Trong văn hóa ẩm thực của Trung Quốc, có 8 phong cách ẩm thực truyền thống chủ yếu góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và đặc sắc cho nền văn hóa ẩm thực ấy, đó là: ẩm thực Sơn Đông, ẩm thực An Huy, ẩm thực Phúc Kiến, ẩm thực Tứ Xuyên, ẩm thực Quảng Đông, ẩm thực Hồ Nam, ẩm thực Giang Tô, ẩm thực Chiết Giang.
Ẩm thực Sơn Đông
Món ăn Sơn Đông được mệnh danh là đệ nhất ẩm thực Trung Quốc. Tỉnh Sơn Đông chính là vựa lúa mỳ của Trung Quốc, do Sơn Đông nằm ở hạ lưu sông Hoàng Hà, vì vậy mà đất đai nơi đây phì nhiêu màu mỡ, rau, củ, quả ở đây lại vô cùng phong phú và đa dạng.
Những món ăn của trường phái ẩm thực Sơn Đông thường mang vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, mạnh về rán, nướng, hấp, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Món ăn Sơn Đông thường có màu sắc tươi và bắt mắt. Đặc biệt, ở Sơn Đông các món hải sản thường được cho rất nhiều hành, tỏi. Ốc kho và cá chép chua ngọt là hai món ăn nổi tiếng nhất của vùng này.
Ẩm thực An Huy
Ẩm thực An Huy được biết đến qua việc sử dụng các nguyên liệu hoang dã và các loại thảo mộc.
Ẩm thực An Huy gồm ba khu vựa là sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và miền Nam An Huy, trong đó ẩm thực miền Nam An Huy giữ vai trò chủ chốt với vị mặn và hương thơm dễ chịu.
Vùng An Huy có sở trường về các món ninh, hầm và rất chú trọng về mặt dùng lửa. Món ăn nổi tiếng nhất ở đây chính là Vịt hồ lô.
Ẩm thực Phúc Kiến
Các món ngon của tỉnh Phúc Kiến nổi tiếng bởi sự tinh tế cũng như sự chuẩn bị công phu, cách chế biến đặc biệt trong từng món ăn. Ẩm thực Phúc Kiến được hình thành trên nền ẩm thực của các thành phố Phúc Châu, Hoan Châu và Hạ Môn.
Nhìn chung, các món ăn ở đây hơi ngọt và chua, ít mặn, màu sắc bắt mặt, hương vị tươi ngon. Nguyên liệu chủ yếu của các món ăn Phúc Kiến là hải sản tươi ngon bổ dưỡng cùng các món ngon của vùng núi. Phúc Kiến nổi tiếng với các món như Kim phúc thọ, cá kho khô và đặc biệt nổi tiếng hơn cả là món Phật nhảy tường trứ danh.
Ẩm thực Tứ Xuyên
Vùng đất Tứ Xuyên có địa hình lòng chảo, quanh năm sương mù dày đặc, khí hậu lại ẩm thấp nên các món ăn ở nơi đây thường rất rất cay. Các món ăn Tứ Xuyên chú trọng đến cả màu sắc và hương vị. Các món ăn thường có nhiều vị tê, cay, ngọt, mặn, chua, đắng, thơm trộn lẫn với nhau một cách khéo léo, biến hóa một cách linh hoạt.
Phương pháp chế biến của các món ăn Tứ Xuyên cùng rất đa dạng, đặc biệt là người Tứ Xuyên khéo léo dựa vào các điều kiện nhiên liệu, từng kiểu khí hậu và dựa vào khẩu vị của từng thực khách mà lựa chọn ra cách chế bến phù hợp nhất. Món ăn Tứ Xuyên có khoảng hơn 30 cách nấu bao gồm xào, rán, chiên, kho, ướp, nộm, muối, v.v.
Đặc sản nổi tiếng của Tứ Xuyên là các món vây cá kho khô, cua xào thơm cay và món đậu phụ cay Tứ Xuyên.
Ẩm thực Quảng Đông
Là một trong 4 trường phái ẩm thực chính, ẩm thực Quảng Đông không ngừng tiếp thu tinh hoa của các trường phái khác mà còn kết hợp cả các món Tây trong trường phái ẩm thực của mình.
Những món ăn Quảng Đông rất đa dạng về thành phần và cách chế biến khách nhau. Người Quảng Đông ăn đến đâu chế biến đến đó. Món ăn của họ đảm bảo “4 yêu cầu” sắc, hương, vị, hình và “non mà không sống, tươi mà không thô, mỡ mà không ngấy, thanh mà không nhạt”.
Người Quảng Đông rất thích chế biến các món sống, họ yêu thích cá sống và cháo cá sống. Ở đây có một sống món ăn nổi tiếng như: lợn sữa quay, gà hấp muối, ngỗng quay, gà luộc, thịt heo xá xíu, tôm hấp,…
Ẩm thực Hồ Nam
Ẩm thực Hồ Nam chú trọng độ thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi
Trải qua hơn 2000 năm lịch sử tồn tại và phát triển, ẩm thực Hồ Nam đã hoàn thiệt và khẳng định mình bởi các món ngon độc đáo.
