Tận hưởng dư vị đông về với 3 món chè nóng hổi dẻo quánh, ngọt ngào ấm bụng

Tận hưởng dư vị đông về với 3 món chè nóng hổi dẻo quánh, ngọt ngào ấm bụng. Thời tiết se lạnh, có bát chè nóng hổi ngon sánh mịn quả là tuyệt cú mèo!

Chè ngô cốm

Nguyên liệu:

2 quả ngô ngọt (bạn nên chọn loại ngô nếp để tăng độ sánh dẻo cho món chè)

100gr cốm tươi

2 thìa súp bột sắn dây

Đường trắng

Tận hưởng dư vị đông về với 3 món chè nóng hổi dẻo quánh, ngọt ngào ấm bụng

Chè ngô cốm

Cách nấu chè ngô cốm nóng cho mùa đông:

Ngô bóc vỏ, bỏ râu, cho vào nồi luộc chín, để nguội. Sau đó, bạn dùng dao thái mỏng dọc theo chiều dài bắp ngô cho đến sát lõi ngô.

Phần nước luộc ngô không đổ đi mà sẽ được dùng để nấu chè. Thêm đường trắng vào nồi nước luộc cho vừa khẩu vị rồi trút phần ngô vừa thái vào. Tiếp tục đun sôi. Lúc này, bạn sẽ thấy các vỏ ngô mỏng hoặc mày ngô nổi lên trên mặt nước. Bạn dùng vợt vớt hết những phần nổi này đi nhé.

Khi hạt ngô mềm, bạn cho cốm tươi vào và tiếp tục đun nhỏ lửa.

Hòa bột sắn dây với chút nước rồi từ từ rót vào nồi chè, vừa rót vừa khuấy đều tay đến khi chè sôi và sánh lại đẹp mắt thì tắt bếp.

Múc chè ra bát và thưởng thức. Bạn có thể cho thêm nước cốt dừa vào ăn chung với chè nóng mùa đông tùy thích.

Chè sắn nóng

Nguyên liệu:

1kg củ sắn

Đường vàng

1 củ gừng

1 chút muối

1 ít dừa nạo sợi

Lạc rang chín

1,5 lít nước

Vài thìa bột năng

Nước cốt dừa, nếu thích

Tận hưởng dư vị đông về với 3 món chè nóng hổi dẻo quánh, ngọt ngào ấm bụng

Chè sắn nóng

Cách nấu chè sắn nóng giòn giòn, ngọt thanh

Bước 1: Sắn mua về rửa sạch cho hết đất sau đó lột vỏ sắn và ngâm vào chậu nước 2-3 tiếng để thải bớt độc tố của sắn.

Bước 2: Cho lạc vào chảo rang chín sau đó xát sạch vỏ rồi đem giã hơi dập.

Bước 3: Sắn sau khi đã ngâm xong thì cho vào nồi, thêm 1 xíu muối và đổ nước ngập sắn rồi luộc cho tới khi sắn vừa chín thì vớt ra.

Bước 4: Cắt đôi khúc sắn ra và gỡ lấy phần lõi bỏ đi, thái sắn thành các miếng vừa nhỏ. Gừng cạo sạch vỏ rồi thái sợi.

Bước 5: Để tiếp tục cách nấu chè sắn, bạn đổ nước vào nồi cùng với đường, khuấy đều nấu cho sôi thì cho gừng thái sợi vào cùng. Tiếp theo bạn cho tất cả chỗ sắn vào nồi, khuấy đều nấu cho sôi trở lại, bạn có thể cho đường tùy theo độ ngọt của gia đình mình nhé.

Bước 6: Cuối cùng bạn cho bột năng vào bát, thêm nước rồi khuấy đều cho hòa tan sau đó chế từ từ từng ít một vào nồi chè, vừa chế vừa khuấy tới khi thấy chè có độ sánh đặc như ý thì dừng lại. Nấu cho nồi chè sôi trở lại khoảng 2 phút là tắt bếp.

