Philip Kotler, cha đẻ của marketing hiện đại, đã gợi ý về việc tại sao Việt Nam lại không phấn đấu để có được thương hiệu là “bếp ăn” của thế giới? Trong khi Trung Quốc đã trở thành “công xưởng” của thế giới, Ấn Độ thành “văn phòng” của thế giới.
Bạn đang đọc: 15 món ăn được đề cử kỷ lục châu Á
Qua khảo sát bước đầu về các món ăn của 57 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á, và trong danh sách hàng trăm món ăn đặc sảntừ các vùng miền Việt Nam, Tổ chức kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử đợt 1, 15 món ăn nổi tiếng đầu tiên – với tiêu chí những món ănduy nhất chỉ ở Việt Nam mới có và so sánh với món ăn của các nước trong toàn khu vực châu Á – đến Tổ chức Kỷ lục châu Á trong đợt xét duyệt vào tháng 9/2012 sắp tới. Đó là những món:
1.PHỞ HÀ NỘI
Món phở của Việt Nam đã nổi tiếng khắp thế giới. Vào cuối tháng 7/2011, theo kết quả bình chọn của hãng thông tấn CNN, phở, một trong hai món ăn Việt Nam (món thứ hai là gỏi cuốn) chiếm 2 vị trí 28 và 30 của danh sách 50 món ngon thế giới. Theo bình luận của CNN, phở được mô tả là một món nước, chế biến từ bún gạo nấu với thịt bò hoặc gà, dùng kèm với vài loại rau thơm. “Mùi vị của nó thì trên cả tuyệt vời, chứ không chỉ đơn thuần là hỗn hợp các thành phần nguyên liệu cộng lại. Phở có mùi vị thơm ngon và hài hòa”.
Phở Hà Nội
Từ Bắc vào Nam đều có những hàng phở nhưng Hà Nội lại là địa phương có nhiều tiệm phở gia truyền nhất. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho thành phố Hà Nội.
2. BÚN CHẢ HÀ NỘI
Trong tác phẩm Hà Nội 36 phố phường, nhà văn Thạch Lam đã viết về sự hấp dẫn của món bún chả như sau: “… Có một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói lên Hà Nội đã ứng khẩu đọc hai câu thơ khi ngửi thấy mùi khói chả: Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long. Bún chả là đây có phải không?…”
Bún chả Hà Nội
Nói đến các món ngon Hà Nội, không thể không nhắc tới món bún chả Hà Nội, món ăn được mệnh danh như một thứ “quà” đặc sản mà người Hà Nội đã gửi đến các vùng miền khác của đất nước. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho thành phố Hà Nội.
3. CHẢ CÁ LÃ VỌNG HÀ NỘI
Số 14 phố Chả Cá có một nhà hàng mà nhiều người vẫn mong đến để một lần thưởng thức món ăn đã trở thành “danh bất hư truyền”: nhà hàng Chả cá Lã Vọng. Nhà hàng này do gia đình họ Đoàn lập ra đầu thế kỷ 20 bán món cá chiên ăn kèm các loại rau gia vị và ăn cùng với bún. Dần dần theo thời gian, món chả cá đã trở thành một đặc sản của người Hà Nội. Và, sự nổi tiếng của món ăn này đã khiến cho con phố trước đây mang tên Hàng Sơn đã được đổi tên thành phố Chả Cá.
Chả cá Lã Vọng
Sở dĩ, nhà hàng có tên là Chả cá Lã Vọng vì có một bức tượng của Lã Vọng – Khương Tử Nha ngồi bó gối câu cá được trưng bày ở ngay cửa ra vào của nhà hàng. Đây là biểu tượng của một người tài giỏi nhưng đang phải ngồi chờ đợi thời cơ. Với biểu tượng ấy, khách ăn quen gọi là Chả cá Lã Vọng, lâu dần trở thành tên nhà hàng và cũng của món ăn. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho thành phố Hà Nội.
4. BÚN THANG HÀ NỘI
Muốn có một bát bún thang ngon đầu tiên là phải có thời gian, thứ hai là phải có một nhà nội tướng giỏi gia chánh, tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo được “truyền nghề” từ đời bà, đời mẹ. Bún thang có nghĩa là canh nhưng không phải là canh bún riêu cua, canh bún cá rô, cá quả… mà là một món bún không xuất hiện trong ngày thường, không dành cho những ai vội vàng, háu đói.
Bún Thang Hà Nội
Nó là món cầu kỳ, kỹ càng, công phu, chỉ có mặt trong những tiệc quan trọng, trở thành những món ngon riêng của người Hà Nội và của Việt Nam. Cũng như nhiều món ăn khác của Hà Nội, bún thang có mặt ở miền Trung và miền Nam, nhưng ngon nhất vẫn là nơi sản sinh ra nó. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho thành phố Hà Nội.
5. BÁNH ĐA CUA HẢI PHÒNG
Một món ăn muốn cảm nhận hết được vị thơm ngon thì chỉ có đến nơi đã sản sinh ra nó. Vì chỉ có đến những nơi này, bạn mới hiểu được nắng, gió, mưa, đất, trời… ra sao để làm nên hương vị thấm đậm trong một món ăn quê hương, xứ sở. Bánh đa cua một món ăn mộc mạc mà thân thiết của người dân đất cảng Hải Phòng cũng vậy. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho thành phố Hải Phòng.
Bánh đa cua Hải Phòng
6. CƠM CHÁY NINH BÌNH
“Rượu ngon cơm cháy thịt dê, Ninh Bình chào đón khách về tham quan, Đẹp thay non nước Tràng An, Hạ Long trên cạn, đại ngàn Cúc Phương“. Qua câu ca dao trên cho thấy cơm cháy là một món ăn từ lâu đã gắn với mảnh đất và con người Ninh Bình.
Cơm cháy Ninh Bình
Tương truyền, món cơm cháy có từ cuối thế kỷ 19 do Hoàng Thăng, một thanh niên Ninh Bình học và phát triển từ một món ăn của người Hoa. Thưởng thức cơm cháy Ninh Bình, người ăn như cảm nhận được những tinh hoa trong hạt “ngọc thực” chắt chiu tần tảo của người nông dân đồng bằng Bắc bộ. Tất cả như kết đọng vào trong miếng cơm cháy ấy. Đa số người sành ăn chỉ cần nghe qua đã biết đến nguồn gốc của món ăn này. Tuy nhiên, cơm cháy được làm ra và bán ở Ninh Bình vẫn được ưa chuộng nhất. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho tỉnh Ninh Bình.
7. MIẾN LƯƠN NGHỆ AN
Miến lươn được người dân Nghệ An xem là “món ruột”. Nơi đây có loại lươn chỉ to bằng chiếc đũa. Món này cũng thật cầu kỳ khi chế biến. Lươn sau khi làm sạch, tẩm ướp gia vị, sẽ được chiên vàng giòn (lươn giòn), hoặc xào săn lại mà vẫn phô màu vàng óng của da lươn (lươn mềm). Hành hoa và rau răm thái nhỏ thường thái trước khi cho vào bát để giữ mùi thơm hành răm thái càng nhỏ càng thơm nhiều hơn. Miến sau khi rửa sạch, trần nước sôi, được trần lại vào nồi nước dùng lươn màu nâu nâu cho miến nở, thấm độ đậm, ngọt của nước dùng rồi cho vào bát. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho tỉnh Nghệ An.
Miến lươn Nghệ An
8. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những món ăn mang hương vị đặc trưng của xứ Huế mộng mơ. Một tô bún bò đậm đà mùi thơm của sả, vị cay của ớt, vị béo của thịt, chả, dầu ăn và huyết heo. Cũng như nhiều món ăn đặc trưng của Huế, bún bò rất cầu kỳ trong cách chế biến. Đầu tiên, thứ được coi là “linh hồn” của món bún bò chính là nước lèo. Nước lèo được hầm từ xương heo, xương bò với một vài loại củ. Nước lèo ngon là nước phải trong, ngọt thanh, không mỡ màng. Gia vị chủ lực của bún bò Huế gồm mắm ruốc, sả, ớt cùng nước mắm. Tinh dầu của sả có mùi thơm nồng, đủ mạnh để trung hòa mùi mắm ruốc và giúp cho mùi giò heo luộc vừa chín tới, mùi thịt bò trộn cùng chút mắm ruốc, tiêu hành, nước mắm trở nên dịu và ngào ngạt thơm.
Bún bò Huế
Có thể nói, bún bò Huế đã làm cuộc xuyên Việt để có mặt ở nhiều tỉnh thành, vùng miền trong nước. Tuy có nhiều biến tấu khác nhau nhưng mùi vị đặc trưng của nước lèo trong món bún bò Huế thì không lẫn vào đâu được. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho tỉnh Thừa Thiên – Huế.
9. MÌ QUẢNG
Mì Quảng là một món ăn luôn mời gọi bạn khi đặt chân đến Quảng Nam và các tỉnh miền Trung. Mì Quảng cũng như phở, bún đều được chế biến từ gạo nhưng lại có hương vị và hình thái riêng biệt. Ðúng như tên gọi, mì này có nguồn gốc xuất xứ từ Quảng Nam.
Mỳ Quảng Hội An
Ở thành phố Hồ Chí Minh, khu làng dệt Bảy Hiền, một khu người Quảng N.am s.inh sống cũng có nhiều tiệm mì Quảng. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là những tiệm mì Quảng ở Hội An, Tam Kỳ… tỉnh Quảng Nam. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho tỉnh Quảng Nam.
10. PHỞ KHÔ GIA LAI
Ngoài cà phê và măng khô, người dân phố núi Gia Lai xem phở khô là món ăn không thể thiếu trong nét văn hóa ẩm thực của mình. Có thể xem món phở khô là sự kết hợp độc đáo giữa hủ tiếu và phở. Sợi phở khô được làm từ bột gạo, không mềm và dẹp như sợi phở mà mảnh và dai như sợi hủ tiếu. Sợi phở khô trụng sơ rồi trộn với thịt bằm, bên trên rắc lớp hành phi vàng ươm, thơm phức. Nước lèo có thịt bò tái, gân, bắp, hoặc bò viên, cũng có thể là thịt gà, rắc thêm chút hành ngò xắt nhỏ, tiêu đen. Rau ăn kèm với phở khô chỉ cần xà lách, húng quế và giá trụng.
Tìm hiểu thêm: Chưa đầy 100k có ngay bữa cơm tối đủ đầy thịt cá, không áp dụng thì quá phí!
Phở khô Gia Lai
Món phở khô âm thầm theo chân người dân phố núi len lỏi vào các nhà hàng, quán ăn ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh thành, góp phần làm nên sự độc đáo cho ẩm thực Việt Nam. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho tỉnh Gia Lai.
11. BÁNH CANH TRẢNG BÀNG
Chỉ cần một chút gia vị cùng với thịt heo và bột gạo, nhưng món bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh) đã trở thành một món ăn đặc sản không thể bỏ qua đối với những ai đặt chân đến vùng đất miền Đông Nam bộ này. Theo nhiều người, món bánh canh Trảng Bàng xưa kia do một người phụ nữ gánh từng gánh bánh canh đi khắp thị trấn Trảng Bàng bán để nuôi gia đình, sau đó bà truyền bí quyết lại cho con cháu, theo thời gian, bánh canh Trảng Bàng có mặt ở nhiều hàng quán trong tỉnh. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho tỉnh Tây Ninh.
Bánh canh Trảng Bàng
12. BÁNH KHỌT VŨNG TÀU
Vũng Tàu được biết đến là thành phố du lịch với các món hải sản tươi ngon, bên cạnh đó, món ăn dân dã được nhiều du khách chọn lựa trong cuộc hành trình của mình mỗi khi đến Vũng Tàu là món bánh khọt.
Hầu như khách du lịch nào khi đến Vũng Tàu cũng đều rảo bước đi tìm những quán bánh khọt nổi tiếng như bánh khọt gốc vú sữa (14 Nguyễn Trường Tộ), bánh khọt 41 (24 Trần Đồng), bánh khọt Cô Xuân (449 30 tháng 4)… để thưởng thức. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
13. GỎI CUỐN SÀI GÒN
Có lẽ không món ăn nào ở Sài Gòn lại dễ tìm thấy như gỏi cuốn, dù ở đâu, trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng, trong các quán hàng rong hay thậm chí các xe đẩy, món gỏi cuốn hiện diện một cách bắt mắt và khiến người ta thèm thuồng đến lạ. Ấy thế cho nên gỏi cuốn được vinh dự góp mặt là một trong 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNN bình chọn cũng là điều dễ hiểu.
