Món ăn về nhím không xuất hiện theo kiểu đại trà, nhiều nhan nhản trong thực đơn các nhà hàng. Bởi vậy, có một nhà hàng chuyên nhím quả là điều thú vị với những ai ưa của hiếm, đồ lạ.
Bạn đang đọc: Ngon lạ thịt nhím ở Hà Nội
Mang tên Thảo Nguyên, nhà hàng này nằm trên phố Trung Yên – con phố mà cách đây vài năm còn “mông muội” và quá đỗi xa lạ với nhiều người. Nhưng giờ nó đã trở nên sầm uất, đông đúc hơn khi liên tục mọc lên nhiều nhà hàng, cà phê, karaoke để phục vụ cho nhu cầu ăn chơi, giải trí của khối công sở và người dân quanh đây. Thậm chí Thảo Nguyên cũng sẽ dễ bị “chìm nghỉm” trong một rừng nhà hàng như thế nếu không có điểm nhấn là thịt nhím độc đáo.
Nơi này có khoảng hơn chục món về nhím, đều dao động từ 200-300.000 đồng. Ai chưa từng thưởng thức thịt nhím thì có thể cho rằng cái giá đó quá chát, nhất là khi bạn trông thấy nhân viên bưng đồ ăn ra, món nào món nấy tuy trình bày đẹp nhưng chỉ “toen hoẻn” chút xíu, lọt thỏm trong chiếc đĩa như quá đỗi thênh thang. Tuy nhiên, nếu “sành điệu” một chút, bạn sẽ dễ dàng hiểu rằng đã gọi là đặc sản thì không thể rẻ và “đầy tú hụ” được, cách thưởng thức cũng phải nhẩn nha, chậm rãi để cảm nhận cái ngon của món ăn. Hơn nữa, giá thành giống nhím rất cao – 600-700.000 đồng/kg, nên anh chủ nhà hàng thậm chí còn rất tự hào rằng: “Bọn anh có trang trại nuôi nhím nên ăn nhím ở đây chắc chắn là rẻ nhất Hà Nội!”.
Nhím có ưu điểm là thịt nạc, chắc, thơm, hầu không có mỡ, lớp bì dày nhưng giòn nên chế biến theo phong cách nào cũng ngon. Tại đây, thịt nhím được làm thành nhiều món phong phú, hấp, nướng, xào lăn, hầm, rang muối… Trong số đó, có thể điểm mặt một số món được thực khách ưa chuộng nhất.
Đầu tiên là nhím hấp cuộn lá lốt. Món này chỉ vừa xuất hiện hẳn sẽ khiến các chị em mê khi nhìn thấy đĩa lá lốt, đồ ghém với bánh đa nem. Đó là món để các chị em thi nhau trổ tài “cuốn chấm” rồi tận hưởng cái vị thịt nhím hơi dai dai, giòn và đậm đà, kết hợp cùng một chút chua cay mát như dứa, gừng, dưa chuột… Quả là ăn mãi không biết chán. Đặc biệt, ở đây có thứ xì dầu rất đậm đặc, sánh mà thơm, chấm với nhím cuộn lá lốt càng khiến món ăn thêm lôi cuốn. Ngoài ra thịt nhím hấp cũng là món dành cho những ai hay đa nghi, luôn tự hỏi: “Liệu có đúng mình đang được ăn thịt nhím”. Vậy thì câu trả lời nằm ở những miếng thịt nhím có lớp bì với “hoa văn” đặc biệt là vết lông nhím đã được sơ chế cẩn thận. Một món ăn mà cảm nhận bằng nhãn quan thôi cũng đã thấy đủ màu sắc và thú vị.
Thịt nhím hấp cuốn lá lốt
Miếng thịt nhím có lớp bì với “hoa văn” đặc biệt
Đây là món ăn để các chị em trổ tài cuốn chấm rất vui tay, vui miệng
Ăn cùng thứ xì dầu rất sánh và đậm đặc của nhà hàng
Kế đó là nhím nướng Thảo Nguyên. Đúng với đặc trưng của đồ nướng là thơm ngon, hợp khẩu vị với bất kì ai nên đây cũng là một trong những “món tủ” của nhà hàng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ăn món này thì phải chịu khó chờ đợi. Nhím nướng ở đây không làm theo tác phong công nghiệp mà phải cầu kì nướng bằng than hoa, nhờ thế nó mới có độ thơm, giòn, dậy mùi. Nhâm nhi thịt nhím nướng chấm với thứ gia vị độc đáo của người dân tộc – mắc kén, hẳn ai ăn xong cũng gật gù “bõ công chờ đợi và rất đáng đồng t.iền bát gạo”.
Thịt nhím nướng…
Tìm hiểu thêm: Cách làm bánh bột mì luộc ngon, mềm dẻo và lạ miệng
… chấm với mắc kén – thứ gia vị rất thơm và đặc của người dân tộc
Ngoài ra, tại đây có một món canh rất đặc biệt mà hầu như khách nào tới nhà hàng, anh chủ cũng khuyên bạn nên dùng thử cho đúng điệu – canh lá đắng. Đó đơn giản là thứ canh được nấu từ dạ dày nhím với lá đắng – loại lá chỉ có trên miền núi Tây Bắc. Đúng như cái tên, phản ứng đầu tiên của nhiều người khi nếm thử canh đắng sẽ là… nhăn nhó thốt lên: “ Sao đắng thế?”. Nhưng chỉ ngay sau đó thôi, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm trên đầu lưỡi. Hơn nữa, những ai am hiểu một chút thì đều biết rằng dạ dày nhím là một trong những vị thuốc bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh dạ dày rất tốt. Còn với một bữa thịt nhím ngon miệng, nó là món khai vị độc đáo, thanh mát và đặc biệt giải rượu hiệu quả cho các khách nhậu.
Canh lá đắng dạ dày nhím
Chỉ với vài ba món để trải nghiệm nhưng hẳn nhiều người cũng phải công nhận thịt nhím xứng đáng được gọi là đặc sản khi nó không chỉ bổ, ngon mà còn thú vị.
Có lẽ nơi đây rất thích hợp cho những ai có nhu cầu khám phá món mới lạ hoặc để bạn chiêu đãi đối tác làm ăn, hay đơn giản chỉ là ghi điểm với sếp bằng độ “tinh tế và sành sỏi” của mình.
Thịt nhím xào lăn
Xôi nếp nương – thứ có thể làm món “chốt hạ” cho bữa thịt nhím của bạn
Đến đây, thi thoảng anh chủ nhà hàng “hứng lên” sẽ tặng cho khách hàng vài chiếc lông nhím khá đẹp mắt.
Hoặc nếu ai đó hiếu kì, anh cũng có thể dẫn họ lên trên tầng thượng để tận mắt xem nhím nuôi của nhà hàng.
Địa chỉ: Số 6, Lô 4C, Vũ Phạm Hàm, KĐT Trung Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
HOÀNG NHI
Theo Infonet
Lạp xưởng bò
Lạp xưởng bò (còn gọi lạp bò), là sản phẩm của người Kinh ở An Giang phát triển và nâng cao từ món ngon “tung lò mò”, đặc sản truyền thống nổi tiếng của đồng bào Chăm ở An Giang.
>>>>>Xem thêm: Món canh bổ dưỡng dễ nấu, giúp làn da thêm căng mịn
Để có món “tung lò mò”, dùng thịt bò vụn sau khi loại bỏ hết gân và bầy nhầy, xắt nhuyễn, bằm chung với mỡ bò, trộn đều với tiêu, tỏi, bột ngọt, đường cùng một vài gia vị bí truyền. Thịt trộn xong, để thấm, dồn vào ruột bò đã cạo rửa sạch bên trong, phơi hơi se, thắt từng khúc dài khoảng 3 đốt ngón tay, phơi chừng ba nắng. Bí quyết để “tung lò mò” ngon, theo người Chăm, phải có cơm nguội trộn vào trong thịt, nướng ăn có vị chua đặc trưng.
Ở An Giang, lạp xưởng bò được sản xuất và bán phổ biến tại Phũm Xoài (TX.Tân Châu), nhiều nhất là xã Vĩnh Trung (H.Tịnh Biên), thế nhưng không ngon bằng lạp xưởng bò Tri Tôn. Nhìn khoanh lạp xưởng bò trắng ngà nằm phơi mình trên bếp than hồng lúc cuộn lên làn khói trắng thơm phức, rồi từ từ ửng màu đỏ hấp dẫn, tôi nhớ ngay đến khúc lạp xưởng bò bán dạo năm xưa. Chấm miếng lạp xưởng bò vào chén muối tiêu, cắn một cái, tôi nghe tổng hòa hợp âm ẩm thực đầy cuốn hút.
Một cụ bà gần 80 t.uổi cho biết, gia đình bà bán đặc sản này tại Tri Tôn đã mấy chục năm qua. Bà khoe làm một lần 40 kg, bán trong 2 ngày. Bán từ 16 giờ tới 21 giờ. Lạp xưởng bò của bà không phơi nắng cho khô mà để tươi, nướng tới đâu bán tới đó. Khách phải chịu khó đứng chờ. Được vậy là vì lạp xưởng bò được làm từ bắp, sụn, nạc, đùi lóc từ xương bằm nhỏ, trộn với một ít mỡ bò, ngũ vị hương, tiêu, tỏi, bột ngọt, chút rượu và đường. “Bao bì” cho lạp xưởng bò của bà được chọn từ ruột bò, cạo cho đến khi mỏng vừa, rửa thật sạch, không dai khi nướng chín. Điểm quan trọng là gia đình bà không dùng cơm nguội.
Bò miệt Tri Tôn thì được người đời khen tặng là “số một”, lại nữa nó là loại thịt mới xả còn tỏa hơi nóng. Thêm một ưu điểm nữa là ngũ vị hương ướp lạp xưởng bò có thể là một loại gia vị đặc trưng của Tri Tôn mà tôi đã thưởng thức trong món lạp xưởng bò từ gần mười năm trước. Loại ngũ vị hương này ngoài mùi thơm dìu dịu còn có vị ngọt quyến rũ, hơn hẳn ngũ vị hương bán từng gói ngoài tiệm tạp hóa có mùi không mấy thơm lại hăng hắc đắng. Cắn miếng lạp xưởng bò của bà cụ này, tôi nghe sướng toàn bộ các chân răng. Vì, ngoài thịt bò mềm mại còn có tiếng xừn xựt của sụn bò, cảm giác như tất cả được xắt từng miếng vuông nhỏ, tạo khoái cảm khi nhai.
Để có khúc lạp xưởng bò ngon, theo bà cụ, nướng cũng là công phu mà con cháu bà không ai thực hiện được. Bí quyết đó là than đ.ập nhỏ cho ngọn lửa lúc nào cũng đỏ đều, khiến cho khoanh lạp xưởng chín đều từ ngoài vào sâu trong ruột, không bị “sượng”. Vì có khá nhiều đường nên muốn mua lạp xưởng bò của bà đem đi xa, phải được nướng sơ, đến nhà để trong tủ lạnh được cả tuần, khi muốn ăn nướng hoặc chiên.
Theo TNO