Cháo lòng Cái Tắc: Món ăn dân dã nhưng thực khách đã một lần thưởng thức là không dễ gì quên được

Thật là thiếu sót khi nhắc đến món ngon ở Hậu Giang mà lại bỏ qua món cháo lòng Cái Tắc. Cũng nấu từ gạo, cũng có tim, gan, phèo, phổi ấy, nhưng với sự nêm nếm khác biệt, cháo lòng Cái Tắc đã tạo ra nét rất riêng trong văn hóa ẩm thực Hậu Giang.

Sở dĩ món ăn này được gọi cháo lòng Cái Tắc vì được bán nhiều ở thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Cháo lòng Cái Tắc: Món ăn dân dã nhưng thực khách đã một lần thưởng thức là không dễ gì quên được
Tại Hậu Giang có hẳn một “phố” cháo lòng, khoảng bốn, năm quán nằm liền kề nhau. Ảnh minh họa: IT

Không biết cháo lòng Cái Tắc xuất hiện từ khi nào, chỉ biết nó là món ăn ngon không chỉ nổi tiếng trong tỉnh Hậu Giang mà còn vươn ra xa khắp các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Rất đông du khách đến từ các tỉnh, thành ĐBSCL,TP.HCM, thậm chí là Việt kiều khi có dịp đi ngang qua thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A), đã dành chút thời gian ghé lại để thưởng thức món cháo lòng thơm ngon này.

Mặc dù mỗi người có một cách nêm nếm khác nhau, mỗi quán có một hương vị riêng, nhưng khách không cần bận tâm, ghé vào quán nào cũng được vì tô cháo của quan nào cũng rất ngon. Về cách nêm nếm gia vị cho nồi cháo thì trừ người trong nhà. Người chủ quán luôn tránh né những câu hỏi tò mò của thực khách và giữ kín như một bí quyết gia truyền.

Cháo lòng Cái Tắc: Món ăn dân dã nhưng thực khách đã một lần thưởng thức là không dễ gì quên được
Khi thưởng thức món cháo lòng Cái Tắc bạn sẽ cảm nhận được cháo nấu rất nhừ và lỏng. Đầu bếp thường châm thêm nước vào nồi, giữ cho cháo lỏng. Ảnh minh họa: IT

Lúc nồi cháo sôi, họ cho huyết, thịt, phèo, phổi… vào, cho đến khi nồi cháo nhừ thì họ vớt những thứ đó ra để trên mâm, chỉ chừa lại những miếng huyết. Do người bán thường dùng vá quậy nồi cháo cho đều nên huyết cũng tan ra thành từng miếng nhỏ. Màu huyết hòa vào cháo, tạo nên màu trắng ngà ngà trông thật bắt mắt.

Bên cạnh vị thơm ngon, món ăn này còn được thực khách ưa thích bởi nước chấm. Các quán cháo lòng ở đây đều sử dụng nước mắm nhĩ thêm chút ớt tươi rồi vắt vào ít nước cốt chanh chấm cùng.

Cháo lòng Cái Tắc: Món ăn dân dã nhưng thực khách đã một lần thưởng thức là không dễ gì quên được
Một nét đặc trưng nữa của người miền Tây là khi ăn cháo thường gọi thêm bún hoặc bánh củ cải. Bánh này thực khách có thể xé miếng nhỏ rồi cho thêm vào tô cháo nhằm tăng thêm hương vị đậm đà. Ảnh minh họa: IT

Gắp một miếng lòng chấm vào chung nước mắm nhỉ có chút ớt bằm ngâm dấm, sẽ thấy hương vị bùi, thơm, ngon, ngọt thấm đẫm vị giác…

Cháo lòng Cái Tắc: Món ăn dân dã nhưng thực khách đã một lần thưởng thức là không dễ gì quên được
Cháo lòng ở Cái Tắc có nhiều giá bán cho thực khách tha hồ chọn lựa: tô bình dân 15.000 đồng, tô bình thường 20.000 đồng, tô đặc biệt 30.000 đồng và tô đặc biệt có thêm dĩa thịt lòng riêng là 40.000 đồng. Ảnh minh họa: IT

Nhất vị cháo lòng hơn 50 năm giữa lòng Sài Gòn

Được truyền qua nhiều thế hệ, xe cháo lòng của cô Xuân, quận 1 hơn 50 năm nay vẫn giữ nguyên vẹn hương vị như ngày đầu. Ngoài nguyên liệu tươi ngon, hương vị đặc trưng thì giá cả hợp lý cũng là điểm níu chân thực khách dù là bán ngay trung tâm thành phố.

Cháo lòng Cái Tắc: Món ăn dân dã nhưng thực khách đã một lần thưởng thức là không dễ gì quên được
Cô Xuân bên xe cháo lòng hơn 50 năm t.uổi của mình. Ảnh: Thanh Thu

Cô Xuân kể, xe cháo lòng của cô là tài sản “vô giá” được truyền từ bà ngoại (vốn là người gốc Hoa, có truyền thống buôn bán) từ năm 1960.

Mỗi ngày, cô đều đặn thức dậy vào lúc 5 giờ sáng để đi chợ và tìm mua nguyên liệu tươi ngon. Trước đây, cô thường lấy hàng từ mối quen nhưng sau này nhận thấy việc tự mình chọn nguyên liệu sẽ bảo đảm được các tiêu chí như vệ sinh, bảo đảm độ ngon món ăn và quan trọng là giá bán hợp lý hơn.

Nói là thế chứ nhiều khi cô phải tốn nhiều thời gian và công sức để đi lần lượt các ngôi chợ thân quen đến chọn nguyên liệu ưng ý nhất. Về lòng heo, da heo cần phải cạo sạch lông; phổi thì xử lý để không còn gân m.áu trong khi các bộ phận còn lại phải chắc chắn không còn chất nhầy, nếu không xe ảnh hưởng đến độ ngon món ăn. Thông thường, cô mất khoảng 3 giờ chỉ để luộc lòng heo nhằm bảo đảm độ giòn đều của lòng.

Cháo lòng Cái Tắc: Món ăn dân dã nhưng thực khách đã một lần thưởng thức là không dễ gì quên được
Các nguyên liệu được cô đích thân đi chợ và chọn mua để có tô thành phẩm cháo thơm ngon nhất. Ảnh: Thanh Thu

Trước đây tô cháo lòng của cô bán chỉ có phèo, sau này là có thêm các phần khác như da, phổi, gan, huyết, tim… để chiều lòng mọi khẩu vị của thực khách. Về cháo, cô chọn loại gạo dẻo thơm và rang lên trước khi nấu. Rồi khi nấu, cô chỉ dùng bột nêm chứ không dùng bột ngọt hay đường.

Trò chuyện cùng anh Công Tài, thực khách đang thưởng thức món cháo lòng hơn 50 năm này được hay anh là tín đồ của món ăn này. Theo đó, anh đã đi nhiều hàng quán cháo lòng để ăn mỗi khi “thèm”, vậy nhưng, ở đây anh ghé là thường xuyên nhất bởi hương vị cháo rất đặc trưng, lòng thì giòn sần sật trong khi giá bán một tô cháo chỉ 35.000 đồng. “Ở ngay trung tâm thành phố mà có tô cháo thơm ngon, vệ sinh với mức giá như thế này mình cho là rất hợp lý”, anh Tài chia sẻ thêm.

Cháo lòng Cái Tắc: Món ăn dân dã nhưng thực khách đã một lần thưởng thức là không dễ gì quên được
Anh Tài, thực khách đang dùng món cháo lòng tại quán. Ảnh: Thanh Thu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *