Má tôi lại có cách kho bò độc lạ mà tôi chưa thấy bao giờ: kho bò với… mắm tôm. Thấy tôi ngạc nhiên hỏi, má bảo: “Mắm tôm sẽ làm thịt ngọt đậm đà và có hương bay ngào ngạt hơn. Đây là món ăn Tết ở quê má”.
Bò kho là món ăn hầu như vùng miền nào cũng có. Miền Bắc có thịt bò kho gừng đậm đà thơm lựng. Bò kho miền Nam ngọt ngậy nước dừa và bắt mắt với màu sắc hấp dẫn của cà rốt tỉa bông và hành tây cắt dọc.
Ở miền Trung, bò kho lại đậm vị cay nồng ….
Quê má tôi cũng ở miền Trung : Nghi Lộc Nghệ An, nhưng má tôi lại có cách kho bò độc lạ mà tôi chưa thấy bao giờ: kho bò với…mắm tôm.
Thấy tôi ngạc nhiên hỏi, má bảo: “Mắm tôm sẽ làm thịt ngọt đậm đà và có hương bay ngào ngạt hơn. Đây là món ăn Tết ở quê má”.
Và, khi được thưởng thức lát bò kho của má, mọi bán tín bán nghi của tôi đã biến mất. Không hề còn thấy “bóng dáng” gì kể cả cái mùi ” khó ưa ” của mắm tôm, mà chỉ thấy sự thơm ngon đặc trưng đầy quyến rũ của món bò kho lan tỏa trên đầu lưỡi.
Thịt bò má để miếng lớn cỡ bàn tay. Nếu là bắp bò lớn thì cắt đôi, cắt ba, bắp nhỏ để nguyên cái. Thịt bò rửa sạch và khử bằng gừng giã nhỏ và rượu trắng rồi cho vào ướp trong ít nhất là 3 giờ.
Ngoài nước mắm ngon, mật mía và các gia vị như tiêu, gừng, quế, hồi… thì không thể thiếu… mắm tôm. Cái khéo của món ăn nằm ở chỗ các gia vị cần một lượng cân đối với thịt để không vị nào lấn át vị nào mà kết hợp hài hòa trong miếng thịt. Bò kho của má luôn vừa miệng, năm nào cũng ngon như năm nào.
Cách kho bò của má cũng khá cầu kỳ: kho cách thủy. Nồi thịt bò đã ướp được đặt khít trên một chiếc nồi nhiều nước khác và đậy kín. Khi ướp cũng như khi nấu không được cho nước.
Má dặn: “Không cho nước để thịt giữ được vị ngọt ngon nguyên bản và để được lâu không hỏng”. Khi nước trong nồi dưới sôi sùng sục thì thịt bò ở nồi trên tiết ra nước màu nâu đỏ thơm lựng, săm sắp mặt thịt.
Các miếng thịt lớn thế mà dần co nhỏ lại chỉ còn một nửa… Hòa vào không khí náo nức chuẩn bị Tết, hương thơm đặc trưng từ nồi thịt lan tỏa khắp xóm làm ai cũng biết nhà tôi đang kho bò. Mùi vị đặc biệt của món bò kho của má không lẫn vào đâu được.
Phải chăng đây chính là hiệu ứng tích cực của món mắm tôm !? Thịt được kho khoảng 3 giờ. Thứ nước ngọt tiết ra từ thịt dần dần ngấm lại để gia vị thấm đẫm từ từ vào từng thớ thịt. Khi nước trong nồi thịt cạn, rút hết vào trong thịt là món bò kho đã hoàn tất.
Từng mảng thịt màu cánh gián, săn chắc ngon lành và thơm lựng, chỉ nhìn thôi đã thấy nước bọt ứa ra trong miệng. Thịt để nguội, chắc nịch, sẽ được mang ra thái thành lát mỏng tang, to bản, càng mỏng càng ngon và xếp lớp ra đĩa.
Bò kho ngon là thịt mềm, ngọt, gân bò vàng trong, dẻo, thơm ngon khó cưỡng. Miếng thịt mỏng manh nhưng miếng nào cũng đậm đà hương vị không thể phân biệt được bất kỳ mùi vị của gia vị nào mà chúng quện vào nhau hài hòa, tạo ra một mùi thơm đặc trưng lan tỏa.
Chỉ cần một miếng bò kho của má đem thái mỏng đã được một đĩa thịt ngon lành. Trong mâm cỗ Tết của má, bao giờ món bò kho cũng ” đắt khách “, nhanh hết nhất. Bò kho ăn với bánh chưng bánh tét, ăn với cơm trắng rau luộc, ăn chơi, làm món nhậu… đều rất đặc sắc…
Má chồng tôi mất đã lâu nhưng món bò kho của má vẫn được lưu truyền. Bốn cô em chồng tôi Tết đến nhà nào cũng phải có nồi bò kho.
Các cô thường nếm bò kho của nhau và “chấm” khen cho cô nào nấu bò kho ngon nhất “chuẩn vị” giống má nhất, bởi điều đó quả không dễ. Lỡ tay một chút là thịt mặn quá, nồng quá, cay quá… hoặc nhừ quá, không thái miếng mỏng được.
Ở nhà tôi, người chấm tôi đoạt giải cao món bò kho này chính là ông xã và hai cậu con trai. Biết chồng con “nghiện” món này nên tôi ráng rút kinh nghiệm nhiều lần để kho bò cho thật ngon, thật giống với hương vị của má.
Nồi áp suất đã giúp tôi đắc lực, rút ngắn thời gian kho. Ngũ vị hương cũng được tôi ướp vào thịt thay cho quế, hồi đường cát nâu được thay cho mật mía nhưng tiêu, gừng và đặc biệt là … mắm tôm vẫn không thể thiếu. Thịt đun trong nồi áp suất khoảng 20 phút thì trút ra nồi thường đun cho tới khi nước cạn là xong.
Tôi thường ướp thịt nhạt hơn và ngọt hơn chút so với má để phù hợp khẩu vị chồng con. Bây giờ không thiếu thốn, khó khăn như hồi còn má nên món bò kho ở nhà tôi không chỉ xuất hiện trong ngày Tết.
Bò kho để sẵn trong tủ lạnh luôn thơm ngon, săn chắc, lâu hỏng lúc nào cũng sẵn sàng làm món ăn hấp dẫn khi tôi vắng nhà vài ngày, để các con mang đi dã ngoại, để chồng có sẵn khi bất chợt có bạn đến chơi….
Bạn bè ai cũng lạ với cách nấu bò kho có … mắm tôm của tôi, nhưng không ai là không tấm tắc khen khi được thưởng thức. Món ăn ngon này theo gia đình tôi đến tận hôm nay giống như sự tình yêu thương của má chồng tôi đang lan tỏa mãi.
Mỗi khi Tết đến Xuân về, thưởng thức món bò kho, mọi người trong gia đình lại rôm rả trò chuyện và tưởng nhớ má tôi người phụ nữ luôn là tấm gương cho chúng tôi về sự tận tụy và tình thương yêu vô bờ đối với cháu con.
2 cách chế biến món thịt chó hấp tại nhà ngon khó cưỡng
Thịt chó vốn là món ăn khoái khẩu của đấng mày râu. Thay vì ăn rượu mận nóng, ngấy các bà nội trợ có thể chế biến món thịt chó hấp vừa ngọt vừa mát cho chồng lai rai bữa cơm trưa
Cách 1:
Nguyên liệu:
Thịt chó nạc: 1kg
Sả 1 vài củ để cả lá
Tiêu, hạt nêm
Cách làm:
Thịt chó rửa sạch để ráo, ướp tiêu , hạt nêm 30 phút cho ngấm , sau đó tách từng lá sả rửa sạch nối vào với nhau. Cuộn thịt lại buộc bằng lá sả , buộc kín như cuộn thịt bò luộc, cho thịt vào nồi hấp chín, đem ra để nguội.
Cách 2:
Nguyên liệu chuẩn bị:
– Thịt chó thui: 1kg
– Riềng: 100g
– Mẻ: 50g
– Mắm tôm: 20g
– Muối, tiêu, mì chính, sả, ớt tươi, chanh, các loại rau thơm, nghệ.
Cách thực hiện:
Bước 1: Riềng, nghệ, sả rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước đặc. Mẻ, mắm tôm lọc bỏ sạn bã. Các loại rau nhặt rửa sạch, vẩy ráo nước.
Bước 2: Thịt chó để nguyên cả khối to ướp muối, mì chính, nước riềng, nghệ, sả, mẻ, mắm tôm để ngấm. Cuốn tròn miếng thịt, dùng dây buộc chặt, đem hấp cách thủy.
Bước 3: Đợi thịt chín lấy ra cắt bỏ dây, thái miếng to bày vào đĩa.
Pha mắm tôm chanh ớt để chấm. Ăn kèm với các loại rau thơm.
Chúc các bạn có bữa cơm ngon miệng!