Chè đỗ đen nóng

Nguyên liệu:

500g đậu đen.

500g đường (đường nâu nấu chè sẽ ngọt và thơm hơn).

Một thìa cà phê bột năng.

Dầu chuối.Nước cốt dừa.

Tận hưởng dư vị đông về với 3 món chè nóng hổi dẻo quánh, ngọt ngào ấm bụng

Chè đỗ đen nóng

Cách làm:

Đỗ đen rửa sạch ngâm nước khoảng 2 tiếng. Sau đó cho vào nồi đổ 2 bát ô tô nước đặt lên bếp đun sôi, khi đỗ sôi cho vào 1/4 thìa cà phê muối rồi vặn nhỏ lửa, hầm đậu cho đến khi nhừ.

Khi đỗ nhừ cho đường vào đ.ánh tan, tùy sở thích mà cho mức độ ngọt vừa hay đậm. Bột năng pha với 10ml nước, đổ từ từ vào nồi chè khuấy đều tạo độ sánh, cho dầu chuối vào tạo mùi thơm. Món này múc ra bát, cho thêm nước cốt dừa vào ăn nóng.

Chúc bạn thành công!

Cách nấu chè cốm ngon và đơn giản nhất tại nhà

Cách nấu chè cốm, làm chè cốm khá đa dạng bởi bạn có thể kết hợp nó với rất nhiều các nguyên liệu khác nhau như đỗ xanh, hạt sen, ngô ngọt…

Bài viết dưới đây, trang cẩm nang ameovat sẽ bật mí cho các bạn công thức làm món chè cốm đang được rất nhiều chị em rỉ tai nhau áp dụng nhé.

Tận hưởng dư vị đông về với 3 món chè nóng hổi dẻo quánh, ngọt ngào ấm bụng

Cách nấu chè cốm ngon và đơn giản nhất tại nhà – cách nấu chè cốm khô

Nguyên liệu làm chè cốm ngon

Cốm: Bạn có thể chọn cốm khô hoặc cốm tươi. Nếu đúng mùa cốm thì bạn nên làm cốm tươi thì sẽ ngon hơn. Nếu là trái mùa thì bạn có thể mua cốm khô về rồi sơ chế trước khi nấu. Chuẩn bị khoảng 150 – 200 gram cốm.

Tận hưởng dư vị đông về với 3 món chè nóng hổi dẻo quánh, ngọt ngào ấm bụng

Cốm nấu chè – cách nấu chè cốm ngon

Bột sắn dây: Bột sắn dây dùng để tạo độ sánh, độ kết dính cho món chè cốm. Chuẩn bị 50 gram chè cốm.

Đường phèn: Đường phèn dùng để tạo vị ngọt đặc trưng cho món chè cốm. Chuẩn bị khoảng 200 gram đường phèn.

Tận hưởng dư vị đông về với 3 món chè nóng hổi dẻo quánh, ngọt ngào ấm bụng

Đường phèn – cach nau che com

Các nguyên liệu khác: Những nguyên liệu khác mà bạn cần chuẩn bị để nấu món chè cốm được thơm và ngon hơn bao gồm: lá dứa, nước cốt dừa, dừa tươi nạo sợi, thạch rau câu (nếu bạn không thích thì có thể bỏ qua)

Bước 1: Sơ chế, chuẩn bị các nguyên liệu làm chè cốm.

Cốm: Nếu là cốm tươi, bạn chỉ cần rửa qua với nước cho sạch bụi bẩn. Nếu là cốm khô, bạn cũng đem rửa sạch nhưng sau đó cần ngâm với nước lạnh cho hạt cốm mềm ra. Ngâm cốm trong khoảng 10 phút rồi xả lại với nước lạnh sau đó để cho ráo.

Tận hưởng dư vị đông về với 3 món chè nóng hổi dẻo quánh, ngọt ngào ấm bụng

Ngâm, rửa cốm – cách làm chè cốm

Bột sắn dây: Cho bột sắn dây vào bát con sau đó hoà loảng với nước. Cần hoà kỹ để đảm bảo bột không bị vón cục.

Tận hưởng dư vị đông về với 3 món chè nóng hổi dẻo quánh, ngọt ngào ấm bụng

Hoà bột sắn dây – cách nấu chè cốm khô

Đường phèn: Lấy 2 thìa đường phèn sau đó đun cho đường chảy thì cho tiếp vào đường chừng 20ml nước lọc sau đó khuấy đều.

Lá dứa: Rửa sạch phần lá dứa đã có. Tiếp đến, bạn cắt lá dứa thành các khúc nhỏ rồi cho vào máy xay với khoảng 1 lít nước. Xay xong, bạn vắt lấy nước cốt và bỏ bã.

Tận hưởng dư vị đông về với 3 món chè nóng hổi dẻo quánh, ngọt ngào ấm bụng

Vắt nước cốt lá dứa – cách nấu chè cốm khô

Bước 2: Nấu chè cốm

Cho phần nước cốt lá dứa đã lọc vào rồi. Tiếp đến, bạn đặt nồi lên bếp và đun với mức lửa nhỏ. Khi nước bắt đầu sôi lăn tăn, bạn đổ cốm vào nồi và đun cho thật sôi. Chừng khoảng 5 phút sau, bạn cho vào nồi chè cốm 1/3 thìa cafe muối và khuấy đều để món chè được thanh hơn.

Tận hưởng dư vị đông về với 3 món chè nóng hổi dẻo quánh, ngọt ngào ấm bụng

Nấu chè cốm – cách nấu chè cốm ngon

Tiếp tục đun chè trong khoảng 1 phút nữa. Lúc này, bạn trút phần nước đường phèn bột sắn đã hoà loảng vào nồi sau đó khuấy cho thật đều tay để chè được sánh và không bị khê ở phần đáy. Khuấy liên tục như vậy cho đến khi chè sánh mịn thì nêm đường cho vừa vị ngọt rồi đun khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 3: Thưởng thức chè cốm

Đợi cho chè cốm nguội bớt là bạn có thể múc ra bát/ly thưởng thức. Lúc này, bạn sẽ cho thêm phần nước cốt dừa dừa tươi nạo sợi đá lạnh bào nhỏ để món chè được ngậy, bùi hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một số các nguyên liệu hương liệu khác như siro, thạch, một chút sữa tươi…

Tận hưởng dư vị đông về với 3 món chè nóng hổi dẻo quánh, ngọt ngào ấm bụng

Chè cốm sau khi đã hoàn thành xong – cach nau che com

Yêu cầu của món chè cốm không có gì quá phức tạp. Sau khi nấu xong, món chè cốm cần có màu xanh tự nhiên của cốm và lá dứa, có được vị thơm bùi của cốm và bị ngọt dịu nhẹ của đường. Lưu ý là bạn không nên để chè cốm ngọt sắc bởi như vậy thì chè sẽ không ngon.

Với cách nấu chè cốm này, bạn có thể thực hiện quanh năm chứ không nhất thiết phải chờ mùa. Thời gian thực hiện món chè này cũng không quá lâu, chỉ khoảng 20 phút là bạn đã có thể thưởng thức, bởi thế đừng ngại ngần khi nấu cho cả nhà cùng ăn nhé.

Chúc các bạn ngon miệng với món chè cốm trên đây của chuyên mục các món chè ngon trên kênh cẩm nang đời sống gia đình ameovat.com nha. Và bạn nào muốn tìm hiểu chi tiết thêm về các cách nấu chè từ nhiều nguyên liệu khác nhau theo sở thích của mình thì có thể tìm hiểu cùng Ameovat của chúng tôi ở các bài viết sau nữa nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *