Việc lựa chọn những món ăn “may mắn” cho ngày Tết không chỉ phản ánh nét đẹp trong văn hóa ẩm thực nói riêng, mà nó còn thể hiện sự đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Việt.
Bạn đang đọc: Những món ăn ‘lấy hên’ ngày Tết
Không phải ngẫu nhiên hay tùy tiện mà các món ăn được lựa chọn trong thực đơn ngày Tết. Mỗi món ăn trên mâm cỗ khai xuân đều có một ý nghĩa rất riêng và hết sức đặc biệt với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ “tràn về” cho cả gia đình trong suốt năm.
Canh khổ qua luôn có trong thực đơn ngày Tết với mong ước, mọi nỗi “khổ” sẽ “qua” đi và may mắn, hạnh phúc sẽ đến.
Trên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả. Mỗi người, mỗi nơi có cách bày trái cây trên bàn thờ khác nhau. Đơn giản có thể chọn nải chuối cùng với dưa hấu, thơm (dứa), bưởi… cầu kỳ hơn trưng bày trái cây trên bàn thờ theo nghĩa long, lân, quy, phụng khá công phu. Lại còn có cách trưng bày trái cây theo nghĩa “chơi chữ”: cầu (mãng cầu), vừa (dừa), đủ (đu đủ), xài (xoài). Tất cả hướng đến mong muốn cầu chúc mọi người trong gia đình dòng họ được sung túc, đầy đủ, trọn vẹn trong suốt năm. Theo thời gian, cùng với quan niệm và mong ước của từng gia đình, mâm ngũ quả ngày nay cũng dần được cách tân, trở thành lục, thất… quả. Song vẫn giữ vững ý niệm chủ đạo trên.
Mâm ngũ quả gồm đẹp cả hình lẫn ý thường gồm 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam mới sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Tuy cuộc sống hiện đại bận rộn, nhưng nhiều gia đình vẫn giữ nếp gói bánh trưng ngày Tết.
Có rất nhiều món ăn được ưa chuộng trong ngày Tết, chủ yếu vì chúng đồng âm với những điều mong ước của mọi người. Một cách chơi chữ ngộ nghĩnh! Đơn cử như món “khổ qua” nhồi thịt, món ngon không thể thiếu trong mâm cổ ngày tết của người miền Nam. Ngoài lý do là món ăn cung cấp khá nhiều năng lượng, lại có thể để lâu, lý do chính để người ta chọn canh khổ qua trong thực đơn Tết vì mong ước, mọi nỗi “khổ” sẽ “qua” đi và may mắn, hạnh phúc sẽ đến.
Bất luận sang, hèn trong gian bếp người miền Nam ngày tết đều không thể thiếu món thịt kho tàu. Món thịt kho tàu với miếng thịt vuông, quả trứng tròn là biểu hiện hài hòa cho tính hài hòa âm dương, sự vuông tròn cho cả năm.
Cũng như dưa hấu, món phải có trên mâm cỗ Tết, chỉ vì, những hạt “cát” trong quả dưa hấu, vốn đồng nghĩa với từ “cát” là những điều tốt lành trong tiếng Hán. Ngày Tết, dù nghèo khó mấy, nhà nào cũng phải có quả dưa hấu để chưng trên bàn thờ. Và người ta tin rằng một quả dưa hấu với lớp ruột đỏ au, nhiều cát sẽ mang lại may mắn cho gia chủ, bởi nước tượng trưng cho t.iền bạc, và “cát” đồng nghĩa với sự may mắn.
Người Việt chuộng những thức ăn, thực phẩm có màu vàng, đỏ, cam… trong ngày Tết: Xôi gấc màu đỏ cam, lọ dưa hành màu hồng ngọc cũng là những món ngon được ưa chuộng trong dịp Tết. Ngay cả hạt dưa hấu vốn màu đen cũng được nhuộm đỏ. Vào dịp tết Nguyên Đán, bà con thường mua hoa mai, hoa đào, cây quất về chưng với hi vọng trong năm có đầy đủ sự may mắn, tài lộc và thành đạt. Vì quả quất thường có màu vàng, được xem là biểu trưng cho tài lộc.
Tìm hiểu thêm: Chẳng cần phải đi mua, hội chị em tự làm khô gà lá chanh với nồi chiên không dầu trong một nốt nhạc
Bưởi hồ lồ tượng trưng cho sự no đủ; T.iền v.ào như nước với dưa hấu thỏi vàng; thần tài gõ cửa với cặp dưa hình thỏi vàng nổi chữ PHÚC…
Ngoài những món ăn có màu sắc hoặc tên gọi được tin rằng sẽ đem lại may mắn, ngày Tết mọi gia đình Việt còn không thể thiếu món bánh chưng, bánh tét. Đó là món ăn truyền thống có từ ngàn xưa mang đầy đủ tinh túy của đất trời là lời mong ước một năm mới dồi dào, no đủ, sung túc và thịnh vượng. Hình vuông của bánh còn tượng trưng cho đất, được gói bằng lá xanh với nhân trong ruột, như hình ảnh cha mẹ chở che đùm bọc con cái. Đó cũng là cách để người ta nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và tỏ lòng tôn kính người trên mỗi độ xuân về.
Gần đây, trên thị trường xuất hiện những loại hoa quả đặc biệt: bưởi hồ lô, dưa hấu vuông, dưa hấu thỏi vàng… Những loại quả khá cao (khoảng vài trăm đến cả triệu đồng) nhưng được rất nhiều người săn tìm mua làm quà biếu nhờ mang ý nghĩa tốt đẹp như sự ấm no, đầy đủ, may mắn, phát tài, phát lộc…
Huyền Châu
Theo Infornet
Đổi khẩu vị với món nộm khổ qua
Canh khổ qua dồn đậu phụ, khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng, xào thịt nạc, dưa khổ qua… hay khổ qua ăn ghém là những món ăn ngon, bổ dưỡng và quen thuộc được chế biến từ trái khổ qua (mướp đắng). Trong đó món nộm khổ qua (gỏi khổ qua) hấp dẫn bởi vị chua, ngọt, bùi, đắng, cay…
Cũng như nhiều món nộm khác, gỏi khổ qua được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau gồm khổ qua, thịt ba chỉ, tôm, dạ dày lợn, cà rốt, củ cải, các loại rau thơm, gia vị (hành, tỏi, đường, giấm, ớt), đậu phộng rang.
Khổ qua rất đắng, nếu không quen, lần đầu thưởng thức rất khó ăn. Vì thế, khổ qua làm nộm nên chọn những quả tròn, mập, gai nở và hơi có màu vàng để món nộm bớt đắng. Chế biến nộm khổ qua cũng công phu không kém các món nộm khác, mỗi nguyên liệu đều phải sơ chế trước khi trộn chúng lại với nhau.
Thịt lợn ba chỉ cho vào luộc chín, sau đó vớt ra ngâm nước lạnh cho thịt giòn và thái lát mỏng vừa ăn. Làm tương tự với tôm và bóc vỏ, xé làm đôi hay ba tùy thích. Dạ dày lợn làm sạch, bóp giấm chua rồi cho vào luộc chín, sau đó để ráo nước và thái nhỏ, mỏng.
>>>>>Xem thêm: Sâu muồng, món ăn không dễ quên của buôn làng
Bổ dưỡng và hấp dẫn món nộm khổ qua.
Khổ qua bổ dọc, bỏ hột, cạo sạch ruột trắng, thái vát vừa phải để miếng khổ qua nộm không quá mềm mà cũng không quá cứng dẫn đến dễ đắng. Cho khổ qua thái miếng vào bát nước sôi pha chút muối trần nhanh rồi lại vớt ra cho vào nước lạnh để khổ qua giòn mà không nát, hơn nữa lại có màu xanh hấp dẫn hơn.
Sau khi chế biến xong nguyên liệu chính thì pha nước trộn nộm. Món nộm khổ qua không thể thiếu các vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng, bùi. Ớt bằm nhỏ, tỏi đ.ập giập băm nhuyễn, rồi cho vào bát với một chút nước giấm, nước mắm, muối, đường. Cho thêm một chút nước cốt chanh để nước có mùi thơm hấp dẫn. Cà rốt, củ cải đem thái sợi, rau thơm các loại nhặt và rửa sạch rồi để ráo nước, đậu phộng rang giã nhỏ vừa.
Sau khi đã sơ chế xong toàn bộ nguyên liệu thì đem trộn tất cả với nhau. Cuối cùng mới trộn đậu phộng rang và rắc lên trên cho bắt mắt. Đĩa khổ qua được bày ra mâm cơm cùng với rau thơm, thêm vài chiếc bánh đa hay phồng tôm làm đồ nhắm thì hết ý.
Ai đã một lần thưởng thức món ăn lạ lẫm này thì không thể nào quên được hương vị đặc biệt của nó với đầy đủ hương vị: vị chua của giấm, chanh; vị cay của ớt, vị mặn của muối; vị ngọt của đường và tôm; vị đắng đặc trưng của khổ qua; cái bùi bùi dai dai của thịt, dạ dày cùng với mùi thơm của đậu phộng và các loại rau thơm.
Nộm khổ qua không chỉ là món giúp thay đổi khẩu vị cho bữa ăn mà nó còn là món ăn ngon, bổ dưỡng và chứa nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe của mọi người.
Theo LĐO