Gỏi cuốn Sài Gòn
Hầu như mỗi góc phố, góc chợ của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh đều có một hàng gỏi cuốn. Món gỏi cuốn tưởng chừng đơn giản nhưng làm ngất ngây nhiều người, đặc biệt du khách đến từ các tỉnh thành trong nước và cả du khách quốc tế. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho thành phố Hồ Chí Minh.
14. CƠM TẤM SÀI GÒN
Ở Sài Gòn, khắp từ sáng đến trưa hay chiều tối, thật không khó để tìm một quán cơm tấm. Buổi sáng bước ra đầu ngõ, giữa những hàng bún, phở, thế nào cũng xen lẫn tiệm cơm tấm, điều này dễ phát hiện bởi mùi sườn nước lan tỏa từ xa cùng với bếp than nghi ngút khói.
Cơm tấm là món ăn hết sức quen thuộc với người dân Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh. Nó quen thuộc đến nỗi, khi một người Sài Gòn đi xa có cảm giác như mình “bỏ rơi” một món ăn vẫn “làm bạn” với mình. Ngày nay, hương vị thơm ngon của cơm tấm Sài Gòn còn hấp dẫn người dân ở những thành phố khác như Hà Nội, Đà Nẵng… Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho thành phố Hồ Chí Minh.
15. BÁNH CÓNG SÓC TRĂNG
Bánh cóng là món ăn quen thuộc với người miền Tây Nam bộ, nhưng được biết đến nhiều nhất ở Sóc Trăng, nhất là ở chợ ven lộ Xoài Cà Nã (huyện Mỹ Xuyên), cách thành phố Sóc Trăng khoảng 8 km.
Bánh cóng Sóc Trăng
Tên gọi bánh cóng xuất phát từ chiếc cóng, một dụng cụ bằng kim loại không rỉ, hình nón cụt, miệng loe, có cán cầm để chiên. Cách làm bánh cóng không phức tạp nhưng lại phụ thuộc nhiều vào cách chọn nguyên liệu, pha chế bột, khéo léo khi đổ khuôn để nhân bánh phân bổ đều và đẹp, cho đến thao tác chiên bánh sao cho vàng đều và dậy mùi thơm. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử kỷ lục châu Á này cho tỉnh Sóc Trăng.
Theo infornet
Những món ngon nổi tiếng vùng miền
Bún chả Hà Nội, bún bò Huế hay mì Quảng là những món ăn mà khi nhắc đến tên gọi người ta sẽ biết được nguồn gốc xuất xứ của món ăn đó.
1. Bún chả Hà Nội
Bún chả là món ăn nổi tiếng của Hà Nội, mỗi khi nghe nhắc đến bún chả Hà Nội, người ta sẽ hình dung ra một món ăn đậm đà với các nguyên liệu quen thuộc như bún, thịt nướng, nem và những viên chả. Bát bún chả hấp dẫn, thơm mùi quyến rũ của thịt và chả được nướng vừa chín tới. Nước mắm được pha vừa ăn, có vị béo của thịt, những lát đu đủ xanh, cà rốt đỏ ăn kèm có độ giòn, mềm cho bạn cảm giác ngon miệng.
Bún chả Hà Nội thường ăn kèm với các loại rau sống mang đậm hương vị của xứ Bắc như: xà lách, kinh giới, húng quế… các loại rau này khi ăn kèm với bún chả cho bạn cảm giác ngon miệng và đỡ ngấy hơn.
Một bát bún đủ màu với sắc trắng tinh của bún, xanh tươi của rau sống, màu vàng của chả, thịt nướng…ăn kèm với những cuốn nem to được thái thành từng miếng vừa ăn, tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị đặc trưng của đất Hà thành. Ăn bún chả, cảm nhận vị ngọt và mềm của thịt nướng, hương vị hơi chua chua của nước mắm, cái giòn sần sật của miếng đu đủ hòa trong mùi thơm của các loại rau khiến cho món ăn này thật hoàn hảo.