Ở Hồ Nam, các món ăn thường được chú trọng độ thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Các món ăn thường được sử dụng nhiều ớt, tỏi, hẹ tây và nước sốt để tăng thêm hương vị cho món ăn. Món ăn nổi tiếng ở đây là món kho vây cá.
Ẩm thực Giang Tô
Là một nơi phong cảnh hữu tình vào bậc nhất Trung Quốc. Các món ăn Giang Tô được trang trí rất cầu kỳ và đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật. Đặc sắc của món ăn Giang Tô là “Chú trọng Kỹ thuật dùng dao, món ăn tinh tế, khẩu vị thanh đạm” với các món hấp, ninh, tần.
Người Giang Tô không thích dùng xì dầu trong các món ăn nhưng lại thích cho đường, dấm tạo nên vị ” chua, ngọt”. Thịt và thịt cua hấp là món ăn nổi tiếng nhất ở đây.
Ẩm thực Chiết Giang
Chiết Giang là tổng hợp những món ăn đặc sản của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là các món ăn Hàng Châu. Món ăn ở đây thường không dầu mỡ, chú trọng đến độ tươi ngon, mềm mại và hương thơm nhẹ.
Hương vị ẩm thực Chiết Giang tươi mềm, thanh đạm mà không ngấy. Quá trình nấu ăn rất được xem trọng vì thế không chỉ hương vị ngon mà cách trình bày cũng vô cùng bắt mắt.
Các món ăn nổi tiếng Hàng Châu như là thịt lợn Đông Pha, thịt gà nướng Hàng Châu, tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.
Trưa nay ăn gì: Thú vị mì vịt quay đậm nét phong vị ẩm thực Trung Hoa
Với hai nguyên liệu chính là sợi mì vàng làm từ bột mì, trứng và vịt quay thơm lừng, món mì vịt quay trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa tại TPHCM.
Nhắc đến TPHCM, khu vực Chợ Lớn là nơi mà tín đồ ẩm thực món Hoa có thể tìm đến để thưởng thức các món ăn truyền thống. Tuy nhiên, len lỏi trong dòng chảy ẩm thực của người Hoa mà nhiều quán ăn bình dân cả Hoa và Việt đều có bán chính là mì vịt quay.
Trên tinh thần món ăn chuẩn vị, sợi mì ứng dụng phải là loại mì đuôi chuột (silver pin noodles) được làm từ hỗn hợp bột mì, bột sắn, bột gạo pha theo tỷ lệ riêng. Cách làm mì hoàn toàn thủ công tương tự như sợi bánh canh bột xắt của người miền Tây, tức là họ dùng tay nhào nặn ra từng sợi mì có ngoại hình như đuôi chuột. Tuy nhiên, do sự kỳ công khi làm sợi mì đuôi chuột nên hiện nhiều quán ăn thay thế bằng sợi mì vắt có màu vàng, làm từ bột mì và trứng bán phổ biến hơn. Thực khách thích ăn giòn thì chọn sợi mì vắt bản nhỏ, còn ưa thích sự mềm mại thì có mì vắt bản to.
Nguyên liệu tiếp theo của món ăn giới thiệu hôm nay là vịt quay, thực phẩm chế biến sẵn đặc sắc của cộng đồng người Hoa ở khắp nơi trên thế giới. Để làm vịt quay, người bán phải chọn những con vịt nhiều nạc, trọng lượng vừa phải và đem áo lớp sốt ngoài da. Ngoài ra, họ còn nhồi vào bụng vịt một số loại gia vị riêng để từng thớ thịt thơm lừng còn phần da thì giòn rụm.
Hiện các quán ăn người Hoa có phục vụ hai loại vịt quay là truyền thống và Bắc Kinh. Cụ thể, vịt quay truyền thống bán nửa hoặc nguyên con với giá gần 400.000 đồng/con; trong khi vịt quay Bắc Kinh có giá bán 750.000 đồng/con. Sự khác biệt của hai loại vịt này nằm ở chỗ phần da, như da vịt Bắc Kinh giòn tan trong miệng và thịt cũng có vị thơm hơn.
Kỹ thuật trụng mì khá quan trọng trong món ăn này bởi sợi mì sau trụng phải giữ được độ giòn dù là ứng dụng cho món khô hay món nước. Nếu chọn món nước, bạn sẽ được phục vụ như món mì vịt tiềm gồm tô mì, vài miếng thịt vịt ngập trong phần nước dùng đậm vị thuốc Bắc. Còn phiên bản mì vịt quay khô thì quán có loại nước sốt bí truyền, trộn mì rồi dọn lên kèm chén nước dùng, thịt vịt quay thì để hẳn trong tô mì. Dù là phiên bản nào thì rau ăn kèm như cải ngọt, cải thảo, nấm đông cô là không thể thiếu. Nước uống phù hợp cho món ăn là nước sâm hoặc nước rong biển mát lạnh.