‘Khoác áo’ XO cho món cơm chiên thân quen trưa cuối năm

Từ món cơm chiên thân quen, đầu bếp đã ứng dụng thêm sốt XO và các loại hải sản để tạo thành món ăn cao cấp, phù hợp cho bữa trưa ngày cuối năm.

Bạn đang đọc: ‘Khoác áo’ XO cho món cơm chiên thân quen trưa cuối năm

‘Khoác áo’ XO cho món cơm chiên thân quen trưa cuối năm
Thông thường, bữa tiệc giao thừa cuối năm cùng bạn bè, người thân luôn có nhiều điều bất ngờ và món ăn hấp dẫn. Vậy nên, bữa trưa chỉ cần hộp cơm chiên nhanh gọn để sức sum vầy dịp tối. Theo đó, Trưa nay ăn gì chọn hình thức cơm đem chiên, kết hợp cùng một số loại hải sản và dùng “sợi dây” kết nối hương vị là sốt XO.

Trong ẩm thực Trung Hoa, sốt XO xuất hiện khá nhiều ở các món chiên xào bởi vị đậm đà từ các nguyên liệu, gia vị tạo sốt. Cụ thể, sốt gồm thịt cá, tôm, sò điệp, hải sản khô băm nhỏ rồi trộn cùng tỏi, ớt, hành… Chính sự đa dạng này mà sốt thường chỉ phục vụ ở những nhà hàng cao cấp hoặc đầu bếp chuyên món Hoa thực thụ.

Cơm chiên tôm hùm baby sốt XO: Chọn loại hải sản cao cấp là tôm hùm, đầu bếp như muốn tạo nên sự chỉn chu từ hương vị cho đến hình thức trình bày. Từng con tôm hùm baby được chia làm đôi, xào cùng sốt XO đậm vị và cuối cùng là cho thêm cơm vào xào đến khô rang. Ở một số nhà hàng, họ còn cho thêm bào ngư xào chung để tăng thêm giá trị cho món cơm chiên này. Giá tham khảo: 500.000 – 700.000 đồng/phần.

Cơm chiên cua nguyên con sốt XO: Thay vì chọn tôm như món cơm trên thì đầu bếp thay thế bằng thịt cua. Nhưng độc đáo hơn ở chỗ sử dụng cua nguyên con xào cơm thay vì là rút lấy thịt để xào. Để thịt cua thấm vị, người nấu sẽ đ.ập bỏ một số phần vỏ cua ở các vị trí khác nhau để gia vị thấm đều. Cuối cùng, cho ít sốt XO vào xào thêm vài phút là món ăn hoàn thành. Giá tham khảo: 300.000 – 500.000 đồng/phần.

Cơm chiên mực sốt XO: Dù có vị tanh đặc trưng nhưng nếu sơ chế khéo léo thì thịt mực lại là thực phẩm quan trọng trong nhiều món ăn vùng miền. Với cơm chiên hôm nay, mực được sơ chế, cắt khoanh rồi xào với sốt XO. Thành phẩm đĩa cơm hài hòa về cả màu sắc và hương vị, hợp lý cho những ai không dùng được tôm hay cua. Giá tham khảo: 200.000 – 300.000 đồng/phần.

Bữa trưa cuối năm đã gần đến, mọi người có thể chọn lấy một trong ba món cơm chiên kể trên hoặc nhóm bạn đông người thì gọi cả ba món và chia nhỏ để cùng thưởng thức.

Trưa nay ăn gì: Thỏa vị Trung Hoa cùng món mì Triều Châu

Ẩm thực từ sợi mì là một phần văn hóa không thể thiếu của người Hoa, trong đó, món mì nấu theo phong vị người Triều Châu có sự đặc sắc, khó lẫn với các món mì truyền thống khác.

Tìm hiểu thêm: [Chế biến]- Đọt cải muối chua ngọt

‘Khoác áo’ XO cho món cơm chiên thân quen trưa cuối năm

>>>>>Xem thêm: Hấp mực đừng dùng nước lã, sử dụng thứ nước này mực giòn ngọt, không tanh


Tại khắp các nẻo đường ở TPHCM, thực khách có thể dễ dàng bắt gặp một tiệm mì Trung Hoa với xe gỗ là điểm nhấn về trang trí và chứa đựng nguyên liệu. Theo đó, món mì truyền thống được bày bán nhiều là sợi vàng làm từ bột mì và trứng dùng kèm xá xíu, hoành thánh, cật heo. Tuy nhiên, hôm nay vẫn là món mì người Hoa nhưng mang phong vị Triều Châu lạ miệng từ cách thưởng thức cho đến lạ mắt về các nguyên liệu nấu kèm.

Cụ thể, mì Triều Châu không chỉ dừng lại ở thức ăn kèm như mì truyền thống mà nó còn có thêm lạp xưởng, trứng cút, cải chua. Trong đó, lạp xưởng được áp chảo qua để có độ giòn ở mặt ngoài, hoành thánh thì gói dạng dẹt và đem chiên giòn. Còn lại trứng cút, thịt xá xíu, cải chua xếp gọn gàng cùng nhau để tạo nên “bức tranh màu sắc” cho tô mì.

Có một điểm nhấn nữa ở mì Triều Châu là họ không nấu theo kiểu món nước mà nấu kiểu món khô, có ít nước sốt để trộn mì. Đặc biệt, một số tiệm mì chiều lòng thực khách Việt còn chuẩn bị thêm chén nước súp để những ai có thói quen dùng món có chén nước dùng sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.

Trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa, có một số món ăn làm từ mì được xếp vào nhóm “”Thập đại”, bao gồm cả độ ngon và câu chuyện văn hóa phía sau nó. Đó là mì bò Lan Châu, mì tương đen Bắc Kinh, mì cắt Sơn Tây, mì Dan Dan Tứ Xuyên, mì lạnh Diên Cát, mì hầm Hà Nam, mì Hàng Châu Phiến Nhị Xuyên, mì Côn Sơn, mì khô nóng Vũ Hán và mì nắp nồi Trấn Giang.

Nhắc đến sợi mì Triều Châu, có nơi sử dụng mì vàng truyền thống nhưng có nơi lại tự làm mì thủ công để níu chân thực khách nhớ đến tiệm ăn của mình. Hơn thế nữa, sợi mì Triều Châu phải có độ giòn nên người nấu thường trụng mì nhanh qua nước sôi, vớt ra ngâm qua nước lạnh rồi để ráo.

Cuối cùng, khi thực khách gọi món, người bán sẽ tuần tự làm theo các bước trụng mì, cho nguyên liệu xếp lên mặt trên rồi dọn lên kèm chén nước súp. Một số nơi bán còn cho thêm bò viên, thịt bò tái để tạo sự mới lạ hơn cho món ăn.

Nếu như bạn đã quá quen vị món mì truyền thống của người Hoa thì hãy thử một lần thưởng thức mì Triều Châu giới thiệu ngày hôm nay. Từng sợi mì dai giòn được áo đều lớp sốt, dùng đến đâu thì gắp thêm ít thức ăn kèm rồi húp vài muỗng nước sốt là đã trọn vị cho bữa trưa quốc tế ngày thứ Sáu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *