4 món bánh ngon làm từ bột nếp dẻo thơm. Bột gạo nếp được làm từ hạt gạo nếp xay mịn, có thể góp mặt làm nên nhiều món bánh ngon và dân dã.
Bánh ngào mật mía
Nguyên liệu:
Bột nếp: 300 gram
Đậu xanh: 100 gram
Mật mía: 1 đọi
Thịt heo quay: 50 gram
Gừng tươi: 1 nhánh.
Nước hoa bưởi: 15 giọt
Bánh ngào mật mía
Cách làm:
Bước 1: Đậu xanh đem dùng chai sành chà dập, ngâm đãi vỏ, đồ chín, trộn vài thìa mật và 5 giọt nước hoa bưởi rồi giã nhuyễn, vo viên bằng đầu ngón tay cái. Thịt quay thái hột lựu rồi nhấn vào giữa nhân đậu một đến hai hột thịt quay.
Bước 2: Đun 150 ml nước cho thật sôi, rồi dội vào chính giữa thau bột, dùng đũa trộn cho bột dính, rồi dùng tay nhồi cho thật mịn. Ngắt từng nắm bột nhỏ bằng nửa quả cau, vo tròn rồi cán dẹt ra, đặt viên nhân vào giữa, vo tròn trở lại.
Bước 3: Mật pha với tỉ lệ một đọi mật thì một đọi rưỡi nước, đổ vào soong, cắt vái cái lá dứa thơm thả vào, đun sôi. Lọc lại cho nước đường thật trong, cho bánh vào đun nhỏ lửa chừng đến khi bành nổi lên, vỏ bánh trong hết hai phần là đã chín, tắt bếp, cho nước hoa bưởi và gừng vào trộn đều.
Bánh gai gấc
Nguyên liệu:
Bột nếp: 400g
Đậu xanh đã cà vỏ: 200g
Đường: 200g
Dầu ăn: 50ml
Gấc chín: 1 quả
Vừng đen
Dừa nạo
Nước ấm: 100ml
Muối
Bánh gai gấc
Cách làm:
Bạn nên mua loại đậu xanh đã cà vỏ để thực hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn khi làm bánh gấc nhé. Đậu cho vào ngâm với nước lạnh trong 3 tiếng cho nở mềm, sau đó cho vào xửng hấp chín. Phần đậu đã hấp chín bạn cho vào máy xay sinh tố xay cùng 1 ít nước và 100g đường cho thật nhuyễn.
Sau khi đậu xanh đã nhuyễn, bạn cho vào âu cùng với bột nếp, 1 chút muối, đảo đều tay. Cho phần hỗn hợp này lên bếp cùng với 50ml dầu ăn rồi sên trên lửa nhỏ. Liên tục đảo đều tay cho đến khi đậu gần khô thì cho thêm dừa nạo vào đảo đều đến khi thấy nhân đậu khô ráo, quyện thành một khối và không còn dính chảo là được. Lúc này cho thêm chút vani hoặc dầu chuối để đậu có mùi thơm hấp dẫn hơn.
Tắt bếp, cho đậu xanh ra ngoài để nguội rồi chia nhỏ, nặn thành những viên đậu bằng quả mận bắc nhỏ là được.
Làm bột bánh gấc
Gấc sau khi bổ đôi ra, lấy ruột rồi lược bỏ hạt, đ.ánh cùng một chút rượu. Cho phần bột nếp và đường vào âu, đổ từ từ nước ấm vào rồi trộn đều cho đến khi thấy thịt gấc thật dẻo và hòa quyện vào bột.
Phần bột sau khi nhào thì chia thành những phần bằng nhau, khoảng 13 – 14g. Sau khi chia bột xong, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần bột, cho bột nghỉ khoảng 15 – 20 phút.
Công đoạn vào bánh
Viên bột bánh gấc sau thời gian nghỉ bạn cán mỏng ra, cho nhân đậu xanh vào rồi khéo léo bọc kín nhân. Dùng tay vê tròn viên bánh, đặt bánh xuống giấy nến nhỏ hoặc lá chuối có phết chút dầu ăn chống dính.
Công đoạn hấp bánh
Cho nước vào nồi đun sôi, đặt xửng hấp bánh lên trên rồi xếp các viên bánh lại đem đi hấp khoảng 15 – 20 phút cho bánh chín. Bạn có thể rắc thêm mè rang lên mặt bánh trước hoặc khi hấp đều được, lưu ý dùng tay ấn lõm giữa bánh rồi rắc mè, dừa nạo lên trên nhé.
Đợi cho bánh nguội bạn gói bánh lại bằng màng bọc thực phẩm để bánh nhìn mọng, đẹp mắt hơn.
Bánh sau khi làm có thể thưởng thức ngay hoặc đợi nguội rồi thưởng thức. Xếp bánh lên đĩa trang trí cho đẹp mắt, thưởng thức cùng với nước uống yêu thích.
Bánh bao chỉ
Nguyên liệu:
Bột nếp rang chín ( hay còn gọi bột bánh dẻo): 500g
Nước: 700ml nước
Đường: 200g đường (có thể tăng giảm tùy theo khẩu vị)
Đậu phộng (lạc): 2oog
Mè: 50g (có thể hơn hoặc không cần)
Đường: 40g (có thể tăng giảm tùy khẩu vị)
Một nhúm nhỏ muối
Một chút nước lọc
Bánh bao chỉ
Cách làm:
Phần nhân
– Bước 1: Mè và đậu phộng đem rang chín. Xay thật nhuyễn đậu phỏng để khi nắm thành từng viên nhỏ dễ dàng hơn.
Bước 2: Trộn mè, vừng, đường muối thật đều trong một chiếc tô. Sau đó thêm từng chút, từng chút nước vào đến khi nào bạn cảm thấy có thể nắm được thành từng viên thì dừng lại. Không nên cho nhiều nước quá, nhân sẽ bị thấm nước, nhão ra và mất ngon.
– Bước 3: Viên nhân thành từng viên nhỏ, kích thước tùy ý phụ thuộc vào sở thích ăn nhiều nhân hay ít nhân và phụ thuộc vào kích cỡ của bánh. Để nhân sang một bên và bắt đầu làm phần vỏ.
Phần vỏ
Bước 1: Trộn bột và đường trong cùng một chiếc tô, rây qua rây lọc để loại bỏ tạp chất và bột vón cục, sau đó đổ nước vào. Dùng phới lồng hoặc muỗng khuấy thật đều lên cho bột và đường hòa vào chung với nước. Cuối cùng bạn sẽ thu được một hỗn hợp trắng, lỏng như whipping cream.
Bước 2: – Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô hỗn hợp ở bước 1 lại, sau đó cho vào trong lò vi sóng để làm chín, thời gian trong để lò là khoảng 7-8 phút. Sau 7 phút, đem bát bột ra trộn đều rồi lại cho vào lò vi sóng thêm 3 phút nữa. Với cách làm như thế này bột sẽ chín đều toàn bộ trên và dưới, trong và ngoài. Nếu để trong lò vi sóng liên tục trong 10 phút bột sẽ có hiện tượng chín phần trên và phần dưới không được chín lắm.
Bột khi chín sẽ đặc sệt lại giống dạng bột em bé, rất dẻo và dính tay.
Bước 3: Sau khi phần vỏ đã chín đều, bạn nhấc ra khỏi lò vi sóng và để cho tô bột nguội bớt rồi mới chuyển sang nhào và chia bột. Không nên nhào ngay vì như thế bạn sẽ rất dễ bị bỏng vì bột lúc này rất nóng và dính.
Bước 4: Chia bột
– Đầu tiên bạn đổ một lớp bột áo thật dầy ra mặt phẳng sạch, dùng spatula vét bột đã chín đổ ra mặt phẳng.
– Tiếp theo bạn rắc thêm một lớp bột áo nữa lên trên mặt bột, tay bạn cũng phải dính bột nhé. Sau đó bạn lăn qua lăn lại cho bột áo phủ hết lớp ngoài cục bột. Thế là từ lúc này bột sẽ chẳng thể dính vào tay bạn nữa đâu.
– Lăn qua lăn lại bột tạo thành một hình trụ tròn dài, dùng dao hoặc dùng dĩa để cắt bột thành từng phần nhỏ tùy vào kích thước bánh bao bạn mong muốn. Lưu ý trước khi cắt dao và dĩa cũng phải dính bột áo nhé.
