Trong một lần trò chuyện bâng quơ, một anh đồng nghiệp trong phòng hứa hôm nào sẽ dẫn chúng tôi đi ăn cơm Triều Châu, “quán có thâm niên hơn 30 năm, bảo đảm ăn là ghiền”.
Bạn đang đọc: Đổi món với cơm Triều Châu ở khu người Hoa
Lời hứa của anh khiến tôi và cô bạn cùng phòng rất háo hức. Hai đứa cứ hình dung cơm Triều Châu sẽ giống như cơm niêu, hay cơm đ.ập, được đựng trong nồi đất với những loại thức ăn hấp dẫn, mới lạ.
Tuy nhiên, mọi thứ như “lao không phanh” từ trên trời xuống vực khi chúng tôi đối diện với chiếc tủ kính mà tổng gia tài gồm: nồi cải chua xào, nồi phá lấu giò heo, lòng heo, chảo cá sốt tương, vài cái trứng vịt muối. Đó chính xác chỉ là một quán ăn vỉa hè với mấy chiếc bàn kê bên ngoài, cùng không khí ảm trong khu phố người Hoa.
Nhưng cuối cùng, anh em chúng tôi vẫn đành kéo ghế, chọn cho mình một chỗ ngồi bên ngoài thoáng mát nhất có thể. Chỉ vài phút sau, mâm cơm được cho là đặc trưng của người Triều Châu đã sẵn sàng để thưởng thức.
Món thịt giò và lòng heo thoang thoảng mùi thuốc bắcnhư tan trên đầu lưỡi.
Mới nhìn qua, chúng không khác so với mâm cơm giản dị thông thường của người Việt với đĩa thịt giò, lòng heo, cải chua thập cẩm, đĩa trứng muối, tô canh khổ qua, cơm nóng. Nhưng rồi khi ăn, tôi lại khá bất ngờ trước những món ăn tưởng như quen thuộc này. Miếng thịt, lòng heo mềm đến mức gần như tan trong miệng do được hầm lâu mà vị lại khá thanh chứ không quá béo ngậy. Hương thuốc bắc thoang thoảng trong cũng khiến nó không giống món phá lấu thông thường. Đem thắc mắc hỏi chủ quán, ông cho biết: “Nhìn bên ngoài, nhiều người lầm tưởng đó là phá lấu, thật ra cách nấu khác, gia vị chính thì chỉ có ngũ vị hương. Yêu cầu quan trọng nhất là phải được làm sạch đến mức nếu thực khách bịt mắt ăn, sẽ không tài nào nhận ra đó là lòng heo”.
Món thịt trong canh khổ qua được nhồi đến mức tưng lên cao khi ném xuống bàn.
Tương tự, món thịt nhồi trong canh khổ qua lại mang đến cho thực khách một trải nghiệm khác về loại thịt heo đã “thăng hoa” đến độ mềm, mịn, thơm phức.
Món dưa cản chua mềm, giòn, thanh thanh.
Ngoài hai món trên, một món được cho là đặc trưng của người Triều Châu trong bữa cơm, đó là cải chua xào. Ngoài độ mềm, vị chua nhẹ đặc trưng, món cải chua có vị giòn thanh thanh, nhạt nhạt, lại ít chất béo, là món ăn chống ngấy được thực khách ưa chuộng. Ấn tượng “tốt đẹp” cuối cùng về cơm Triều là một bữa ăn dành cho 3 người thịnh soạn như thế nhưng giá không đắt, không tới 200.000 đồng.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách làm gà tre hầm hạt sen thuốc Bắc
Địa chỉ: Cơm Triều Châu Hưng Long 195 Tân Thành, P.15, Q.5, TP HCM.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mắm chưng Nam bộ
Mắm chưng là một món ăn thời khẩn hoang ở miền Tây Nam bộ. Những thực phẩm và gia vị để làm ra món nhà quê này không phức tạp: Thịt heo, cá mắm, lòng đỏ trứng vịt muối, tiêu hoặc ớt trộn đều rồi đun cách thủy. Nghe thì đơn giản nhưng dân thành thị có làm thử mới thấy không phải ai cũng làm cho ngon được, phải đích thực người Nam bộ ra tay mới thành món mắm chưng đúng vị, đúng nghĩa.
