Đường thốt nốt là loại đường đặc sản nổi tiếng của An Giang, được nấu từ mật hoa và quả của cây thốt nốt. Với vị ngọt thanh, không gắt, loại đường này mang đến cho món ăn hương vị đặc trưng, thơm ngon.
Tên gọi “thốt nốt” có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “th’not”. Dân địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt nốt riết thành quen. Cây thốt nốt gắn chặt với đời sống người Khmer. Tất cả những bộ phận của cây thốt nốt đều được bà con tận dụng, từ thân tới lá, quả.
Câu chuyện làm ra đường từ cây thốt nốt này là cả một huyền thoại được đồng bào Khmer truyền tụng qua nhiều đời. Chuyện kể rằng, có một người đàn ông Khmer buổi trưa chăn bò nằm ngả lưng dưới tán cây thốt nốt nghỉ trưa. Đang thiu thiu ngủ thì ông cảm thấy có những giọt nước ngọt lịm trong lành tí tách rơi xuống mặt mình. Tò mò, muốn biết những giọt nước ấy từ đâu xuất hiện, trong khi bầu trời lại không mưa, ông bèn leo lên cây thốt nốt thì phát hiện, những giọt nước rơi xuống ban nãy xuất phát từ đọt hoa thốt nốt bị gãy ngang.
Ông vội vàng mang ống tre đựng nước uống của mình lên hứng những giọt nước do trời ban tặng đem về nhà khoe với vợ con.
Nước thốt nốt để lâu ngày sẽ bị lên men chua không dùng được, đồng bào Khmer mới nghĩ cách chế biến thành đường tán như hiện nay.
Quá trình làm nên đường thốt nốt rất công phu. Ảnh minh họa: IT
Phần nước lấy từ trong quả thốt nốt chính là nước đường lỏng. Sau quá trình chế biến sẽ tạo thành những khối đường cứng, màu vàng đẹp mắt. Trung bình cứ 4 lít nước thốt nốt sẽ làm được 1kg đường thốt nốt.
Quy trình căn bản nhất là từ tháng 11 đến đầu tháng 5 là mua thốt nốt nở rộ bông, cho lượng nước thốt nốt nhiều nhất nên trong khoản thời gian này người dân An Giang tiến hành sử dụng ống dẫn nước hoặc can nhựa leo lên cây thốt nốt lấy nước từ các buồn hoa.
Đường thốt nốt có vị ngọt thanh, không gắt, được dùng để thay thế đường tinh luyện trong chế biến món ăn, mang đến cho món ăn của bạn một hương vị đặc trưng, thơm ngon, khó cưỡng. Cắn một miếng đường và cảm nhận vị ngọt của nó lan tỏa trong miệng ta mới hiểu được tại sao đường thốt nốt lại được nhiều người yêu thích đến vậy.
Bên cạnh vị ngon, ngọt, đường thốt nốt còn mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày; giúp đào thải các độc tố trong cơ thể, thanh lọc cơ thể hiệu quả; phòng ngừa bệnh thiếu m.áu nhờ vào lượng sắt dồi dào có chứa trong đường; có chất chống oxy hóa giúp phòng chống các bệnh ung thư.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng các khoáng chất trong thốt nốt cao gấp 60 lần với đường cát trắng truyền thống. Ảnh minh họa: IT
Vào năm 2013, đường thốt nốt nằm trong Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố. Tại An Giang, có nhiều làng nghề truyền thống nấu đường thốt nốt vẫn phát triển ổn định. Nếu có dịp đến đây, bạn đừng ngần ngại tham quan quá trình làm nên món đặc sản này và mua về làm quà nhé.
Top 3 món bánh bò thơm ngon làm từ nguyên liệu đơn giản
Bánh bò là món ăn tráng miệng hay ăn vặt dân dã mang đậm phong vị Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Thông thường, loại bánh này được làm từ bột gạo, đường, men…
Tùy thuộc vào từng địa phương và khẩu vị mà người ta biến tấu ra nhiều hương vị khác nhau. Sau đây, xin mời bạn cùng khám phá 3 cách làm bánh bò siêu ngon từ nguyên liệu đơn giản.
1. Bánh bò thốt nốt
Có thể bạn đã biết, bánh bò thốt nốt là món ăn trứ danh của miền tây, xuất xứ từ vùng đất An Giang. Để giúp món bánh bò thông thường trở nên hấp dẫn và thơm ngon hơn, người dân An Giang đã cho thêm đường thốt nốt vào bánh. Vị ngọt của đường thốt nốt giúp món bánh thanh ngọt và bổ dưỡng hơn. Tin rằng, chỉ cần một lần thưởng thức bạn sẽ nhớ mãi không quên.
Bánh bò thốt nốt – Món ăn đặc sản xuất xứ từ An Giang. Ảnh Internet
1.1. Dụng cụ và nguyên liệu cần có
Dụng cụ: khuôn đúc bánh, rây bột, phới trộn, lò nướng
Đường thốt nốt: 350 gram
Trứng gà: 5 quả
Nước cốt dừa: 500 gram
Bột gạo: 9 gram
Bột năng: 240 gram
Bột nở: 9 gram
Hương vani: 1-2 ống
Bơ lạt: 50 gram
Nước: 100 ml
Đường cát
1.2. Bí quyết làm bánh
Bước 1: Sử dụng rây lọc để lọc bột năng và bột gạo. Sau khi lọc, bạn thu được lượng bột mịn, tiến hành cho 2 loại bột vào tô và trộn đều chúng lại với nhau.
Rây bột để bột mịn hơn khi vào bánh. Ảnh Internet
Bước 2: Cho khoảng 40 ml nước, 1 muỗng cà phê đường cát và bột nở vào tô. Sau đó, trộn đều và đem ủ khoảng 10 phút.
Bước 3: Đặt nồi lên bếp, cho 350 gram đường thốt nốt đã được giã nhuyễn vào (nếu đường nhỏ có thể để nguyên miếng). Sau đó, cho tiếp 20 gram nước cốt dừa vào sên cho đến khi hỗn hợp sệt lại. Ở bước này, bạn nên sên đường và nước cốt dừa trên lửa nhỏ, khuấy liên tục để tránh bị cháy. Chờ cho hỗn hợp có màu cánh gián thì cho tiếp 480 gram nước cốt dừa còn lại vào nồi. Tiếp tục trộn đều và tắt bếp. Lúc này, bạn cần chia hỗn hợp thành 2 phần (phần lớn và phần nhỏ khoảng 170 gram) và để nguội.
Sênh đường thốt nốt. Ảnh Internet
Bước 4: Sử dụng rây để lọc cặn phần hỗn hợp nước cốt dừa đường thốt nốt (phần lớn). Sau đó, cho hỗn hợp vào tô bột (ở bước 1) và trộn đều lên. Tiếp theo, đem tô bột đi ủ ở nơi có nhiệt độ từ 30 – 35 độ C khoảng 90 phút.
Bước 5: Đ.ập 5 quả trứng gà cho vào tô rồi khuấy đều (chỉ nên khuấy nhẹ, không nên để tạo bọt khí). Sau đó, lọc qua rây khoảng 2 lần để trứng mịn hơn. Tiếp theo, cho trứng vào hỗn hợp bột đã ủ (ở bước 4) và trộn đều lên.
Cho trứng vào hỗn hợp bột đã ủ và trộn đều lên. Ảnh Internet
Bước 6: Dùng phần đường thốt nốt nước cốt dừa (phần nhỏ 170 gram) trộn cùng tô bột nở đã ủ (ở bước 2). Tiếp theo, lọc các nguyên liệu qua rây lọc để giảm thiểu tình trạng vón cục. Sau đó, thêm 1 hoặc 2 ống vani để tạo hương. Cuối cùng, trộn tất cả nguyên liệu vào nhau để tạo thành hỗn hợp bột trước khi nướng.
Đường thốt nốt giúp tăng hương thơm và độ ngọt cho bánh. Ảnh Internet
Bước 7: Bật lò nướng và làm nóng ở nhiệt độ khoảng 165 độ C. Sau đó, đặt khuôn đút bánh vào lò (khuôn rỗng) trong khoảng 10 phút để làm nóng khuôn. Tiếp theo, dùng cọ phết 1 lớp bơ mỏng vào khuôn và tiếp tục cho khuôn vào lò làm nóng khoảng 10 phút nữa. Sau đó, cho bột vào khuôn (chỉ nên cho khoảng 1/2 khuôn để tránh tình trạng bánh nở trào ra ngoài). Điều chỉnh nhiệt độ nướng bánh theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: nướng trong vòng 30 phút ở nhiệt độ 165 độ C
Giai đoạn 2: nướng khoảng 10 phút ở nhiệt độ 155 độ C
Giai đoạn 3: nướng khoảng 10 phút ở nhiệt độ 135 độ C
Đổ bột vào khuôn và đem đi nướng. Ảnh Internet
Bước 8: Sau quá trình nướng, bạn nên quan sát độ nở và dùng 1 chiếc tăm để ấn vào bánh. Nếu bánh không dính vào tăm, có nghĩa bánh đã chín. Ngược lại, bạn cần để vào lò nướng thêm khoảng 5 phút nữa.
Mặc dù, quá trình làm phức tạp. Tuy nhiên, thành quả mang lại sẽ làm bạn vô cùng ngạc nhiên đó!
2. Bánh bò hấp truyền thống
Nếu không làm bánh bò đường thốt nốt , bạn có thể làm bánh truyền thống. Đây là món bánh t.uổi thơ của không ít người. Với cách thức chế biến đơn giản, nguyên liệu dễ tìm mua, món bánh đã được nhiều người “chinh phục” thành công. Sau đây là công thức cực kỳ đơn giản để giúp bạn hoàn thiện món bánh t.uổi thơ này
Bánh bò hấp truyền thống. Ảnh Internet
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn
Bột gạo: 200 gram
Đường cát: 150 gram
Nước cốt dừa: 200 ml
Vani: 1 ống
Men nở: 50 gram
Bột năng: 50 gram
Nước ấm: 210 mlGia vị: muối, mè rang
Dụng cụ: Nồi hấp
2.2. Cách làm bánh bò hấp truyền thống siêu đơn giản
Bước 1: Cho khoảng 50 gram đường, 2 muỗng canh nước ấm và 5 gram bột men nở vào tô. Sau đó, khuấy đều và ủ bột khoảng 10 phút. Tiếp đến, đặt nồi lên bếp, cho khoảng 200 ml nước cốt dừa, 100 gram đường, 1 ống vani và 1/2 muỗng cà phê muối vào nồi. Sên hỗn hợp trên lửa nhỏ cho đến khi sôi thì tắt bếp.
Bước 2: Cho 50 gram bột năng, 200 gram bột gạo vào tô. Sau đó, cho nước lạnh vào khuấy đều và tiến hành nhào bột cho đến khi thành khối dẻo là được. Tiếp theo, cho hỗn hợp men nở đã ủ 10 phút vào tô bột, trộn đều và dùng màng bọc thực phẩm bịt kín miệng. Tiếp tục ủ hỗn hợp bột khoảng 7 – 10 tiếng.
Nhào bột làm bánh. Ảnh Internet
Bước 3: Đặt nồi hấp lên bếp, cho nước vào đun sôi. Sau đó, cho khuôn bánh vào nồi và làm nóng khoảng 5 phút. Tiếp theo, cho hỗn hợp bánh vào khuôn và hấp trong khoảng 40 phút. Cũng giống như làm bánh bò thốt nốt, để kiểm tra bánh chín chưa, bạn cần dùng chiếc tăm ấn vào bánh. Nếu bánh không dính vào tăm có nghĩa là bánh đã chín hoàn toàn.
Cho bột vào khuôn đã làm nóng và đậy nắp nồi lại để hấp. Ảnh Internet
Chỉ với 3 bước đơn giản như trên, bạn đã hoàn thành món bánh bò hấp truyền thống thơm ngon cho cả gia đình cùng thưởng thức rồi đấy!
3. Bánh bò lá dứa thơm ngon lạ miệng
Màu sắc tươi mới, hương thơm ngọt ngào cùng độ dẻo vừa phải chính là điểm thu hút của món bánh này. Để thực hiện thành công, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu và cách làm như sau
3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nước cốt dừa: 200 ml
Bột năng: 50 gram
Bột gạo: 200 gram
Bột men nở: 5 gram
Vani: 1 ống
Nước lọc: 210 ml
Đường cát: 150 gram
Nước cốt lá dứa: 30 ml
Gia vị: muốiDụng cụ: nồi hấp
Nguyên liệu cần có để làm món bánh bò lá dứa. Ảnh Internet
3.2. Các bước làm bánh bò lá dứa
Bước 1: Cho khoảng 2 muỗng canh nước ấm, 1 muỗng cà phê đường và 5 gram bột men nở vào tô. Sau đó, khuấy đều hỗn hợp và ủ trong khoảng 5 phút.
Pha men nở và ủ khoảng 5 phút. Ảnh Internet
Bước 2: Đặt nồi lên bếp, cho nước cốt dừa, đường cát, vani và 1 muỗng cà phê muối vào nồi. Nấu trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp sôi và hòa tan vào nhau thì tắt bếp.
Tiến hành nấu nước cốt dừa. Ảnh Internet
Bước 3: Nhào bột gạo, bột năng với nước lọc cho đến khi tạo thành khối dẻo. Sau đó, đổ tất cả nguyên liệu gồm hỗn hợp men nở, nước cốt dừa và nước cốt lá dứa vào. Tiếp theo, trộn đều hỗn hợp trong khoảng 10 phút và dùng 1 chiếc khăn ẩm phủ lên bột và ủ khoảng 7 tiếng.
Bước 4: Đổ nước vào nồi hấp và đun sôi. Sau đó, dùng cọ phết một lớp dầu ăn mỏng vào khuôn và cho vào nồi hấp khoảng 5 phút để làm nóng. Tiếp theo, cho toàn bộ hỗn hợp bột vào khuôn và hấp khoảng 15 – 20 phút. Để kiểm tra bánh chín hay chưa, bạn dùng chiếc tăm và thực hiện như cách làm của bánh bò hấp truyền thống là được.
Thành quả là món bánh bò lá dứa thơm ngon, ăn mãi không chán. Ảnh Internet
Chiếc bánh hoàn thiện sẽ có mùi thơm thanh mát của lá dứa. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, độ dẻo và mịn lại xôm xốp của bánh. Chỉ cần thưởng thức một miếng nhỏ, bạn sẽ cảm thấy muốn ăn cả khay bánh.
Với 3 cách làm bánh bò từ đơn giản đến phức tạp như trên, Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn tin rằng sẽ giúp bạn có thêm “bí quyết” làm bánh bò ngon. 3 công thức giúp bạn thay đổi món ăn vặt bình dân hấp dẫn cho cả gia đình. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé.