món ăn này thì có rất nhiều giai thoại, một trong số những câu chuyện truyền miệng đó được kể lại như sau. Vào thời nhà Đường (618-907), một tu sĩ nổi tiếng trên đường đến chùa Thiếu Lâm của tỉnh Phúc Kiến, ông ghé quán trọ ở Phúc Châu nghỉ chân. Ban đêm, gia đình bên cạnh chuẩn bị món ăn để hôm sau đãi khách khiến mùi thơm lan sang căn phòng nơi nhà sư ngủ. Không thể cưỡng lại sự cám dỗ, nhà sư phải trèo tường để xem mùi hương này là gì và xuất phát từ đâu. Kể từ đó, món ăn đó được đặt tên là Phật nhảy tường.

Ngoài độ ngon khó cưỡng, món ăn độc đáo này cũng rất bổ dưỡng. Nhiều tài liệu cho thấy, món Phật nhảy tường có tác dụng tăng trí nhớ, tăng thể lực, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, chống viêm. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng món ăn còn giúp đàn ông tăng cường sinh lực, tráng dương bổ thận.

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Với những công dụng như vậy, chắc chắn nguyên liệu và quy trình để làm ra món ăn này phải rất công phu. Phật nhảy tường gồm tới 18 nguyên liệu chính, phần lớn đều là sơn hào hải vị không phải ai cũng từng được nếm thử. Mỗi loại đều được hấp riêng trong một hũ sau đó cho chung vào một thố bằng đất sét nhỏ miệng, thêm rượu Thiệu Hưng để dậy mùi thơm.

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Ngoài ra, đầu bếp còn phải cho thêm tới 30 thành phần và 12 gia vị khác, thiếu một nguyên liệu cũng có thể khiến món ăn kém hấp dẫn đi. Sau đó, đầu bếp đậy kín thố đất cẩn thận bằng lá sen, hầm trên lửa nhỏ từ 5 – 6 tiếng. Trong quá trình hầm phải hạn chế để mùi thơm thoát ra.

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Chế biến thì cầu kỳ, nguyên liệu thì quý hiếm, nên đương nhiên món Phật nhảy tường có giá cao ngất ngưởng. Theo đầu bếp Frankie Tong Yat-fai tại nhà hàng Trung tâm Hopewell ở Wan Chai, Hong Kong (Trung Quốc), món ăn này có mức giá rất khác nhau, tùy thuộc vào nguyên liệu mà người đầu bếp sử dụng. Hầu hết giá dao động từ 800 tới 1.200 đô la Hong Kong (khoảng 2,3 – 3,5 triệu đồng/bát). Nhà hàng cũng có thể phục vụ bát chất lượng hơn và kích cỡ lớn hơn với giá 4.000 đô la Hong Kong (gần 12 triệu đồng).

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Vây cá mập được ví như thuốc bổ thượng hạng, xa xỉ nhưng có thực sự tốt?

Cũng bởi quý hiếm, thơm ngon và bổ dưỡng như vậy nên món ăn này từng được chọn để phục vụ cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới như Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Nữ hoàng Anh Queen Elizabeth II và được giới chuyên gia ẩm thực đ.ánh giá cao.

Hiện ở Việt Nam thực khách cũng có thể thưởng thức món Phật nhảy tường ở một số nhà hàng Trung Hoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *