Từng cọng bánh canh trắng thơm, dẻo ngập trong phần nước dùng thanh ngọt, điểm thêm vài con sò điệp tươi, vị biển cả. Đó là những điểm nhấn hấp dẫn của món ăn gợi ý cho bữa trưa đầu tuần – bánh canh sò điệp.
Tuy cùng là bánh canh chế biến từ hải sản như bánh canh cua, bánh canh tôm tít, bánh canh mực… nhưng vị của sò điệp lại mang đến trải nghiệm ẩm thực thú vị hơn. Do là nguyên liệu chính nên sò điệp phải mua hàng tươi ngon, tốt nhất là còn sống, nằm trong vỏ. Những sò điệp tách vỏ dạng hàng đông lạnh khi nấu cho các món nước thịt thường bở, cảm giác không ngon miệng.
Ngoài sò điệp nguyên con, thị trường thực phẩm còn bày bán còi sò điệp. Theo đó, nguồn gốc đa dạng, từ Việt Nam cho đến Mỹ, Pháp và phổ biến hơn là Nhật Bản. Giá sò điệp quốc tế cao gấp đôi sò điệp trong nước, vị thơm, thịt nhiều hơn nên các nhà hàng sang trọng hay dùng loại này. Còn quán ăn bình dân vẫn chuộng sò điệp trong nước.
Do sò điệp tích trữ nước trong thịt nên sau sơ chế, mọi người nên để ngoài cho ráo nước. Nếu bỏ qua bước này thì tổng thể hương vị món ăn không còn chuẩn, nhất là phần nước dùng bánh canh còn vị tanh đặc trưng hải sản.
Sợi bánh canh nấu cho món ăn này cũng tùy thuộc nguyên liệu chọn mua và phong cách chế biến của đầu bếp. Thực khách nào ưa vị dẻo, dai thì chọn sợi bánh bột lọc, khách nào thích độ mềm, thơm mùi gạo thì họ chọn sợi bánh canh làm từ bột gạo. Đặc biệt, một số đầu bếp còn tự chế biến sợi bánh canh kết hợp cùng khoai lang tím trông rất bắt mắt.
Về nước dùng, có hai loại là nước dùng trong, bán được cho cả món hủ tiếu, mì hoặc nước dùng sền sệt đặc trưng riêng của bánh canh với màu đỏ cam. Dù là loại nước dùng nào thì xương heo vẫn là nguyên liệu cơ bản để hầm lấy nước. Kết hợp thêm ít củ cải, dầu điều để tạo vị ngọt thanh và màu sắc bắt mắt.
Không chỉ phục vụ bánh canh sò điệp, các quán ăn còn bán kèm thêm hải sản để thực khách có nhiều sự lựa chọn dùng bữa. Thông thường là tôm, tôm tít, mực, bạch tuộc, chả cá, chả cua. Nếu bạn dùng bữa tại quán bánh canh cua truyền thống thì sẽ không có rau ăn kèm, chỉ có thêm bánh chả cá chiên giòn. Còn bánh canh sò điệp tại các quán hủ tiếu mì thì họ dọn lên thêm đĩa rau xà lách, giá sống, hẹ. Nước chấm đi kèm cho bánh canh là nước tương, điểm thêm vài lát ớt lấy vị cay và trông bắt mắt.
Bánh canh chả cá miền Trung
Nói về bánh canh có khá nhiều cách để nấu , bánh canh cua, bánh canh giò heo ( của người Sài Gòn ), Bánh canh tôm tươi nấu nước cốt dừa ( của miền Tây ) và bánh canh chả cá ( của miền Trung ).
Ảnh do tác giả cung cấp
Bánh canh chả cá miền Trung khá đặc biệt, mặc dù nguyên liệu rất đơn giản và dễ tìm. Cái đặc biệt ở đây là chả cá, chả cá phải là chả cá Thu. Thịt cá Thu sau khi nạo cho vào cối quết nhuyễn, thêm chút muối, chút bột ngọt, hành lá và tiêu. Chả cá Thu rất dai và ngon, không kém gì chả cá thát lát.
Và cái đặc biệt thứ hai nữa là bánh canh, bánh canh bột xắt mới ngon nha các bạn. Chỉ cần 500g bột mì là các bạn sẽ có một nồi bánh canh tuyệt hảo của miền Trung.
Nguyên liệu: 500g bột mì, 1kg chả cá Thu sống; gia vị có đường phèn , nước mắm, bột ngọt hay ( Bột nêm ), hành, tiêu, và ớt băm nhỏ.
500g chả cá Thu vò viên nhưng không chiên, 500g chả cá Thu cho vào đĩa ép mỏng rồi đem chiên chín vàng và cắt miếng vừa ăn.
Bột mì cho nước lạnh vào nhồi cho dẻo ( không cần nước sôi, vì bột mì khác với bột năng ) rồi cán mỏng và xắt sợi ( Cán độ mỏng vừa phải, đừng mỏng quá sẽ không ngon ).
Bắt nồi nước lên bếp đợi nước sôi, cho bánh canh vào luộc rồi vớt ra rổ xả sạch với nước lạnh để bớt độ lền của bột.
Bây giờ thì nấu nước lèo, vì bánh canh chả cá nên không dùng xương heo để hầm nha các bạn .
Cho nồi nước lạnh lên bếp nấu cho sôi ( phần nước thì các bạn canh vừa đủ với bánh canh , như vậy mới ngon ) khi nước sôi cho nữa muỗng cà phê muối vào và cho luôn 500g chả cá vò viên vào nấu, ( chúng ta chỉ lấy nước ngọt từ chả cá ) nêm một muỗng vung cà phê đường phèn, một muỗng cà phê bột ngọt và một muỗng canh nước mắm ( Nhớ vớt bọt thường xuyên cho nước lèo được trong ) khi nêm gia vị vừa ăn cho bánh canh vào, và đợi cho bánh canh nổi lên thì tắt bếp vì tất cả đã chín . Cho đầu hành vào khi đã tắt bếp như vậy thì đầu hành mới giòn ngon.
Khi múc ra tô, cho chả cá viên và chả chiên xắt miếng, cho hành lá và đầu hành, rắc tí tiêu lên mặt, ( nếu bạn nào ăn cay thì cho thêm chút ớt băm ) Bánh canh chả cá miền Trung là ăn khi còn nóng như vậy mới ngon. Vị ngọt dai của chả cá Thu, vị mềm của bánh canh bột mì, vị thơm của hành, vị cay của tiêu & ớt kết hợp lại rất ngon.
Nếu bạn thấy trong người hơi mệt, chỉ cần ăn tô bánh canh nóng là bạn sẽ xuất hạn mồ hôi mà không cần phải xông hơi, vì bánh canh chả cá Thu rất tốt cho sức khỏe, thịt cá rất lành các bạn ạ.