Thịt heo, cá mắm, trứng vịt muối, đều là những thứ nông dân chăn nuôi được. Cá thì ngâm mắm, trứng thì muối ăn dần, trong những ngày vụ mùa đi làm đồng về cứ sẵn trứng và cá mang ra bằm nhuyễn quậy thật đều rồi cho vào tô hấp lên chỉ chừng chục phút sau mùi thơm của nó sẽ h.ành h.ạ bạn không còn tâm trí nghĩ đến món khác. Nếu đi làm ruộng mang cơm theo cũng với món mắm chưng là đủ. Người Sài Gòn cũng rất mê món mắm chưng, những vị Việt kiều về nước cũng không tránh khỏi nỗi mê hoặc của món nhà quê này, theo dòng thời gian nay đã trở thành món đặc sản thời thượng mang đậm nét bản sắc văn hóa ăn uống quê nhà.
Có lẽ không quán cơm lớn nhỏ nào ở Sài Gòn nói riêng ở các tỉnh thành miền Nam nói chung lại không có món mắm chưng, nó như món chủ đạo trong bữa cơm người Nam bộ. Cạnh nhà tôi có mấy chú sinh viên cứ giữa trưa là thấy họ băm cộp cộp, khó ngủ quá. Có lần gặp mấy chú “nhóc” hỏi : “Làm gì mà trưa nào cũng gõ gõ như mõ tụng kinh vậy?”. Mấy chú tủm tỉm cười, tay cào gáy, nói : “Tụi con làm mắm chưng, lần nào về quê ba má cũng cho hột vịt muối với cá mắm nên đến trưa đi học về là mấy đứa lại xúm vào dạo bản nhạc… “mắm chưng”. Cũng từ buổi tiếp chuyện mấy chú sinh viên ấy, tiếng dạo nhạc “mắm chưng” nhẹ hơn, chắc mấy đứa lót dưới thớt bằng cái gì đó để bằm cá cho bớt ồn.
>>>>>Xem thêm: Cách làm bánh crepe dâu tây ngàn lớp thơm ngon, béo mịn, xinh xắn
Bản thân người viết bài này cũng mê mắm chưng lắm, đã tam tứ lần mua đủ chủng loại thực phẩm làm thử món nhà quê này mà nó vẫn không ra món mắm chưng, ra hàng cơm mua về thì họ cũng độn thứ gì đó ăn không ngon. Không lẽ mỗi lần muốn ăn lại phải đi xe về miền Tây? Rất may, tôi được người bạn tặng một hộp thực phẩm mắm chưng. Tôi thoáng nghĩ tưởng gì mắm chưng đóng hộp chắc không bằng trình độ nghiệp dư của tôi nấu, bỏ xó bếp chừng tuần sau trời mưa chẳng có gì ăn, tôi mang hộp mắm chưng ra ăn thử cho biết, ăn xong các cháu vẫn thòm thèm nói có một hộp ít qúa nhắc tôi nếu đi siêu thị mua nhiều vào. Không ngờ mắm chưng đóng hộp hương vị lại ngon đến vậy, chẳng phải mất thì giờ mua sắm, lỉnh kỉnh mấy thứ dao thớt chế biến mà vẫn được ăn món mắm chưng đích thực của “nhà quê” Nam bộ. Béo từ thịt, thơm từ cá, bùi từ lòng đỏ trứng muối khiến cho miếng cơm trong miệng trở nên ý nghĩa với cuộc sống vô cùng, dù người ăn có địa vị đẳng cấp nào trong xã hội khi ăn mắm chưng thì không thể không cảm nhận được hương vị rất bắt miệng của mắm chưng.
Vì lạ miệng nên suốt hai tuần đầu cả nhà cũng đồng ca bản “mắm chưng”, nhưng hên cái là gia đình tôi không phải dùng “bộ gõ” như mấy chú sinh viên bên cạnh nhà, mà “dinh” từ siêu thị về. Mắm chưng thay vì hấp trong tô nay được nhà sản xuất đóng hộp, vừa thuận tiện vừa hợp vệ sinh, riêng tôi rất vui như phát hiện ra một món ăn mới. Kiều bào có thể mang hương vị Nam bộ từ món mắm chưng đóng hộp về cho gia đình ở phương xa cùng thưởng thức. Mọi người sẽ lại thấy hình bóng người nông dân vấn khăn rằn trên đồng ruộng, bên ao cá quê nhà mà nhớ da diết tiếng vịt bơi lội với tiếng kêu cạp cạp giữa trưa hè từ món ăn truyền thống của miền Tây Nam bộ này.
Theo MonngonSaigon.com