2. Hủ tiếu Sa Đéc
Sa Đéc là một thị xã của tỉnh Đồng Tháp, ngoài việc vang danh với nghề trồng hoa,cung cấp hoa cho thị trường miền Tây và TP HCM, Sa Đéc còn được nhiều người biết đến với món hủ tiếu thơm ngon đã từng níu chân bao người khi qua đây.
Cũng có đầy đủ các nguyên liệu quen thuộc như tôm, thịt, gan… nhưng hủ tiếu Sa Đéc có những nét khác biệt tạo nên sức hấp dẫn riêng so với hai thương hiệu còn lại. Chúng ta thường biết đến hủ tiếu có màu trắng, sợi nhỏ, mềm và không dai thì hủ tiếu Sa Đéc có sợi to, màu trắng đục, được chế biến từ loại bột gạo mịn màng, dẻo thơm của xứ Đồng Tháp Mười. Khi ăn, bạn cảm nhận được cái dai mềm, hơi giòn của sợi hủ tiếu cùng vị ngọt đọng lại trong miệng.
Bên cạnh đó, nước dùng cũng tạo nên hương vị riêng cho bát hủ tiếu. Được nấu bằng nước hầm xương lợn, nên có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Thành phần trong bát hủ tiếu Sa Đéc không có gì khác so với Nam Vang hay Mỹ Tho, cũng là tim, gan, mực, tôm, thịt nạc…
Bát hủ tiếu với nước dùng trong vắt, ngọt thanh của xương heo kết hợp với các nguyên liệu ăn kèm một cách hài hòa cùng bánh hủ tiếu tươi ngon, được điểm xuyết thêm hành lá và rau mùi làm cho bạn không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn từ món ăn. Rau ăn kèm cũng đơn giản với giá tươi, hẹ, xà lách, cần tay và không thể thiếu tỏi, ớt hiểm ngâm giấm.
3. Mì Quảng
Mì Quảng là món ăn đặc trưng của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Trên bước đường tha hương của mình, người dân xứ Quảng đã mang theo món ăn đặc trưng của quê hương góp mặt ở mọi miền đất nước, bắt đầu từ các hẻm sâu, phố vắng, nơi lưu ngụ của cộng đồng người miền Trung để dần dần phổ biến nên một thương hiệu trong nền ẩm thực Việt Nam.
Cũng như phở, bún, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng có hương vị và hình thức khác. Để làm mì, người ta dùng gạo còn nguyên vỏ cám, đem ngâm rồi xay tay. Bột xay đem tráng thành bánh và cắt nhỏ bằng dao rất điệu nghệ, hiện nay người ta dùng máy cắt bánh nhanh và vệ sinh hơn. Do gạo còn vỏ cám nên màu sợi mỳ đục chứ không phải ngâm nước tro. Trong quá trình tráng rồi chấn mì, người ta bôi thêm dầu phụng (dầu lạc) để khỏi dính, vì vậy khi ăn có mùi dầu phụng rất béo.
Nước lèo của món này được nấu từ xương heo, thịt gà, tôm, cá lóc… hoặc có thể là những sản vật riêng có ở từng vùng quê miền Trung. Nước lèo phải sánh và bạn đừng ngạc nhiên khi không thấy nước nhiều như các món mì khác. Nước dùng của mì Quảng rất ít chỉ đủ thấm và quyện vào từng sợi mì và làm mềm những món rau ăn kèm, đó là yêu cầu của người sành ăn mì Quảng.
Khi ăn mì, người ta ăn kèm với bánh tráng (bánh đa). Bánh tráng phải nhất thiết là bánh tráng gạo có rắc vừng. Cùng với đó là các loại rau như xà lách, bắp chuối, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, mùi và một trái ớt sừng, những nguyên liệu đó hòa quyện vào nhau làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.
Màu vàng óng ánh của sợi mì, chút đỏ của thịt gà kho, thịt heo hay vài con tôm đất… sắc trắng của miếng bánh tráng mè giòn rụm, sắc vàng nhẹ của lạc rang nhỏ, sắc xanh của các loại rau sống, rau thơm và một trái ớt sừng màu xanh chỉ riêng có ở Quảng Nam, tất cả hòa quyện vào nhau, tạo cho tô mì như một bức tranh đầy màu sắc được dọn ra trước mặt thực khách.
4. Bún bò Huế
Bún bò Huế là một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của xứ Huế. Thành phần của bát bún bò rất đơn giản với bún tươi, thịt bò, nước dùng và rau ăn kèm. Đơn giản là thế nhưng dưới cách chế biến tài tình của người Huế thì bún bò đã trở thành một thương hiệu riêng của đất cố đô.
Trong bát bún bò của người Huế thì nước dùng là quan trọng nhất. Khi nấu nước dùng, người dân ở đây thường cho vào một ít mắm ruốc, chính gia vị này làm nên hương vị rất riêng của bún bò Huế. Trong bát bún bò của người Huế thì ngoài thịt bò chín hoặc tái, còn có thêm chả cá hoặc chả lụa, giò heo.
Ăn kèm với bún bò là một dĩa rau sống được thái nhỏ, thường là các loại rau như xà lách, bắp chuối, húng quế, húng thơm, giá … người ăn thường nhờ chủ hàng chần qua, ăn ngon, mát và giòn. Một điểm đặc trưng không thể thiếu nữa của bún bò Huế là nước dùng có vị cay, bên cạnh đó là một hủ ớt tươi hoặc ngâm với những trái ớt cay xé lưỡi đúng chất Huế.
5. Bánh đa cua Hải Phòng
Bánh đa cua là món ăn nổi tiếng gắn liền với đời sống của người dân ở thành phố Hoa phượng đỏ. Bánh đa cua theo chân người dân ở đây đi khắp các vùng miền làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của đất nước. Là một món ăn bình dân, bánh đa cua được làm từ những nguyên liệu bình dị nơi vùng quê như: cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút… và hương vị đặc trưng đã làm nên thương hiệu cho món ngon của đất Cảng.
Nguyên liệu không có gì đặc biệt, nhưng điểm khác biệt làm nên sức hấp dẫn cho món ăn là nước dùng, nước dùng không trong, có màu hơi đục, khi ăn có vị ngọt thanh và dậy mùi cua. Để có được điều đó, nước dùng phải được nấu từ nước hầm xương lợn và xương cua, chính vì vậy nên nước dùng có vị ngọt thanh đậm đà và thoang thoảng trong đó là mùi thơm nhẹ nhưng đặc trưng của cua đồng.
Bát bánh đa cua thơm ngon nhiều màu sắc, nào là màu nâu của bánh đa, màu vàng nâu của gạch cua, màu xanh của rau muống, rau nhút, màu vàng của hành phi… tất cả hòa lẫn trong cái ngọt thanh, thơm vị cua của nước dùng tạo thành một món ăn hấp dẫn mà ai đã ăn một lần thì không thể quên được.
6. Hủ tiếu Mỹ Tho
>>>>>Xem thêm: Rượu vang kết hợp với món ăn gì để ngon đúng điệu?
Nếu người Đồng Tháp tự hào với hủ tiếu Sa Đéc thì người T.iền Giang cũng hãnh diện không kém với thường hiệu Hủ tiếu Mỹ Tho vang danh của mình. Không có hình dáng nhỏ như sợi hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu Mỹ Tho có sợi to, trong và dai rất đặc trưng của loại gạo Gò Cát nổi tiếng ở đất T.iền Giang. Hủ tiếu Mỹ Tho còn có tên gọi là hủ tiếu dai vì khi chần sợi bánh qua nước sôi thì mềm nhưng không bở và hơi dai.
Nước dùng là điểm quan trong nhất của hủ tiếu Mỹ Tho, nước dùng được hầm từ xương ống cho vị ngọt thanh và trong vắt nhưng không có nhiều nước béo để người ăn khỏi ngấy khi thưởng thức. Một bát hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt… và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm.
Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất T.iền Giang. Riêng ở Sài Gòn không có nhiều quán hủ tiếu Mỹ Tho và điều quan trọng là không có được hương vị đặc trưng của món ăn này. Hủ tiếu Mỹ Tho đã được biến tấu từ hương vị và nguyên liệu để làm sao phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn.
Theo ngôi sao