Thịt gác bếp – Đậm đà hương vị vùng cao

Món thịt gác bếp của đồng bào các dân tộc thiểu số tại những tỉnh vùng cao phía bắc được coi là một trong những đặc sản quý. Nó thường được dùng trong các dịp lễ hội, tiếp khách đến chơi nhà và là thứ du khách thường mua về làm quà.

Thịt gác bếp – Đậm đà hương vị vùng cao

Thịt trâu gác bếp

Món thịt gác bếp này vốn là đặc sản của người Thái đen, xưa kia họ nghĩ ra cách ướp thịt trâu, bò treo lên gác bếp để có thể ăn được lâu, dùng trong những ngày lễ tết, cỗ bàn hay những dịp quan trọng. Ngày nay, thịt trâu gác bếp trở thành đặc sản vùng cao Tây Bắc, phổ biến hơn trong bữa cơm của dân bản, được những thực khách bốn phương rất ưa thích.

Thịt gác bếp – Đậm đà hương vị vùng cao
Thịt gác bếp – Đậm đà hương vị vùng cao

Làm thịt trâu gác bếp không khó, nhưng cũng khá mất công. Thịt thường được cắt thành những mảng thịt to; sau đó thái dọc thớ, ướp ớt, muối, gừng, nước lá rừng, lá mắc khén (một loại hạt tiêu rừng) và treo lên gác bếp hun khói cho đến khi quắt khô, bên ngoài khô, màu nâu thẫm, nhưng phần trong vẫn hồng hào, tươi đỏ, ngọt đậm đà là có thể chế biến thành nhiều món như nướng, hầm hoặc nấu,…

Thịt trâu gác bếp được bảo quản tốt trong vòng 6 đến 8 tháng vẫn không mất đi hương vị.

Thịt gác bếp – Đậm đà hương vị vùng cao
Thịt trâu gác bếp

Thịt bò gác bếp

Đặc sản này được chế biến từ những con bò chăn thả tự nhiên, leo đồi, núi để tìm cỏ ăn nên rất chắc thịt.

Khi làm món thịt gác bếp, người dân chọn những miếng bò tươi, chắc thớ như phần bắp, mông. Thịt được thái dọc thớ thành từng miếng dầy 2-3 cm, dài 30-40 cm. Gừng, tỏi, ớt được rửa sạch, bóc vỏ giã nhỏ thành hỗn hợp rồi ướp trong 3 tiếng cho ngấm. Sau đó, người dân xiên miếng thịt bò vào que tre, đặt lên trên gác bếp để khói hun thịt một cách tự nhiên. Sau 15-20 ngày, dưới sự tác động của nhiệt độ tỏa ra từ bếp than, củi… thịt se dần, khô lại. Lúc này, người dân có thể mang thịt xuống để chế biến sử dụng.

Thịt gác bếp – Đậm đà hương vị vùng cao
Thịt bò gác bếp

Có hai cách để chế biến món ăn này. Cách thứ nhất là ủ thịt bò trực tiếp vào tro nóng của bếp củi 10-15 phút. Sau đó, mang thịt ra, rũ sạch tro bụi rồi lấy sống dao, chày dần đều cho mềm. Cuối cùng, chúng ta xé tảng thịt đó ra thành từng miếng nhỏ rồi ăn.

Cách thứ hai, bạn có thể mang miếng thịt ngâm vào nước nóng cho mềm, rửa sạch, thái mỏng rồi mang ra xào cùng lá tỏi tươi, them chút đường, dấm hoặc các gia vị khác tùy sở thích. Thịt bò khô xào thường ăn cùng cơm trắng nóng hổi, bún…

Thịt gác bếp – Đậm đà hương vị vùng cao
Thịt bò gác bếp

Thịt lợn gác bếp

Thịt gác bếp được lấy từ lợn được chăn thả tự nhiên và được chế biến theo cách riêng mang nét đặc trưng của núi rừng. Thịt sau khi thái thành từng tảng được đem đi xát muối, bóp rượu rồi bỏ vào hũ ủ 3 đến 4 ngày, sau đó mang ra rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, phơi ráo rồi treo lên gác bếp.

Thịt gác bếp – Đậm đà hương vị vùng cao
Thịt lợn gác bếp

Quá trình hun khói để sấy thịt cũng đòi hỏi công phu và sự khéo léo. Bếp được đun bằng củi, khói bay nghi ngút; những miếng thịt treo trên gác bếp “ăn khói” và khô dần. Khi lớp da, thịt nạc chuyển sang màu bồ hóng, lớp mỡ chuyển sang màu trong là có thể yên tâm để ăn dần trong cả năm.