Bước 5: Tạo hình bánh
– Đầu tiên bạn ấn cho dẹt phần vỏ nhỏ vừa chia, vừa ấn vừa xoa bột áo lên trên mặt để bột không dính vào tay.
Cho phần nhân đậu phộng đã chuẩn bị vào giữa, gói kín và vo tròn lại sao cho phần vỏ bánh bao kín phần nhân.Và công việc cuối cùng của bạn chỉ là xếp bánh ra đĩa thôi. Ngoài ra bạn có thể lăn bánh qua dừa nạo để trông đẹp hơn và có thêm mùi dừa thơm nữa. Thế là đã xong một chiếc bánh bao chỉ thơm ngon rồi.
Bánh ít trần
Nguyên liệu:
Phần vỏ:
Bột nếp: 300g
Nước ấm: 1 tô
Bột ngọt: 1/2 muỗng cà phê
Muối: 1/2 muỗng cà phê
Phần nhân:
Tôm thẻ: 100gThịt nạc dăm: 100gNấm mèo: 4 cáiHành láBột ngọt, muối, đườngNước mắm và chanh để làm nước chấm.
Bánh ít trần
Cách làm:
Bước 1: Làm bột
Hoà bột nếp với bột ngọt, muối và nước ấm, khuấy tan rồi để khoảng 20 phút cho bột nghỉ. Sau đó nhồi nhuyễn lại cho tới khi nào bột mịn, không dính tay nữa là được (dùng tay cảm nhận nếu bột nhão thì thêm bột, bột khô thì thêm nước).
Bước 2: Làm nhân
Tôm để vỏ (để giữ lại vị ngọt), cắt từng khúc nhỏ cỡ hạt lựu.
Băm thịt hơi vụn.
Hành xắt nhỏ.
Nấm mèo ngâm nước ấm rồi rửa sạch, băm vụn.
Bắc chảo cho ít dầu, phi thơm hành, tiếp đó cho nấm, tôm, thịt vào xào thơm. Nêm thêm tiêu, muối, bột ngọt, đường, nếm thử vừa miệng là được. Tắt bếp nhắc nồi xuống.
Bước 3: Nặn bánh
Ngắt một cục bột nhỏ cỡ trái vải, vo tròn rồi ấn cho bẹp. Cho nhân vào giữa rồi gấp mí bọc kín lại. Xoa qua bên ngoài một chút dầu ăn hoặc mỡ. Làm lần lượt cho hết bột, hết nhân thì xếp vào xửng đem hấp cách thủy. Lưu ý nên lót xửng bằng lá chuối bôi dầu để bánh khỏi dính.
Hấp 5 phút thì mở nắp để xửng bay bớt hơi. Hấp thêm 15 phút là bánh chín.
Chúc bạn thành công!
Món bánh vừa ngon vừa dễ làm từ “nhân sâm mùa đông” – giá rẻ mà mua đâu cũng có!
Củ cải được mệnh danh là ‘nhân sâm mùa đông’, chúng có gì mà bổ dưỡng đến vậy. Khi đói, đừng chỉ lấp đầy dạ dày. Hãy lấp đầy cả trái tim bạn bằng những món ăn ngon và bổ dưỡng.
Dù thế giới ngoài kia có làm bạn buồn bã bao nhiêu thì hãy chống lại chúng bằng những món ăn được chế biến từ các thực phẩm theo mùa để tăng cường năng lượng. Chẳng hạn như mùa đông, người ta hay ăn củ cải.
“Đông ăn củ cải, hạ ăn gừng”
Củ cải đi qua ẩm thực của bao đất nước và ở mỗi quốc gia, người ta lại có những cách chế biến riêng. Người Trung Quốc có bí quyết thế này: “Đông ăn củ cải, hạ ăn gừng”. Không tự nhiên mà kinh nghiệm cổ xưa này lại được nhiều người áp dụng vào thực tế cuộc sống đến thế.
Có hơn một lý do để gừng và củ cải nổi bật giữa thế giới thực phẩm. Trong bài viết nhỏ này, chúng ta hãy tìm hiểu về củ cải thôi nhé, mùa Đông mà. Đông đến, cải vào mùa thì vừa rẻ lại ngon ngọt. Nhưng chúng ta cần làm rõ một chút. Củ cải nên ăn nhiều vào mùa Đông, không phải củ cải đỏ, càng chẳng phải củ cải xanh mà là củ cải trắng.
Củ cải nhiều chất xơ, ít calo nhưng dồi dào nguyên tố vi lượng giúp hồi phục sức khỏe một cách diệu kỳ. Theo kinh nghiệm cổ xưa của người Trung Quốc, và ngay cả trang Healthy cũng nhắc đến những tác dụng diệu kỳ của củ cải.
Củ cải giúp thanh nhiệt, giải độc. Đừng nghĩ rằng khi nhiệt độ giảm thì cơ thể chúng ta không biết “nóng”. Chính vì không có sự cân bằng nên mùa đông da dẻ vẫn có thể nổi mụn, nhiệt miệng do nóng trong. Hoặc đơn giản hơn là dù uống nhiều nước thì da vẫn dễ bị khô nẻ. Củ cải trắng có vị ngọt, tính mát, có thể tiêu trừ nội nhiệt, thanh nhiệt giảm khô mạnh mẽ. Cho nên, người xưa dùng củ cải như một phương thức thải độc gan tự nhiên.
Mùa đông đến, nhiệt độ giảm thất thường, đột ngột, những cơn ho dai dẳng kéo dài. Ăn củ cải có thể bổ phổi, dưỡng phổi, không những thế còn trị ho và long đờm. Ra chợ hay vào siêu thị quanh đi quẩn lại cũng có vài loại rau, nhưng đâu phải loại nào cũng bổ dưỡng và thích hợp ăn trong mùa đông. Mùa lạnh người ta cứ nghĩ ăn nhiều món dầu mỡ thì tốt, nhưng trên thực tế, ăn củ cải giúp bạn bổ sung lượng chất xơ dồi dào, giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Thêm vào đó, mùa lạnh, chẳng mấy ai mở cửa sổ để thông gió. Cửa lớn hay nhỏ hầu như lúc nào cũng đóng kín sẽ khiến không khí không được làm mới, uế khí có thể tích tụ khiến cơ thể dễ bệnh hơn. Trong củ cải có lượng dầu cay hữu ích để diệt vi khuẩn.
Chừng ấy lợi ích đã đủ thuyết phục bạn tin vào sự bổ dưỡng của củ cải chưa? Vậy thì còn chờ gì nữa mà không mua củ cải về để chế biến các món ngon nhỉ?
Củ cải vô cùng dễ nấu. Đơn giản và nhanh chóng thì luộc, xào. Kỳ công hơn chút thì làm gỏi, nộm hoặc hầm,… Và dưới đây, mời bạn tham khảo cách làm bánh củ cải tôm khô nhé!
Cách làm bánh củ cải tôm khô
Nguyên liệu để thực hiện món bánh củ cải tôm khô là củ cải trắng, bột nếp, bột ngũ vị hương, tôm khô, lạp xưởng, bột bắp.
Củ cải mang gọt vỏ, rửa sạch và cắt sợi nhỏ. Lạp xưởng hoặc xúc xích mang cắt hạt lựu. Tôm khô loại nhỏ ngâm mềm.
Cho xíu dầu vào chảo, xào thơm tôm khô và lạp xưởng. Trong một hộp thủy tinh chịu nhiệt, cho bột nếp, bột bắp và xíu ngũ vị hương cùng lượng nước phù hợp vào khuấy đều tạo thành hỗn hợp sệt. Đổ phần tôm và lạp xưởng đã xào vào khay bột cùng củ cải thái sợi. Dàn đều và hấp chín trong khoảng 40 phút.
Bánh để nguội ăn sẽ ngon hơn, cho vào ngăn mát tủ lạnh mùi vị cũng sẽ thú vị hơn nhiều. Để đến hôm sau làm nóng lại ăn vẫn ngon.
Bạn thân mến, mùa nào thức nấy vẫn là một tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn thực phẩm vừa ngon vừa bổ. Có như vậy chúng ta mới nấu được những món ăn tốt lành và hấp dẫn. Những món quen thuộc như củ cải hầm xương hoặc củ cải xào cũng đã quen thuộc rồi, bạn hãy biến tấu làm món mới để không bị ngán nhé, có thể ăn vào dịp Tết cũng rất hợp nữa đấy!
Chúc bạn thử sức thành công với cách làm bánh củ cải này nhé!