Sau Covid-19, Thái Lan là lựa chọn quay lại của nhiều khách Việt. Đặc biệt, nhiều du khách truyền tai nhau “lần này đến Thái nhất định phải thưởng thức sườn cay”.
Bạn đang đọc: Vi vu đất Thái, phải thử sườn cay
Sườn cay khổng lồ hay còn được gọi là Laeng Saeb là món ăn không chỉ được yêu thích bởi người dân địa phương mà còn gây tò mò với các du khách khi đến Thái Lan.
Du khách có thể thấy món ăn này ở các khu chợ hay được phục vụ trong các nhà hàng nhưng địa chỉ nổi tiếng nhất là khu chợ Rod Fai Ratchada, nằm ngay sau quảng trường Season.
Anh Tâm, một du khách từ TPHCM, cho biết rất háo hức đến Thái Lan để thử món sườn cay vì anh nghe bạn bè sau khi đến Thái kháo nhau món này rất ngon. Ảnh: Rita Nguyễn
Từ 18:00 giờ trở đi cửa hàng này rất đông khách nên đôi khi du khách phải xếp hàng và chờ đợi 30 phút đến 1 tiếng. Tại đây sườn cay khổng lồ được chia làm bốn : M, L, XL và XXL, tùy thuộc vào số lượng người cũng như sức ăn của thực khách.
Nguyên liệu chính là xương và sườn heo, được ninh nhừ, mềm trong miệng nhưng vẫn giữ được độ ngọt của món ăn. Những tảng sườn to, được xếp chồng lên nhau trên những chiếc đĩa, sau đó sẽ được rưới phần sốt cùng thật nhiều ớt xanh. Nếu không ăn được cay, du khách nên dặn nhân viên trước khi gọi món.
Nếu đi đông người, hãy gọi một phần Laeng Saeb cỡ XXL với giá khoảng 599 baht (tương đương khoảng 450.000 đồng). Phần ăn này phù hợp cho các nhóm bạn từ bốn người trở lên là đủ. Trước khi ăn, hãy dùng muỗng rưới phần nước sốt lên sườn để thêm phần đậm đà. Ngoài ra, thực khách có thể dùng cơm trắng với sườn cay.
Trên các chuyến bay, ngồi cùng đoàn, lần nào HDV Anh Tuấn cũng bật cười khi nghe khách bảo đến Thái là phải thử món sườn cay. Anh nhiệt tình dẫn khách đến các nhà hàng hoặc khu chợ đêm để thưởng thức món này.
Tìm hiểu thêm: Làm thao tác này trước khi nướng gà, nhìn tưởng kỳ cục nhưng điều kỳ diệu xảy ra chỉ sau ít phút
Ảnh: An Nhiên
Nhiều du khách cho rằng, muốn thử món này thì phải đi nhóm đông người. Vừa ăn vừa hít hà, và uống bia Thái sẽ khiến không khí cuộc chơi vui hơn.
Để tìm đến chợ Rod Fai Ratchada, cách nhanh nhất là bắt taxi hoặc grab, du khách sẽ được chở đến tận chợ. Hoặc khách tham quan có thể sử dụng phương tiện công cộng trong chuyến du lịch Thái Lan, phổ biến nhất là BTS (tàu điện trên cao) hoặc MRT (tàu điện ngầm).
Từ Bangkok, du khách đến trạm Nana trên tàu điện BTS để mua vé và đi đến Sala Daeng, từ Sala Deang bắt tiếp tàu điện ngầm MRT tới điểm dừng là trung tâm văn hóa Thái Lan và ra ở cổng số 3 để ra chợ Rod Fai Ratchada một cách nhanh nhất.
Chợ đêm Rod Fai nổi tiếng sở hữu nhiều gian hàng đồ thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm, quần áo thời trang và phụ kiện vô cùng hợp mốt. Nhưng trên hết, Rod Fai thu hút đông đảo người đến tham quan vì nơi đây là “thiên đường ẩm thực”, du khách gần như có thể tìm thấy mọi món ăn đặc trưng của Thái Lan.
Trưa nay ăn gì: Ngon từ thịt, ngọt từ xương cùng hủ tiếu xương ống heo
Theo trào lưu ẩm thực Thái Lan với món sườn cay khổng lồ, phần xương ống heo được quán ăn tận dụng chế biến thành món hủ tiếu xương ống ăn rất bắt vị, ngon không kém cạnh hủ tiếu sườn.
>>>>>Xem thêm: Bánh khoái tép Thanh Hóa
Thời gian gần đây, ẩm thực Thái Lan gây sốt cộng đồng ẩm thực bởi những món ăn cay nhiều và siêu to. Phải kể đến trong đó là sườn cay Thái Lan, gồm những cây sườn có độ lớn như bắp tay người. Qua bàn tay đầu bếp Việt, họ chọn thay thế sườn heo bằng phần xương ống heo không chỉ gồm thịt xung quanh ống mà còn là phần tủy béo bùi bên trong.
Hôm nay, Trưa nay ăn gì vẫn chọn xương ống nhưng không phải cách chế biến sườn cay mà là nấu thành món hủ tiếu thân quen. Trong các loại sợi bánh cho món nước, hủ tiếu phổ biến bởi nó trung hòa vị thơm như sợi phở mà sợi bánh mỏng như bún gạo.
Tùy theo mỗi lò sản xuất mà sợi hủ tiếu có hai dạng là mềm và dai. Sợi hủ tiếu dai xuất hiện thường trong các món hủ tiếu bình dân, còn sợi hủ tiếu mềm linh hoạt hơn cho quán ăn nấu món nước, xào, chiên giòn. Đặc biệt, theo xu hướng ăn uống lành mạnh, một số nơi còn chế biến hủ tiếu từ gạo lứt hoặc pha trộn màu xanh từ hoa đậu biếc.
Một số món canh dùng xương ống heo: canh bắp hầm, canh hạt sen bí đỏ, canh củ cải, canh đu đủ, canh bí đao, canh susu, canh khoai sọ, canh măng khô, canh dưa cải…
Về xương ống heo, đây là phần xương lấy từ xương đùi trước hoặc đùi sau. Đặc điểm nhận dạng của phần xương này là xung quanh còn dính ít thịt, phần khớp đầu có lớp sụn trắng bao bọc. Trong khi đó, bên trong xương ống lại là phần tủy thơm béo, nhiều chất dinh dưỡng nên thực khách ưa chuộng xương ống là vì vậy.
Thông thường, các quán ăn dùng xương ống để hầm lấy nồi nước dùng. Từ nồi nước dùng này có thể chia nhỏ để nấu các món canh cho cơm trưa văn phòng hoặc để nguyên nồi bán như món hủ tiếu nước. Theo đó, hủ tiếu xương ống có hai phiên bản là khô và nước.
Chọn món nước, quán ăn sẽ chan trực tiếp nước dùng vào tô hủ tiếu và bỏ các nguyên liệu còn lại vào, dọn lên kèm đĩa rau. Chọn cách ăn khô thì quán ăn trụng hủ tiếu, trộn với nước sốt, xương ống để riêng trong chén nước lèo. Dù là cách thưởng thức nào thì mọi người nhớ pha chén nước chấm gồm xì dầu, dầu hào thêm vài lát ớt cho ai ăn cay.
Không quá nhiều thịt như hủ tiếu sườn non hay đa dạng vị như hủ tiếu thập cẩm, món hủ tiếu xương ống thu hút thực khách bởi cảm giác rỉa từng miếng thịt trên xương rồi sau đó chan ít nước dùng vào ống và hì hụp húp phần nước tủy ra.