Thịt lợn gác bếp có mùi hương đặc biệt, đó là sự cay nồng của mắc khén, mùi ngai ngái của khói bếp, sự mềm ngậy của thịt mỡ, sự giòn tan của bì lợn và vị ngọt đậm của thịt nạc.

Thịt gác bếp – Đậm đà hương vị vùng cao
Thịt lợn gác bếp

Thịt gác bếp- Dư vị của mùa xuân

Mảnh đất Tây Bắc xinh đẹp được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều điều độc đáo riêng.

Cảnh quan tươi đẹp, con người chân tình cùng ẩm thực phong phú đã níu chân, núi lòng người phương xa. Riêng về văn hóa ẩm thực, quả thật sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến các món thịt gác bếp thơm lừng. Những dư vị ấn tượng của món ăn này đã khiến thực khách mê mẩn từ lúc nào không hay biết.

Thịt gác bếp – Đậm đà hương vị vùng cao

Có thể nói đây chính là một trong những món ăn truyền thống của người Thái ở Tây Bắc và được thực khách yêu thích nhất. Thịt gác bếp cũng có nhiều loại: thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp, thịt nai gác bếp, thịt bò gác bếp, thịt ba chỉ gác bếp… Dù được làm từ các nguyên liệu thịt khác nhau nhưng điểm chung của tất cả những món ăn này chính là hương vị độc đáo của nó.

Thịt gác bếp được chế biến tương đối cầu kỳ, công phu, dù bạn cũng có thể mua ở bất cứ nơi đâu, nhưng nếu muốn tự tay chuẩn bị món ngon này thì có thể tham khảo các bước như sau:

– Nguyên liệu: thịt tươi (trâu, bò, dê, lợn…), các loại gia vị có tiêu, ớt, muối, gừng và đặc biệt phải có hạt mắc khén, hạt dổi.

-Công đoạn chế biến:

Thịt được rửa sạch sau đó loại bỏ phần bạc nhạc, cắt thịt dọc thớ thành miếng to bản

Ướp thịt cùng các loại gia vị đã chuẩn bị, chờ khoảng 1giờ cho thịt ngấm đều gia vị

Xiên thịt vào que tre và mang đi gác bếp. Thịt sẽ chín từ từ bằng sức nóng của lửa và khói bếp. Thời gian cho công đoạn này kéo dài đến 1-2 tháng mới cho ra thành phẩm thịt gác bếp thơm ngon.

Món ăn này mang một hương vị vô cùng đặc trưng, lạ miệng làm cho thực khách mê mẩn. Mỗi miếng thịt đều bám đầy gia vị bên ngoài, tỏa ra hương thơm nồng đặc trưng ngay từ khi cầm lên tay. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện tuyệt vời của nhiều vị, từ vị ngọt của thịt, vị cay của gia vị đến cái vị hăng hăng ngai ngái của khói bếp… Tất cả góp phần khiến cho món ăn được đặc biệt hơn.

Khi thưởng thức món thịt gác bếp, bạn có thể kết hợp cùng gia vị chấm chẳm chéo. Nhâm nhi từng miếng thịt gác bếp với bát rượu ngô thơm lừng, đặc biệt vào một ngày se se lạnh thì bạn sẽ nhớ mãi không quên.

Món ăn cực thích hợp để làm món nhậu trong các bữa ăn của gia đình, tiếp đón bạn bè hoặc là món ăn vặt. Bên cạnh đó nó cũng xem như một một món quà thiết thực, ý nghĩa dành tặng cho bạn bè, người thân trong dịp năm mới. Chắc chắn trong giây phút đoàn viên, cùng nhau nhâm nhi miếng thịt gác bếp thơm ngọt, dai dai, cay cay sẽ khiến câu chuyên thêm phần thi vị.

Nếu chưa từng thưởng thức món ăn này bao giờ và muốn tìm hiểu về cách thưởng thức chuẩn nhất thì bạn có thể lựa chọn cách hấp nóng bằng lò vi sóng hoặc hấp cách thủy. Thịt gác bếp vốn khô cứng lại được bảo quản trong tủ lạnh nên nếu sử dụng ngay thì khá khó để xé nhỏ, vì thế công đoạn hấp nóng này giúp miếng thịt mềm hơn, có độ ẩm, dễ xé thành các miếng nhỏ và ăn được ngon miệng hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *