Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Món ăn đặc sản nổi tiếng vùng cao nguyên Lâm Viên – Bún tộ Măng Line được giới thiệu tới thực khách thủ đô trong không gian mang đậm nét kiến trúc đặc trưng của xứ sở sương mù Đà Lạt.

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Món bún tộ Măng Line vùng cao nguyên Lâm Viên

Măng Line, đọcchính xác theo tiếng Pháp là “Măng-Linh”, có nghĩa là Sương mù. Vùng đất cao nguyên rộng lớn quanh năm bao phủ bởi màn sương trắng mờ ảo, nơi cư trú của đồng bào dân tộc K’Ho đã được người Pháp đặt cho cái tên lãng mạn như vậy khi đặt chân tới Đà Lạt vào năm 1893. Và món Bún Tộ Măng Line đã được một người con của vùng đất này – đầu bếp Nguyễn Hữu Hoàng sáng tạo nên và gọi tên theo nơi anh sinh ra, lớn lên và trưởng thành.

Món bún, thay vì được phục vụ trong “tô” (bát) bằng sứ, lại đựng trong một chiếc “tộ” (nồi) bằng đồng thau nguyên chất để giúp thức ăn luôn nóng hổi và thơm ngon tròn vị tới miếng cuối cùng.

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Các nguyên liệu của món bún được đặt trong chiếc nồi bằng đồng thau nguyên chất để giúp thức ăn luôn nóng hổi

Theo anh Hoàng, bí quyết tạo nên sự đặc biệt ở Bún Tộ Măng Linenằm ở nước dùng, sử dụng xương bò hầm chậm với lửa nhỏ cùng những gia vị đặc trưng chỉ người K’Ho vùng cao nguyên Lâm Viên mới có!

Quy trình chế biến một tộ bún Măng Line cũng rất đặc biệt. Đầu tiên, đầu bếp sẽ cho bún và các nguyên liệu như thịt bắp bò, gân bò, riêu thịt, măng… vào tộ đồng và tiếp tục chan nước dùng hơi sánh với vị thơm khó cưỡng.

Sau đó, tộ bún lại được đặt lên bếp đun nóng với ngọn lửa lớn trong thời gian khoảng hơn một phút cho sôi sục lên, rồi mới bỏ thêm hành hoa, hành phi… để tộ bún luôn nóng hổi.

Những sợi bún mềm, mướt nhưng vẫn có độ giòn và dai nhất định được tẩm đẫm trong thứ nước dùng n.óng b.ỏng lưỡi và vô cùng quyến rũ ấy, ăn cùng với thịt bò ngọt mềm và các loại rau gia vị phục vụ sẵn.

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Nhiều món rau, gia vị đặc trưng được dùng kèm với tộ bún

Khi thưởng thức, thực khách có thể gia giảm thêm một chút mắm ruốc, một vài thìa dấm ngâm hành tím, ớt tươi, chanh, sa tế… được chế biến theo công thức riêng.

Không cần phải đến Đà Lạt, những thực khách thủ đô vẫn có thể hít hà hương vị món Bún Măng Line đặc sản của Đà Lạt tại Vùng ngoại ô Quán (phố Lâm Hạ, Q. Long Biên, Hà Nội).

Không chỉ có các món ăn mang hương vị đặc trưng của cao nguyên Lâm Viên, tại đây còn có không gian đậm chất Đà Lạt được sáng tạo từ những vật dụng tái chế như cửa sổ cũ, khuôn cửa cũ, tay vịn cầu thang cũ, lốp xe hỏng hay sỏi đá vô tri… để truyền tải thông điệp “sống xanh, an lành và tĩnh tại” giữa ồn ào và xô bồ phố thị.

Xuýt xoa trước những hộp cơm trưa mẹ dậy sớm chuẩn bị cho con gái mang đi học

Sáng nào chị Kim Phượng cũng dậy từ lúc 5h30 để chuẩn bị cơm trưa cho con gái mang đi học. Chị Ngô Kim Phượng (36 t.uổi) là chủ một cửa hàng spa tại Hà Nội. Mặc dù công việc khá bận rộn nhưng sáng nào chị cũng tranh thủ dậy sớm chuẩn bị bữa trưa cho con gái mang đi học.

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Mới đây, mẹ trẻ Hà thành đã chia sẻ loạt hình ảnh chụp lại những suất cơm chị tự tay chuẩn bị cho con gái lên mạng xã hội và nhận về không ít lời trầm trồ của dân mạng. Ai cũng khen mẹ trẻ khéo tay, lại chịu khó.

Chị Phượng chia sẻ: “Sáng nào mình cũng dậy lúc 5h30 để làm cơm hộp cho con gái. Thời gian chế biến có khoảng 20 phút thôi, nhưng thời gian mình chụp ảnh thì phải đến 10 phút (cười). Vì mình nấu theo khẩu vị của con gái nên thường ít cơm, và nhiều món gà và bò”.

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Những hộp cơm đầy màu sắc chị Phượng làm cho con gái.

Nếu để ý thì có thể thấy, mỗi hộp cơm của chị Phượng làm cho con gái đều có 1-2 món mặn, 1 món rau, 1 ít cơm được tạo hình bắt mắt và hoa quả tráng miệng theo mùa. Mẹ trẻ cố làm nhiều món rau để con gái ăn rau nhiều hơn. Điều này có lợi cho sức khỏe.

Để tiết kiệm thời gian chế biến vào buổi sáng, chị Phượng thường sơ chế thực phẩm vào mỗi tối. Mẹ trẻ thường rửa sẵn rau củ để ráo trong tủ lạnh và lúc cần thì đem ra nấu. Về thịt thì chị ướp sẵn rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Như vậy khi chế biến, thực phẩm ngấm gia vị sẽ thơm ngon, đậm đà hơn.

“Thực phẩm mình tự đi chợ mua mới mỗi ngày. Hôm nào nấu hôm đó và các món ít trùng lặp nhau trong 1 tuần. Như thế con gái mình sẽ ăn ngon hơn và không bị nhàm chán. Vì đến tận trưa con mình mới lôi hộp cơm ra ăn nên mình hạn chế làm những món chiên rán. Bởi khi nguội ăn món đó sẽ rất ngán. Ngoài ra mình cũng không nấu nhiều món có nước. Bởi con đi đường dễ bị trào ra ngoài vừa mất vệ sinh vừa không có thẩm mỹ. Thay vì ép con gái ăn nhiều canh thì mình làm nhiều rau lên để bé ăn” – chị Phương cho hay.

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Vì con gái thích ăn bò và gà nên chị làm nhiều món đó hơn trong những suất cơm con mang đi học.

Mẹ Hà thành chia sẻ, vì chị thích sáng tạo nên luôn tìm tòi, tự làm các món khác nhau, mỗi ngày hộp cơm cho con mang theo cũng khác biệt. Cách trang trí sao cho hộp cơm nom ngon, bắt mắt cũng là do chị Phượng tự sáng tạo. Tuy nhiên mẹ trẻ vẫn đảm bảo mỗi hộp cơm con gái mang đi làm đều đủ 3 thành phần: đạm, tinh bột và rau củ tạo chất xơ.

Chị thường sử dụng rau củ, trái cây theo mùa và nương theo sở thích của con hoặc thay đổi cách chế biến với những món bé không “khoái”. Theo chị Phượng, con đang t.uổi ăn học cần nhiều năng lượng nên đạm và tinh bột sẽ không khắt khe. Ngoài ra, nếu ngày hôm đó con gái có nhiều hoạt động thể chất thì chị sẽ tăng lượng đạm. Bà mẹ hai con điều chỉnh dinh dưỡng cân bằng cho cả tuần chứ không chỉ theo ngày.

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

“Là mẹ, ai cũng mong con cái ăn ngon, ăn đủ chất, an toàn vệ sinh thực phẩm nên mình không hề cảm thấy mệt khi dậy sớm, chuẩn bị cơm hộp cho con. Việc chuẩn bị cơm hộp cho con mang tới trường, cũng là một cách gắn kết tình cảm, thêm yêu thương giữa mẹ con.

Mỗi ngày đi học về con gái thường kể với mẹ bằng đôi mắt long lanh: “Mẹ ơi ngày nào các bạn cũng ra xem hộp cơm của con; nói con sướng, khen đồ ăn ngon, các bạn xúm lại xin con 1 miếng”,… nghe thế mình cảm thấy rất vui.

Nhiều người hỏi động lực gì mà giúp mình ngày nào cũng dậy sớm để chuẩn bị cơm vừa ngon vừa đẹp cho con vậy? Mình chỉ nói rằng: “Tất cả là tình yêu của 1 người mẹ dành cho con”. Mình muốn con trân trọng đồ ăn, vì muốn con ăn hết suất cơm nên hàng ngày mình thường bày trí theo cách riêng tự sáng tạo ra thôi chứ không có gì đặc biệt cả” – Chị Kim Phượng bộc bạch.

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Tự tay trang trí các hộp cơm là sở thích của chị Phượng.

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Độc đáo món bún tộ của người K’Ho ở ngoại ô Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *